Bật mí công thức làm món bánh cuốn tôm chua Huế thơm ngon đậm vị
Bánh cuốn tôm chua Huế là món ăn được chế biến rất đơn giản, lại ngon miệng, nhẹ bụng, giúp bạn bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin cho cơ thể, giúp bạn chống ngấy hay đơn giản là món ăn giúp bạn “refresh” lại cơ thể .
Nguyên liệu:
- Bánh phở 100 gr(nguyên lá)
- Bánh tráng 1 gói
- Thịt ba chỉ 500 gr
- Cà rốt 1 củ
- Dưa leo 1 trái
- Thơm 1/2 trái(dứa/ khóm)
- Chuối xanh 2 trái
- Xà lách 1 cây
- Rau thơm 1 ít(kinh giới/ tía tô/ húng quế)
- Gừng băm 1/2 muỗng cà phê
- Ớt băm 1/2 muỗng cà phê
- Sả băm 1 muỗng cà phê
- Mắm nêm 3 muỗng canh
- Muối/ đường 1 ít
Cách làm:
- Thịt ba chỉ mua về bạn rửa với nước muối cho sạch, cạo và nhổ bỏ phần lông cứng còn sót lại trên da heo và rửa lại với nước lạnh rồi để ráo.
Video đang HOT
- Bắc nồi nước lên bếp lửa vừa và cho thịt heo vào đậy nắp luộc kĩ cho thịt chín hẳn.
- Bạn kiểm tra thịt chín bằng cách dùng đũa xăm vào thịt thấy thịt không tiết ra phần nước đỏ là được, bạn gắp thịt ra, để nguội bớt rồi cắt thành lát thật mỏng.
- Cà rốt bạn bào sạch vỏ, bỏ cuống, rửa sạch. Dưa leo bạn cắt bỏ 2 đầu, có thể gọt vỏ hay không tuỳ thích, rửa sạch rồi chẻ đôi, dùng muỗng nạo bỏ phần ruột.
- Cà rốt, dưa leo bạn chẻ thành cọng nhỏ dài 1 ngón tay, cho ra đĩa.
- Thơm gọt sẵn mua về bạn rửa sơ qua nước lạnh cho sạch rồi để ráo, lấy 1 ít băm nhỏ để làm mắm nêm, phần còn lại đem xắt thành những sợi nhỏ.
- Chuối xanh bạn cắt bỏ 2 đầu, tước một lớp mỏng vỏ bên ngoài rồi xắt thành cọng nhỏ dài khoảng 1 ngón tay, ngâm ngay vào thau nước muối pha loãng để chuối không bị đen.
- Xà lách và và các loại rau thơm (tía tô, húng quế, kinh giới) mua về bạn nhặt sạch, ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa kĩ lại với nước lạnh cho sạch, cho ra rổ vẩy ráo nước và cắt nhỏ.
- Bánh phở và bánh tráng mua về bạn cắt thành miếng chữ nhật có kích thước bằng nhau, độ to nhỏ tuỳ theo sở thích tương ứng với độ to và dài của cuốn bánh.
- Đặt 1 lớp bánh tráng lên trên lá phở, nhấn nhẹ cho bánh phở dính vào miếng bánh tráng, sau đó bạn lật mặt bánh phở lên trên để cuốn.
- Bạn xếp phần nhân lên trên gồm một chút xà lách, 1 lá tía tô, húng quế, kinh giới, tiếp đó là cà rốt, dưa leo, thơm và chuối xanh mỗi thứ 1 cọng.
- Cuối cùng, bạn đặt lên 1 lát thịt ba chỉ cắt mỏng, vài con tôm chua rồi cuộn chặt tay để bánh gói chặt lấy phần nhân.
- Cho vào chén phần thơm, gừng, ớt, sả băm nhuyễn cùng với 3 muỗng canh mắm nêm và 1 muỗng canh đường.
- Trộn đều cho các nguyên liệu hoà lẫn vào nhau.
Đĩa bánh cuốn tôm chua mang đậm nét ẩm thực Huế, cực đơn giản nhưng không kém phần thơm ngon hấp dẫn, hứa hẹn sẽ là món ăn khiến bạn không thể cưỡng lại. Lớp bánh tráng mỏng ráo bên ngoài cuộn lấy phần bánh phở dai ngon, mềm ẩm bên trong, cuốn chặt phần nhân tươi mát bởi các loại rau củ, béo ngậy vị thịt và chút chua thanh của tôm chua cực bắt vị.
Chúc bạn thành công!
Bánh cuốn Việt Nam vào top 10 món ăn hấp dẫn nhất thế giới và 4 loại bánh cuốn nổi tiếng nhất
Bạn đã thử hết 4 loại bánh cuốn nổi tiếng này chưa?
Tháng 2/2023, Traveller - Chuyên trang du lịch nổi tiếng của Úc - đã đưa món bánh cuốn Việt Nam vào Top 10 món ăn hấp dẫn nhất thế giới. Không chỉ Traveller, Travel and Leisure - Chuyên trang du lịch nổi tiếng tại Mỹ liệt kê bánh cuốn cùng phở và bánh mì là 3 món ăn mà du khách cần phải nếm thử khi đến Việt Nam.
Bánh cuốn được làm từ bột gạo, tráng mỏng trên vải và được hấp chín. Đây là món ăn sáng, cũng là món quà chiều của không ít người Việt. Tùy vào đặc trưng ẩm thực từng vùng miền mà bánh cuốn có những biến tấu với hương vị riêng biệt.
Cùng với phở và bánh mỳ, bánh cuốn được khách du lịch quốc tế coi là 1 trong 3 món ăn nhất định phải thử khi đến Việt Nam
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 loại bánh cuốn nổi tiếng của Việt Nam nhé.
1. Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Nhà văn Thạch Lam đã khẳng định bánh cuốn Thanh Trì là "quà chính tông của người Hà Nội", trong cuốn sách "Hà Nội băm sáu phố phường".
Nhà văn Vũ Bằng cũng chỉ ra cũng đã chỉ ra nét đặc biệt ở bánh cuốn Thanh Trì là tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, mát rượi, "chưa đến môi đã trôi xuống cổ". Trong "Miếng ngon Hà Nội", ông kể "đã đi nhiều chợ quê, ăn thử hết các mặt bánh cuốn nhưng hoặc là bánh tráng dày quá, hoặc là bột xay nồng quá, hoặc là hành mỡ gia thô quá nên càng làm nhớ hơn thứ bánh cuốn Thanh Trì".
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Gạo để làm bánh cuốn Thanh Trì nhất định phải là gạo Khang dân với đặc điểm không quá dẻo, cũng không quá mềm để làm ra được một loại bột mịn. Gạo được ngâm khoảng 2-3 tiếng trước khi đi xay thành bột - được pha với nước với tỷ lệ phù hợp.
Tiếp theo là đến công đoạn tráng bánh. Bánh cuốn sẽ được tráng ở bên trên một lớp vải trắng, được bọc ở trong một nồi nước đun sôi đúng chuẩn 100 độ. Khi bánh đã chín, người chế biến sẽ dùng một cây đũa tre, từ từ nhấc những lớp bánh mỏng tang, màu trắng trong. Sau đó bánh sẽ được thoa thêm một lớp mỡ của hành tím rồi xếp lại.
Bánh cuốn Thanh Trì đúng điệu không có nhân, được ăn kèm với đậu rán, chả quế, giò lụa và thật nhiều hành phi rắc lên bên trên. Phần nước chấm của bánh cuốn được pha một cách cầu kì, là sự kết hợp của nước mắm, giấm, ớt tươi và hành phi.
2. Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam)
Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam) được làm từ những nguyên liệu đặc trưng giống với bánh cuốn của những vùng khác như bột gạo tẻ, mộc nhĩ, hành khô,.. Gạo để làm bánh cuốn Phủ Lý phải là gạo tám xoan loại ngon để cho chất lượng bánh tốt nhất.
Khi bánh vừa đủ độ chín, người làm bánh rắc lên một ít hành khô và vài giọt mỡ lợn để bánh được ngậy hơn.
Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam)
Điểm đặc biệt của bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam) nằm ở phần món ăn kèm, không phải chả lụa, chả quế mà là chả thịt nướng. Những miếng chả thịt nướng được làm từ thịt ba chỉ lợn tươi, thái mỏng. Sau đó, ướp gia vị và xiên vào que tre, nướng trên bếp than hoa. Chả thịt nướng sẽ đặc biệt ngon khi được nướng vừa lửa, phải quạt thật đều tay để bên ngoài của miếng thịt se lại nhưng vẫn giữ được độ mềm, ngọt.
3. Bánh cuốn chả mực (Quảng Ninh)
Bánh cuốn chả mực (Quảng Ninh) cũng được làm từ gạo tẻ, bánh được tráng mỏng mịn, nhưng phải đủ độ dai, mềm để không bị rách khi cuộn lấy phần nhân thịt xay, mộc nhĩ bên trong. Điểm đặc biệt của loại bánh cuốn này chính là chả mực - một trong những món ăn nổi tiếng của vùng đất cảng.
Bánh cuốn chả mực (Quảng Ninh)
Vị ngon của món bánh cuốn này nằm ở phần chả mực. Mỗi phần chả mực đều được chế biến theo tỷ lệ 95% mực tươi và chỉ có 5% các loại phụ gia, gia vị. Phải như vậy, chả mực mới có mùi thơm và độ giòn sần sật của mực.
Bánh cuốn chả mực cũng được rắc hành phi thơm, rau thơm và chấm cùng nước mắm pha với giấm, đường, ớt.
4. Bánh cuốn Cao Bằng
Bánh cuốn Cao Bằng còn có tên gọi khác là bánh cuốn canh vì loại bánh cuốn này sẽ không ăn cùng mắm pha loãng, mà được chan nước xương ninh thơm thơm vị ớt cùng măng ngâm mắc mật.
Phần nước canh được làm từ xương ống hầm trong nhiều giờ, không có váng mỡ mà ngọt lịm, thoảng hương tủy xương, thêm chút hành hoa, rau mùi, nấm hương, mộc nhĩ và vài thìa thịt băm nhuyễn là đã có bát nước canh hấp dẫn ăn kèm bánh cuốn. Tùy theo khẩu vị, sở thích mà có người thích ăn bánh cuốn canh không hoặc thêm quả trứng, miếng giò...
Bánh cuốn Cao Bằng
Theo cách thưởng thức bánh cuốn của người Cao Bằng, bánh sẽ nhúng ngập trong bát canh được hòa thêm chút tương ớt, măng chua, dùng thìa và đũa vớt lên như khi ăn bún, phở.
Trên đây là 4 loại bánh cuốn nổi tiếng của Việt Nam. Hy vọng với những gợi ý này, bạn sẽ có thêm thông tin để phân biệt và thưởng thức những loại bánh cuốn nổi tiếng của quê hương.
Đặc sản từng chỉ dành cho vua chúa nay thành món vỉa hè ít ai biết Xưa kia đây là món ăn được vua chúa vô cùng yêu thích và thường xuyên có mặt trong mâm cơm của vua.Là sự kết hợp hoàn hảo giữa ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian, bánh cuốn tôm chua không chỉ là một món ăn ngon mà còn cầu kỳ, tinh tế trong từng chi tiết. Đối với du khách...