Bác sĩ còn kỳ thị cộng đồng LGBT
Cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới) gặp nhiều rào cản liên quan đến y tế như nỗi lo ngại về sự kỳ thị, điều trị không phù hợp do nhà lâm sàng không quen thuộc với các bệnh lý liên quan đến LGBT.
Ảnh minh họa
Theo một cuộc điều tra tại Hoa Kỳ cho thấy phần lớn các trung tâm không có đào tạo riêng về LGBT, hơn nữa còn có những kỳ thị giữa bác sĩ và y tá với người LGBT. Có đến 65% bác sĩ đã nghe thấy những bình luận liên quan đến người chuyển giới ở nơi làm việc và 34% phân biệt đối xử về chăm sóc y tế cho bệnh nhân LGBT.
Một nghiên cứu tiến hành khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của 150 nhân viên y tế ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về nhóm nam giới quan hệ tình dục với nam giới (men who have sex with men – MSM) và người chuyển giới. Có đến 50% nhân viên y tế cho rằng người chuyển giới mắc các vấn đề nội tiết có thể điều trị được, và 45% cho rằng nhóm MSM chỉ quan hệ tình dục với nam giới. Đáng chú ý là, 12,7% chỉ ra rằng nếu họ được chọn lựa, họ sẽ không muốn làm gì cho cộng đồng MSM và người chuyển giới.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đáng kể nhân viên y tế Việt Nam thiếu kiến thức về tính đa dạng của xu hướng tình dục, vấn đề xác định giới tính, và những vấn đề liên quan đến cộng đồng MSM và người chuyển giới.
Người chuyển giới, đặc biệt là những người phải trải qua điều trị để xác định giới tính (sử dụng hormone và phẫu thuật) đòi hỏi sự chăm sóc y tế rất đặc biệt. Bác sĩ da liễu đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng này bằng cách điều trị các tác dụng phụ ở da do hormone và phẫu thuật.
Người chuyển giới nữ thường có nhu cầu thực hiện những thủ thuật tạo hình đường nét gương mặt, đường nét cơ thể sao cho nữ tính. Một gương mặt nữ tính thường có trán phẳng, chân mày có độ cong, mắt to, mũi nhỏ, gò má nhô ra, một góc hàm không quá rõ, cằm nhỏ và nhọn, môi đầy đặn. Phẫu thuật là một lựa chọn cho nhiều người muốn tái tạo các cấu trúc này, tuy nhiên, phẫu thuật tốn kém và xâm lấn, hoặc đơn giản là bệnh nhân không muốn phẫu thuật. Trong những trường hợp này, tái tạo đường nét của gương mặt với botulinum toxin và chất làm đầy là một lựa chọn phù hợp.
Một số trường hợp bệnh nhân tìm đến các dịch vụ tiêm chất làm đầy hay silicone bất hợp pháp vào mông, đùi, ngực, mặt, và bắp chân. Biến chứng của việc tiêm không đúng kỹ thuật với những sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể rất nghiêm trọng bao gồm u hạt do dị vật, nhiễm khuẩn lao không điển hình, chảy máu, đau, sẹo, loét, tạo đường dò, biến dạng, phù bạch huyết, di chuyển khối silicone, tạo huyết khối, nhiễm trùng huyết, viêm phổi quá mẫn và thậm chí tử vong.
Bệnh viện Da liễu TP.HCM thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân LGBT đến khám vì bệnh lý da, nhiễm khuẩn lây qua tình dục và chỉnh sửa khuôn mặt sau chuyển giới.
Mới đây, bệnh nhân N.V.H, 25 tuổi (TP.HCM) đến khám vì mụn trứng cá nặng. Đây là bệnh nhân chuyển giới tự tiêm testosterone từ 6 tháng nay để “nam tính hơn”. Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM, mụn trứng cá là tác dụng phụ thường xuất hiện trong vòng 4 đến 6 tháng sử dụng testosterone. Trường hợp mụn nặng mới cần điều trị bằng các loại thuốc bôi và uống vì bệnh có thể tự giảm sau 12 tháng.
Khoa Lâm sàng 3 của bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân LGBT để tầm soát và điều trị các bệnh lây qua tình dục.
Theo BS Nguyễn Trọng Hào, chăm sóc y tế, nhất là chuyên khoa da liễu cho cộng đồng LGBT là vấn đề mới và còn rất nhiều lỗ hổng và cần được sự quan tâm đúng mức của các sơ sở y tế. Bằng cách tìm hiểu kỹ tình trạng thể chất và tinh thần của bệnh nhân, tuân thủ hướng dẫn dự phòng, có chế độ tham vấn và điều trị thích hợp, bác sĩ da liễu có thể giúp cho cộng đồng LGBT có được một chế độ chăm sóc phù hợp nhất.
Theo infonet
Phố đi bộ ngập sắc cầu vồng của cộng đồng LGBT
Phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM chiều tối 14.9.2019 tràn ngập sắc cầu vồng, thu hút đông đảo mọi người tham gia diễu hành trong ngày hội Tôi tự hào của cộng đồng chuyển giới, đồng tính, song tính (LGBT).
Theo Báo Thanh Niên
Cặp LGBT Hong Kong bất mãn vì phải trả tiền để sống chung nhà Cộng đồng LGBT tại Hong Kong cảm thấy bất công vì phải trả một khoản phí mỗi tháng nếu muốn sống chung nhà, trong khi các cặp vợ chồng bình thường không có nghĩa vụ này. Sinh ra và lớn lên ở Hong Kong (Trung Quốc), Edgar Ng Hon-lam gặp Henry Li Yik-ho vào năm 2012 và nảy sinh tình cảm từ đó....