Ăn nho rất tốt cho gan nhưng cần chú ý điều này
Nho tuy tốt cho gan nhưng cũng phải chú ý kiểm soát lượng dùng, cố gắng kiểm soát trong phạm vi 30g mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
Theo trang Aboluowang, vào mùa hè, thời tiết tương đối nóng bức, mọi người nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, học cách bảo vệ sức khỏe của gan.
Mùa hè cũng thời điểm thích hợp để ăn nho. Đây là loại trái cây phổ biến, nho có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu vitamin và các chất vi lượng khác, ăn nho điều độ rất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nhiều người cũng thắc mắc mùa hè ăn nho tốt hay hại cho gan? Có ảnh hưởng đến gan không?
Ảnh minh họa: ABLW.
Lợi ích sức khỏe của nho
1. Giải độc và long đờm: Ăn nho có thể giúp giải độc và tiêu đờm, giảm các vấn đề về đờm và ho, đặc biệt là khi bạn bị cảm lạnh, ăn nho còn có thể tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể giải độc .
Video đang HOT
2. Phòng chống suy nhược thần kinh: Nho rất giàu glucose, axit amin và các thành phần khác, có thể thúc đẩy hiệu quả sự hưng phấn của các dây thần kinh não bộ, giúp giảm suy nhược thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
3. Phòng ngừa huyết khối: Tiêu thụ hợp lý nho có thể hạ thấp mức cholesterol ở một mức độ nhất định, giảm kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa huyết khối và các bệnh tim mạch.
4. Khai vị: Nho rất giàu vitamin C và các chất vi lượng, có thể giúp ăn ngon miệng và tiêu thực, có tác dụng tốt trong việc giảm chán ăn.
5. Giảm cân: Đối với phụ nữ, ăn nho đúng cách còn có tác dụng giảm cân, tăng cường trao đổi chất, đào thải độc tố hiệu quả, giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối.
6. Chống ung thư: Ăn nho thích hợp, thành phần resveratrol có tác dụng chống ung thư nhất định, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư, có lợi cho sức khỏe của bản thân.
7. Phòng ngừa bệnh tim: Hạt nho có chứa flavonoid, có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc bảo vệ tim, đồng thời có thể cải thiện tình trạng suy nhược cơ tim và các vấn đề khác.
8. Chống lão hóa: Nho có chứa một số thành phần chống oxy hóa, có thể hỗ trợ loại bỏ hiệu quả các tác nhân tự do trong cơ thể, có tác dụng làm đẹp và chống lão hóa, hơn nữa lượng nước trong nho vừa đủ, tác dụng dưỡng ẩm tương đối tốt.
Ảnh minh họa: ABLW.
Ăn nho vào mùa hè tốt hay hại gan?
Nho rất giàu giá trị dinh dưỡng nên dùng thích hợp cho người bệnh gan, thông tiểu, bổ gan thận, bổ khí hoạt huyết, tăng cường chức năng gan và thúc đẩy các tế bào gan, tự phục hồi và giải độc.
Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý khi ăn nho, nho tuy tốt cho gan nhưng cũng phải chú ý kiểm soát lượng dùng, cố gắng kiểm soát trong phạm vi 30g mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể và gây ra các tổn thương khác cho cơ thể.
Bệnh lý mạch máu ngày càng trẻ hóa
Những năm gần đây, các bệnh lý mạch máu ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Trong số đó, các bệnh về mạch máu như phình động mạch chủ, hẹp động mạch cảnh... được ví như 'sát thủ thầm lặng' đối với con người.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hơn 90% bệnh lý mạch máu không có triệu chứng. 70-80% trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng. Hơn nữa, ở giai đoạn nặng, khi xuất hiện biến chứng thì việc điều trị sẽ rất tốn kém, thậm chí gây nguy hiểm với tính mạng.
Bệnh lý mạch máu nguy hiểm có thể gây biến chứng tim mạch nghiêm trọng như huyết khối, nhồi máu cơ tim, đột quỵ..., thậm chí khiến người bệnh phải cắt cụt chi, tử vong. Riêng đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nhưng đột quỵ ảnh hưởng đến não, còn nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến tim.
Đơn cử như bệnh lý động mạch chủ (phình động mạch chủ, bóc tách động mạch chủ...). Đây là một trong những nhóm bệnh lý khó và nguy hiểm, vì nguy cơ đột tử cao. Bệnh này có một đặc điểm là bệnh nhân không hề có triệu chứng trước đó cho đến khi được phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng. Phần lớn bệnh nhân được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe và được xử lý kịp thời. Còn nếu giả sử không được phát hiện sớm, bệnh ngày càng diễn tiến âm thầm thì nguy cơ đột quỵ rất cao.
Đáng lo ngại hơn khi các bệnh lý này đang ngày càng phổ biến. Tỷ lệ người cao tuổi nhập viện do các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch nói chung, đặc biệt bệnh lý mạch máu nói riêng cũng tăng lên.
BSCKII Phan Duy Kiên - Hội Bệnh lý mạch máu Việt Nam cho biết: Một thực trạng dễ nhận thấy, số người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng. Trong khi đó, người bị đái tháo đường lâu năm sẽ gây tổn thương mạch máu. Cho nên có bao nhiêu bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thì có bấy nhiêu bệnh nhân có bệnh lý mạch máu. Đái tháo đường thường gây tổn thương động mạch ngoại biên, mạch máu nhỏ ở mắt, ở não, đặc biệt động mạch chi dưới bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Theo BS Lê Nhật Tiên - Tổng Thư Ký Hội Bệnh mạch máu Việt Nam: "Tại Trung tâm Tim mạch và lồng ngực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng như nhiều trung tâm tim mạch lớn trên cả nước, hàng năm mỗi bệnh viện có khoảng 400-800 bệnh nhân cao tuổi được mổ và can thiệp điều trị hẹp, tắc động mạch chi dưới, trong đó đa phần là các trường hợp thiếu máu trầm trọng chi do phát hiện muộn, hoặc điều trị chưa dứt điểm, dẫn đến nhiều trường hợp phải phối hợp cắt cụt ngón chi sau can thiệp, phẫu thuật".
Đáng lo ngại hơn, bệnh lý mạch máu không chỉ gia tăng đối với riêng người cao tuổi. Thực tế cho thấy, hiện nay các căn bệnh liên quan tới mạch máu đang ngày càng trẻ hóa. PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - Chủ tịch Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cho hay, nguyên nhân là người trẻ trong xã hội hiện đại thường xuyên đối mặt với áp lực công việc, lối sống ít vận động, mắc nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa, béo phì, xơ vữa động mạch, thói quen hút thuốc lá... dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngày càng gia tăng.
Thống kê tại các bệnh viện lớn hiện nay cho thấy, tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ đã đang tăng lên đến 10,5% và rất trẻ là 1,8%. Đây là những con số đáng báo động về mức độ trẻ hóa của bệnh nhồi máu cơ tim, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh đối với giới trẻ hiện nay. Đã có những người bệnh mới chỉ 26 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim và rơi vào tình trạng nguy kịch khi đến bệnh viện.
Ngoài ra, hiện nay có khoảng 25% các ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu hay thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, chỉ số cân nặng quá mức...
Để phòng bệnh tim mạch nói chung và các bệnh lý mạch máu nói riêng, người dân nên thực hiện nhiều hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng; hạn chế bia, rượu và kiểm soát huyết áp cao, quản lý cholesterol trong máu cao và bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, kẻ thù của bệnh lý mạch máu là khói thuốc lá. Nguyên nhân là do khói thuốc lá có nhiều chất độc, lưu trong cơ thể gây tổn thương nội mạc mạch máu, gây viêm và tắc mạch máu.
Bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa Hiện nay, đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Khoảng 200.000 người tử vong/năm vì bệnh tim mạch Mới đây, thông tin người mẫu, diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44 do nhồi máu cơ tim...