Ba phần tư bệnh nhân COVID-19 tổn thương tim nhiều tháng sau khi khỏi bệnh
Hơn nửa năm sau đại dịch COVID-19, các chuyên gia cho rằng SARS-CoV-2 không chỉ gây bệnh về đường hô hấp, tấn công ở phổi mà nó có thể để lại tổn thương tim lâu dài sau nhiều tháng khỏi bệnh.
Hai nghiên cứu mới từ Đức đã kiểm tra tác động của COVID-19 đối với tim, trong đó một nghiên cứu tập trung vào các bệnh nhân đã hồi phục và nghiên cứu còn lại trên các bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm virus.
Nghiên cứu đầu tiên, được công bố hôm thứ Hai trên JAMA Cardiology, cho thấy 3/4 bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục bị những di chứng thay đổi cấu trúc của tim, thậm chí tận hai tháng sau.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) tim của 100 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh trong độ tuổi từ 45 đến 53 và so sánh với MRI của những người tương tự không nhiễm virus. Hầu hết các bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục tại nhà, trong khi 33 bệnh nhân phải nhập viện tại một thời điểm nào đó.
Trong số 100 bệnh nhân COVID-19, 78 người có thay đổi cấu trúc tim. Trong nhóm này, 76 bệnh nhân có chỉ dấu sinh học thường thấy ở những bệnh nhân bị đau tim, và 60 bị viêm cơ tim. Tất cả các bệnh nhân “hầu như đều khỏe mạnh trước khi bị bệnh”, các nhà nghiên cứu cho biết.
“Các bệnh nhân và bản thân chúng tôi đều ngạc nhiên bởi cường độ và tần suất của những phát hiện này, và chúng vẫn rất rõ rệt mặc dù căn bệnh ban đầu đã hết cách đó vài tuần,” đồng tác giả nghiên cứu, BS Valentina Puntmann, Bệnh viện Đại học Frankfurt ở Đức, nói.
Nghiên cứu thứ hai, cũng được công bố trên JAMA Cardiology, đã xem xét các báo cáo khám nghiệm tử thi từ 39 bệnh nhân COVID-19 trong khoảng từ 78 đến 89 tuổi tử vong khi bắt đầu đại dịch. Các nhà nghiên cứu thấy rằng virus đã nhiễm vào tim ở 41% bệnh nhân.
Dirk Westermann, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Tim mạch Đại học Hamburg, cho biết: “Chúng tôi thấy dấu hiệu của sự nhân lên của virus ở những người bị nhiễm nặng. Tuy nhiên chúng tôi chưa biết hậu quả lâu dài của những thay đổi trong biểu hiện gen. Từ các bệnh khác tôi biết rằng rõ ràng là không tốt khi mức độ viêm tăng lên”.
Những đối tượng nào không nên bơi lội?
Bơi lội được xem là một trong những môn thể thao có tác dụng toàn diện với sự phát triển thể chất. Tuy nhiên, có những đối tượng tuyệt đối không nên bơi lội để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Video đang HOT
Tuy rằng bơi lội mang lại cho chúng ta một sức khỏe dồi dào và một tinh thần sảng khoái. nhưng không phải ai cũng phù hợp với môn thể thao này. Dưới đây là 10 đối tượng không nên bơi lội để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
1. Những người mắc bệnh về đường hô hấp
Những người mắc các bệnh về đường hô hấp bao gồm các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi... không nên bơi lội. Điều này là do khi bơi, cơ thể sẽ khó thở hơn do áp lực của nước. Bên cạnh đo, nước lạnh sẽ dễ dàng khiến phổi tổn thương. Từ đó gây ra những cơn ho kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Đối với những người đang mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang, khi bơi lội rất dễ khiến nước xâm nhập vào mũi khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nguy hiểm hơn.
2. Người mắc các bệnh về da, viêm da dị ứng
Những người bị nấm da, nấm tóc, ghẻ lở, hắc lào, mụn nhọt đang sưng tấy, viêm da á sừng... tuyệt đối không nên xuống bể bơi. Điều này là để phòng chống ô nhiễm lây lan cho người khác và làm mất vệ sinh nguồn nước trong bể.
Các trường hợp bị mắc các bệnh về da khác như viêm da dị ứng thì không nên bơi lội vì nước trong bể bơi thường được khử trùng bằng hóa chất. Từ đó rất dễ gặp các vấn đề khiến tình trạng bệnh nặng hơn nếu tiếp xúc trực tiếp với nước bể bơi.
Người bị viêm da dị ứng không nên bơi lội do nước trong bể thường có chứa hóa chất (Ảnh: Internet)
3. Những người đang có vết thương hở
Đối với những người đang có vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng nếu tiếp xúc với nước bể bơi. Tình trạng nhiễm khuẩn do nước rất cao và có nguy cơ bị mưng mủ lâu lành. Chính vì vậy đối tượng này tuyệt đối không được bơi lội.
4. Người mắc một số bệnh tim mạch
Không phải bất kỳ ai mắc bệnh tim cũng đều không được bơi. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh, thông liên thất, thông liên nhĩ thì tuyệt đối không nên bơi lội. Điều này là do khi bơi, họ phải gắng sức làm cho tim đập nhanh hơn, mạnh hơn dẫn đến mệt mỏi, cơ thể thiếu oxy, khó thở rất nguy hiểm.
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch không nên bơi lội (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, những người bị thiểu năng tuần hoàn tim, hẹp động mạch vành, hẹp van 2 lá, những người đã đặt stent nong động mạch vành, rối loạn nhịp đập của tim đều không nên bơi để tránh những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
5. Bệnh nhân viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng có mủ trong tai. Nếu bơi lội sẽ khiến nước vào tai làm cho mủ hôi tanh chảy ra ngoài, vừa làm ô nhiễm bể bơi vừa làm tình trạng viêm trở nên nặng hơn. CHo dù tình trạng bệnh hay nhẹ cũng đều không nên bơi lội vì có thể dẫn đến viêm màng não gây nguy hiểm đến tính mạng.
6. Bệnh nhân viêm kết mạc cấp tính
Viêm kết mạc cấp tính hay còn gọi là đau mắt đỏ do virus gây ra. Đây là một bệnh lan truyền nhanh, lây qua đường hô hấp và có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Do đó khi bệnh nhân mắc bệnh này không nên bơi để tránh lây bệnh và tránh nhiễm khuẩn cho mắt.
Ngoài viêm kết mạc, khi đi bơi còn dễ bị dị ứng mắt, khô mắt, đỏ mắt... do các hóa chất để làm sạch nước và chất sát trùng. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc các bệnh về mắt cũng nên cẩn thận và hạn chế bơi lội.
7. Phụ nữ đang bị viêm âm đạo hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ bị viêm âm đạo không nên bơi lội để tránh nhiễm khuẩn. Mặc dù nước trong bể thường xuyên được khử trùng sạch sẽ bằng các loại hóa chất. Nhưng vẫn có thể tồn tại nhiều vi khuẩn gây hại do những người bơi khác tiết ra. Quá trình bơi lội tại bể sẽ khiến những vi khuẩn đó xâm nhập vào vùng kín, sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
Đối với phụ nữ đang trong chu kì kinh nguyệt, dù băng vệ sinh dạng nút (tampon) có thể giúp bạn tự do bơi lội dưới nước nhưng vẫn không thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn tới âm đạo. Vì vậy cũng không nên bơi lội vào những ngày này.
8. Những người bị động kinh
Động kinh là một bệnh mạn tính với những biểu hiện đặc trưng là các cơn co cứng, co giật, mất ý thức tạm thời. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, lên cơn đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Mặc dù người bệnh nhẹ hay nặng cũng tuyệt đối không được bơi lội vì dễ bị đuối nước, tử vong nhanh chóng.
Bệnh nhân động kinh tuyệt đối không được bơi lội (Ảnh: Internet)
9. Những người bị cao huyết áp
Người bị cao huyết áp rất khó để kiểm soát mức huyết áp của mình. Nếu đi bơi bị nhiễm lạnh, mạch co đột ngột dẫn đến huyết áp tăng cao bất thường gây tai biến mạch máu não. Tình trạng này để lại nhiều di chứng đáng lo ngại, có thể hôn mê không tỉnh, nghiêm trọng hơn là tử vong.
10. Người vừa uống bia rượu
Sau khi uống bia, rượu tuyệt đối không nên bơi. Điều này là do bơi lội lúc này rất dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh và trúng gió. Bơi lội sẽ khiến tốc độ tản nhiệt của cơ thể đột ngột tăng cao, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, hạ đường huyết dẫn đến choáng váng, chân bị chuột rút,....Trường hợp nặng có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Cơ thể xuất hiện "1 tím, 2 yếu, 3 nhiều": Tim bạn có thể đang gặp vấn đề, nên áp dụng ngay 3 nguyên tắc giúp nuôi dưỡng trái tim Tổn thương tim thường có thể theo dõi, đặc biệt nếu có sự thay đổi theo chiều hướng "1 tím, 2 yếu, 3 nhiều", hãy cẩn thận! Trái tim có thể coi là bộ phận quan trọng nhất, giúp bơm máu đi nuôi dưỡng khắp cơ thể. Do đó, những thay đổi đối với trái tim luôn có các biểu hiện ra bên...