Ăn nội tạng như thế nào để không tích độc tố ?
Hiện nay, các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật ngày càng phổ biến và trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người
Nhưng thực tế không phải ai cũng biết cách sử dụng nội tạng như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe. Nếu ăn sai cách, nội tạng cũng mang lại những rủi ro rất lớn, thậm chí còn gây bệnh và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người sử dụng.
Nói đến những món ăn chế biến từ nội tạng động vật, nhiều người không khỏi hứng thú bởi hương vị thơm ngon và béo ngậy của nó, chẳng hạn như lòng gà xào mướp, lòng heo luộc, cháo lòng… đều là những món ăn từ nội tạng động vật được nhiều người yêu thích.
Theo các chuyên gia, nội tạng động vật có chứa nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bên cạnh các bộ phận nội tạng chứa nhiều chất dinh dưỡng như tim, óc… thì một số các bộ phận khác như gan và thận lại có thể chứa các độc tố gây hại. Vì vậy, dù rằng nội tạng là một trong những nguyên liệu chế biến các món ăn thơm ngon và dinh dưỡng, nhưng người thưởng thức phải biết cách chế biến và sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình và người thân.
Chỉ nên ăn nội tạng 1 đến 2 lần mỗi tuần
Nhiều người có sở thích ăn các món được làm từ nội tạng động vật. Tuy nhiên sai lầm của họ chính là việc ăn quá nhiều, thậm chí ăn một cách bất chấp để thỏa mãn sở thích đó. Trong trường hợp nếu ăn nội tạng quá nhiều và không kiểm soát có thể gây nên những hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Bởi trong nội tạng động vật có rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến việc hấp thụ quá mức chất dinh dưỡng gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, chỉ nên ăn khoảng 1 đến 2 lần mỗi tuần và mỗi lần chỉ nên ít hơn 50g là vừa đủ dinh dưỡng và vừa đảm bảo cho sức khỏe.
Nấu chín nội tạng động vật
Video đang HOT
Một số các cơ quan nội tạng, đặc biệt là các cơ quan như thận hay gan đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc, vì vậy trong những cơ quan này ít nhiều sẽ lưu lại một số các độc tố có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi chế biến các món ăn từ nội tạng động vật nhất định phải nấu chín, nấu kỹ trước khi ăn để hạn chế các chất độc và loại bỏ các khuẩn có hại.
Chỉ sử dụng nội tạng từ những “chủ thể” khỏe mạnh
Sự thực là nếu con vật bị bệnh thì chắc chắn rằng nội tạng của chúng cũng tiềm ẩn mầm bệnh đó. Đó cũng là lý do, khi động vật bị nhiễm bệnh thì buộc phải loại bỏ hoàn toàn. Trong trường hợp nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc sản phẩm hay đang trong các đợt dịch thì tốt nhất là không nên sử dụng.
Tuyệt đối không sử dụng những nội tạng để quá lâu
Nội tạng động vật nếu để quá lâu có thể sẽ là nơi “trú ngụ” của rất nhiều vi khuẩn. Vì vậy, với những ai có ý định làm các món từ nội tạng thì chỉ nên sử dụng những nội tạng còn mới. Tốt nhất là ngay sau khi nội tạng được lấy ra từ chủ thể. Nếu thấy những nội tạng bắt đầu có những thay đổi về màu sắc, có mùi hoặc bắt đầu ôi thiu thì tuyệt đối không nên sử dụng.
Những món ăn được chế biến từ nội tạng động vật hoàn toàn bổ dưỡng và an toàn nếu chúng ta biết chế biến và sử dụng đúng cách. Trong thời buổi an toàn thực phẩm luôn là vấn đề cấp thiết và đáng báo động, mỗi chúng ta hãy là người chủ động và kiểm soát sức khỏe của chính mình bằng những thực phẩm an toàn và có nguồn gốc rõ ràng
Theo Inside
Bật mí bí quyết nấu các món chay ngon, hấp dẫn cho ngày Rằm tháng 7
Nấu món chay không khó. Tuy nhiên, để nấu được món chay ngon mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng có trong thực phẩm thì không phải ai cũng biết.
Chế biến món chay không khó như bạn nghĩ - Ảnh: Minh họa
- Chọn nguyên liệu
Dù là chế biến món ăn bình thường hay món chay đi chăng nữa thì các bà nội trợ cũng cần chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm sao cho an toàn nhất. Bạn nên chọn những loại rau củ còn tươi, giàu chất dinh dưỡng và chất xơ như cà rốt, súp lơ, bắp cải, khoai lang, nấm. Bên cạnh đó thì các thực phẩm mang vị ngọt tự nhiên như măng tây, tảo biển, hành tây,... có tác dụng làm cho món ăn thêm đậm đà và hấp dẫn.
- Gia vị
Món chay sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật nên khó đạt được độ ngon như ý nếu chỉ nêm nếm bằng những gia vị như muối, bột ngọt, đường, nước tương... Các gia vị này dùng làm gia vị nền và nên cho các gia vị tạo màu, tạo mùi cho món chay hấp dẫn hơn.
Theo đó, bạn có thể sử dụng các loại gia vị tạo mùi thơm cho các món chay như bột cà ri, bột ngũ vị hương, bột quế, tương bần, chao, dầu mè, sả, ớt, tiêu, rau thơm... sẽ giúp món ăn thêm ngon miệng hơn. Ngoài ra, gia vị tạo màu như bột nghệ, gấc, lá dứa, màu điều, cà rốt, củ dền... làm món ăn phong phú về màu sắc, ngon mắt hơn.
- Ướp thực phẩm
Với những thực phẩm yêu cầu phải ướp gia vị thì bạn nên ướp trong một khoảng thời gian nhất định để gia vị ngấm vừa phải, không bị giảm mất đi độ tươi ngon vốn có của nó.
- Nấu
Khi nấu các món chay bạn không nên nấu quá chín. Thức ăn chín mềm sẽ làm hao hụt vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nấu thức ăn trên lửa quá lớn. Đặc biệt, với những món hầm, kho thì sau khi đồ ăn sôi bạn nên giảm lửa nhỏ liu riu để đồ ăn được chín đều và kỹ, không bị khô.
Trong quá trình chế biến nên hạn chế dùng nhiều chất béo như bơ, sữa... vì những chất béo sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên và dưỡng chất tự nhiên trong món ăn.
- Chế biến nước dùng chay
Với các món chay, nước dùng được chế biến từ rau củ nên vô cùng thơm ngon. Dùng các loại rau củ như củ sen, củ năng, táo, lê, táo đỏ... để làm nước dùng thêm ngọt.
Ngoài ra, rượu vang cũng là một lựa chọn tốt thay thế cho các loại nước dùng thịt. Hãy dùng vang đỏ cho những món chay có mùi vị đậm và rượu vang trắng dành cho những món có hương vị nhẹ nhàng, tinh tế hơn.
Theo ĐSPL
Món ăn mà hầu hết người châu Âu không dám đụng vào Đây là món luôn nằm trong top những món ăn kinh dị nhất thế giới. Mặc dù nó có nguồn gốc từ châu Âu nhưng chính người dân nơi đây lại không dám ăn chúng. Có một số món ăn khiến cho người ta dù chỉ mới nhìn bên ngoài thôi cũng đã thấy "kinh hồn bạt vía" và càng khủng khiếp hơn...