Bài thuốc chữa thấp tim
Theo y học cổ truyền, bệnh thấp tim biểu hiện ở 3 đặc điểm: phong (sau di chuyển), thấp (sưng các khớp) và nhiệt (sốt, nóng đỏ).
Kê huyết đằng, tỳ giải, hạnh nhân, trạch tả – Ảnh: K.Vy
Bệnh thấp tim gây tổn thương ở các tổ chức liên kết đặc biệt là ở khớp và tim. Bệnh, xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A, thường được phát hiện vi khuẩn này trong họng bệnh nhân bị thấp khớp cấp. Liên cầu khuẩn gây bệnh là gián tiếp thông qua cơ chế tự miễn và gây thương tổn cho cả khớp lẫn tim. Triệu chứng chính gồm viêm đa khớp di chuyển – sưng nóng đỏ đau, viêm tim (nghe có tiếng ngựa phi, tiếng thổi tâm thu), nổi ban dưới da, sốt…
Các phương thuốc
Video đang HOT
Thấp tim thuộc chứng cấp, chứng nhiệt cho nên phép trị chính là thanh nhiệt, đồng thời tùy theo triệu chứng lâm sàng mà dùng thanh nhiệt sơ phong, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lợi thấp, thanh nhiệt lương huyết… Căn cứ vào các thể bệnh mà dùng các bài thuốc như dưới đây:
- Với thể phong nhiệt triệu chứng gồm có: sốt, đau họng, khát nước, các cơ – khớp đau nhức, di chuyển tại các khớp sưng, nóng, đỏ, đau, lưỡi đỏ, rêu vàng. Có thể dùng phương thuốc gồm các vị: thạch cao sống 40 gr, tri mẫu 12 g, quế chi 6 gr, cam thảo 6 gr, liên kiều 10 gr, sinh địa 12 gr, bồ công anh 16 gr, xích thược 12 gr, đan bì 12 gr, tang chi 12 gr.
- Thể thấp nhiệt triệu chứng thường là: sốt, người nặng nề, khát nước nhưng không muốn uống. Vùng khớp sưng to, nóng, tiểu tiện vàng đậm, rêu lưỡi vàng, đậm, nhớt. Trường hợp này có thể dùng bài thuốc gồm các vị: thiên niên kiện, độc hoạt, xích tiểu đậu, ý dĩ, liên kiều, tỳ giải, trạch tả, hoàng bá (mỗi loại 12 gr), hoạt thạch 20 gr, phòng kỷ, hạnh nhân, thương truật (mỗi loại 10 gr), chi tử, tầm xa (mỗi loại 8 gr).
- Với thể hư nhiệt triệu chứng thường xuất hiện là: người nóng, da khô, sốt về chiều (hoặc đêm sốt cao hơn), ra mồ hôi trộm, mệt mỏi, khát nước, chảy máu cam, hồi hộp, khớp đau nóng. Trường hợp này có thể dùng phương thuốc gồm các vị: mạch môn, sinh địa, hoài sơn, bạch linh 12 gr, huyền sâm, sơn thù, đan bì, đan sâm, trạch tả (mỗi loại 12 gr), ngũ vị 6 gr, liên kiều 8 gr, tri mẫu 10 gr.
- Thể huyết hư triệu chứng biểu hiện là: sốt nhẹ, các khớp đau nhức hoặc sưng nhẹ, đầu váng, mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt, hồi hộp, khó ngủ, lưỡi vàng. Có thể dùng bài thuốc gồm: đương quy, xích thược, ý dĩ, kê huyết đằng, tang ký sinh, độc hoạt, địa long (mỗi loại 12 gr), xuyên khung 10 gr, hà thủ ô, hy thiêm (mỗi loại 16 gr), a giao 8 gr, hoàng kỳ 20 gr.
Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên là: cho 1 lít nước vào nồi đất cùng với các vị thuốc nấu kỹ còn lại 300 ml, rồi chia làm 3 lần dùng trong ngày, uống sau khi dùng bữa khoảng 30 phút.
Lương y Quốc Trung
Theo TNO
Thuốc quý từ tuyến nội tiết động vật
Sư dung cac tuyên nôi tiêt cua đông vât như: trâu, bo, dê, cho, lơn... đê chưa cac chưng bênh co liên quan đên cac vân đê rôi loan nôi tiêt cua cơ thê con ngươi la môt liêu phap kha đôc đao cua y hoc cô truyên.
Tuyên tuy: Thương dung tuy lơn (trư di) co vi ngot, tinh binh, co công năng ich phê, bô ty va nhuân tao, đươc sư dung đê chưa cac chưng tiêu khat (đai đương), khai huyêt, ho hen, ly tât, tăc tia sưa, da tay chân nưt ne... Đê điêu tri chưng tiêu khat, tuy lơn đươc dung trong môt sô bai thuôc như: (1) Tuy lơn sây khô 8g, y di 8g, hoai sơn 8g, cat căn 8g, tât ca sây khô, tan bôt, đong goi 5g, môi ngay uông tư 4-8 goi tuy theo mưc đô bênh. (2) Hoang ky sông 15g, sinh đia 30g, hoai sơn 30g, sơn thu 15g, tuy lơn sông 9g sây khô tan bôt. Săc hoang ky, sinh đia, hoai sơn va sơn thu lây nươc uông cung bôt tuy lơn. (3) Tuy lơn 1 cai, hoai sơn 200g, hai thư hâm như, chê đu gia vi, chia lam 4 phân, môi ngay ăn 1 phân. (4) Tuy lơn (co thê thay băng tuy trâu, bo hoăc dê) rưa sach, thai miêng, sây khô tan bôt, môi ngay uông 3 lân, môi lân 3g vơi nươc âm.
Canh tụy lợn có công dụng chữa các chứng tiêu khát (đái tháo đường).
Tinh hoan: Thương dung tinh hoàn các loại động vật như: hươu, dê, trâu, bò, chó, ngựa,... được gọi chung là "ngoại thận", có công dụng bổ thận tráng dương thường được dùng để chữa các chứng bệnh có liên quan đến rối loạn sinh lý tình dục như liệt dương, di tinh, hoạt tinh, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, suy giảm ham muốn tình dục, phụ nữ khó thụ thai... Ví như:
- Tinh hoàn chó: Tốt nhất là của chó vàng (hoàng cẩu), vị mặn tính ấm, vào kinh thận, có công dụng bổ thận tráng dương, sinh tinh ích tủy, dùng để chữa các chứng liệt dương, hoạt tinh, xuất tinh sớm, lãnh tinh, không có tinh trùng, suy giảm ham muốn tình dục... Cách dùng: Tinh hoàn rửa sạch, bỏ màng, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2g với nước muối nhạt hoặc tinh hoàn chó 1 bộ nghiền nhỏ ngâm với 500 ml rượu trắng trong 7 ngày rồi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Có thể ngâm cùng các vị thuốc như kỷ tử, nhục dung, tỏa dương, dâm dương hoắc... để nâng cao hiệu quả và dễ uống
- Tinh hoàn dê: Vi mặn, tính ấm, vào kinh thận, có công dụng ích tinh trợ dương, bổ thận cường cốt, được dùng để chữa các chứng muộn con, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đau lưng, suy giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể... Cách dùng: (1) Tinh hoàn dê 1 đôi, làm sạch bỏ màng, tán nhuyễn rồi ngâm trong 500ml rượu trắng, sau 10 ngày là dùng được, uống mỗi ngày 1 chén nhỏ. (2) Tinh hoàn dê 1 đôi, làm sạch bỏ màng, thái mỏng rồi nấu cùng một bát nước hầm xương lợn trong 5 phút, chế đủ gia vị, ăn nóng. (3) Tinh hoàn dê 1 đôi rửa sạch, thái phiến mỏng, lấy 2 củ tỏi và 3g gừng tươi thái lát rồi cho dầu thực vật vào chảo phi thơm rồi xào cùng với tinh hoàn dê, ăn nóng.
Sức khỏe & Đời sống
Tần dày lá, gừng tươi trị bệnh 2 loại thực phẩm quen thuộc, tốt cho sức khỏe thường có trong vườn nhà là cây tần dày lá và củ gừng. Y học cổ truyền và dân gian đã dùng 2 loại này chữa trị hiệu quả một số bệnh. Tần dày lá Theo y học cổ truyền, cây tần dày lá (hay còn gọi là cây húng chanh) có mùi...