Bác sĩ mách cách giữ sức khoẻ khi không khí ô nhiễm
Không khí luôn trong tình trạng ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người, đặc biệt các bệnh lý về tai mũi họng. Mặc khác, khi kết hợp với không khí lạnh thì những vấn đề tai mũi họng càng xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn.
Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ảnh: Tô Thế
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương), Giám đốc Bệnh viện An Việt: Những người dễ bị ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí có thể kể đến là những người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người có sức đề kháng yếu. Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận cơ thể con người, gây ra nhiều bệnh đặc biệt là các bệnh lý tai mũi họng.
Khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện. Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An mách cách giữ sức khoẻ khi không khí ô nhiễm. Ảnh: Phạm Hải
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An giải thích: “Đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với không khí bên ngoài, không khí bên ngoài ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống niêm mạc, tế bào đường hô hấp trên.
Nếu đường hô hấp trên bị nhiễm khuẩn sẽ tạo ra viêm xoang, viêm tai giữa và sâu hơn nữa là các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gây ra các bệnh về phổi, phế quản.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An đưa ra lời khuyên: Một trong những điều nhất thiết phải nhớ chính là khi ra đường cần phải đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần chọn đúng loại khẩu trang và hầu hết khẩu trang có có thể hạn chế bớt không khí bẩn chứ không làm không khí sạch tuyệt đối.
Bên cạnh đeo khẩu trang khi ra ngoài thì khi về nhà mọi người cũng cần rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý làm sạch đường hô hấp trên. Đặc biệt là trẻ nhỏ, càng cần thiết phải thực hiện điều này.
Mọi người cũng cần có chế độ dinh dưỡng tốt để tạo cho cơ thể sức đề kháng, ngăn ngừa và tiêu diệt các vi khuẩn.
Khi có sức đề kháng tốt, toàn bộ hệ thống niêm mạc của đường hô hấp trên hoạt động tốt như một hệ thống phòng ngự. Tất cả các vi khuẩn qua hệ thống phòng ngự đã bị diệt khá nhiều, không khí đi xuống đường hô hấp dưới hầu như là sạch. Người lớn và trẻ em sẽ hạn chế được các bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới đặc biệt là với trẻ em.
Cắt amidan thường được chỉ định trong trường hợp nào?
Viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc nhưng không ít người phải cắt amidan để điều trị dứt điểm bệnh này.
Viêm amidan thường gây đau đớn và khó chịu
Viêm amidan là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt hay gặp ở thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh hay không khí ô nhiễm. Tuy nhiên việc cắt amidan như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
Bệnh viêm amidan là gì?
Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai - mũi - họng, đặc biệt là ở trẻ em, trong khi đó người trưởng thành ít mắc hơn. Đặc biệt, viêm amidan thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thời gian học tập và làm việc của người bệnh.
Amidan là những tế bào lympho giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG cần thiết trong miễn dịch. Đây là hàng rào miễn dịch vùng họng - miệng, hoạt động mạnh từ độ tuổi 4 - 10 tuổi. Sau khi đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan sẽ giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại quá mức dẫn đến tình trạng viêm sưng, đỏ. Hậu quả là tại amidan sẽ tập trung các "xác" vi khuẩn và "xác" bạch cầu, mô hoại tử hình thành các cục mủ rất hôi. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống chọi với vi khuẩn bị yếu đi. Lúc này, chính các ổ viêm nằm trong amidan lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra.
Viêm amidan có nên cắt không?
Viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc nhưng không ít người phải cắt amidan để điều trị dứt điểm bệnh này. Thế nhưng, không phải ai cũng biết khi nào cần cắt amidan và cắt amidan cần lưu ý những gì.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An đang khám soi tai cho bệnh nhân
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, Trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em Bệnh viện đa khoa An Việt, không phải ai cũng nên cắt amidan.
Việc cắt amidan phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, khi người bệnh ở trong những trường hợp như: Khi bạn bị viêm amidan khoảng 5-6 đợt cấp tính trong một năm gây những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, thấp khớp, viêm cầu thận; amidan có kích cỡ quá to gây cản trở cho việc ăn uống, xảy ra tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ, nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần; viêm amidan gây tình trạng hôi miệng, nuốt vướng hoặc những nghi ngờ ác tính do ung thư.
Được biết, những người đang có viêm nhiễm cấp tính tại amidan hoặc xung quanh amidan như mũi, xoang, cúm, sởi, sốt xuất huyết... cần phải điều trị qua đợt cấp tính khi nào ổn định mới được cắt.
Ngoài ra, một số bệnh lý mãn tính như tiểu đường, viêm gan, bệnh lao, giang mai, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú... cũng chống chỉ định phẫu thuật cắt amidan.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, cắt amidan là một thủ thuật đơn giản, không gây nguy hiểm tới tính mạng. Hiện nay, việc phẫu thuật được thực hiện bằng những phương pháp mới với nhiều ưu điểm vượt trội.
Căn bệnh đeo đẳng 50.000 gia đình Việt, cha già 70 tuổi vẫn phải phục vụ con Uớc tính số trẻ mắc bại não từ 0-14 tuổi hiện nay khoảng 40.000-50.000 trẻ. Đây thực sự là gánh nặng đối với không chỉ 40.000- 50.000 gia đình có con mắc bệnh mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội. Một gia đình có hai con song sinh bị bại não ở Thành phố Huế Cha già 70 tuổi vẫn phải...