Ăn lẩu cay 3 lần/tuần, người đàn ông đi khám trong tình trạng bùng phát mụn trên da đầu
Ngay khi chạm tay vào đỉnh đầu, ông Nam cảm nhận đau đớn lan tỏa do cso mụn trên da đầu nên đã đến phòng khám điều trị.
Bác sĩ Hoàng Tĩnh Văn, khoa da liễu, công tác tại phòng khám Aphrodite medical clinic, chia sẻ về trường hợp ông Nam (40 tuổi) sống tại Đài Loan. Dạo gần đây khi thời tiết trở lạnh, ông Nam thường xuyên cùng đồng nghiệp đi ăn lẩu cay 3 lần/tuần để làm nóng thân nhiệt.
Ảnh minh họa
Không lâu sau, ông Nam phát hiện tình trạng mụn bùng phát trên da đầu, ngay khi chạm tay vào đỉnh đầu, ông Nam cảm nhận đau đớn lan tỏa nên đã đến phòng khám điều trị. Bác sĩ Hoàng cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm nang lông, trên da đầu của bệnh nhân đều là mụn đỏ, thậm chí có cả mụn mủ.
Trên da đầu của bệnh nhân đều là mụn đỏ, thậm chí có cả mụn mủ.
Bệnh viêm nang lông chủ yếu là do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, vì nang lông là nơi phát triển của tóc và cung cấp dưỡng chất nên da đầu, cơ thể và mặt đều có thể xuất hiện tình trạng này. Ví dụ, mụn trứng cá rất phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên và cũng là một phản ứng viêm nang lông điển hình, nguyên nhân xảy ra bệnh viêm nang lông có liên quan đến thể chất, thói quen sinh hoạt hoặc môi trường sống.
Vào mùa đông, nhóm người thích ăn lẩu cay sẽ khiến tình trạng viêm nang lông bùng phát, hầu hết bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và chỉ cần sử dụng thuốc mỡ bôi ngoài da. Trong trường hợp nghiêm trọng, trên cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành mụn mủ, nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị ngay sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng lan rộng và gây ra bệnh viêm mô tế bào.
Làm cách nào để ngăn ngừa bệnh viêm nang lông tái phát?
Bác sĩ Hoàng chỉ ra, hiện nay bệnh viêm nang lông hầu hết được điều trị bằng thuốc kháng sinh, tùy theo tình trạng của bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc mỡ bôi ngoài da. Tuy nhiên, ngoài sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, quan trọng nhất vẫn là bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt.
Bác sĩ khuyến cáo người dân nên mặc quần áo thoáng khí, tránh mặc đồ bó sát hoặc chất liệu không thấm hút mồ hôi, cần vệ sinh cơ thể đúng cách, và nếu vệ sinh quá mức có thể khiến làn da trở nên nhạy cảm. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh thức ăn cay và nhiều dầu mỡ, tránh thức khuya, nghỉ ngơi điều độ sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh viêm nang lông.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm nang lông, nhưng một số yếu tố dễ mắc phải tình trạng này, bao gồm:
Video đang HOT
Mắc các bệnh làm giảm sức đề kháng với nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu mãn tính và HIV/AIDS.
Bị mụn trứng cá hoặc viêm da.
Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như kem có chứa steroid hoặc phác đồ điều trị có thuốc kháng sinh lâu dài để trị mụn trứng cá.
Người đàn ông với mái tóc xoăn, người cạo râu.
Thường xuyên mặc quần áo giữ nhiệt và mồ hôi, như găng tay cao su hoặc giày cao cổ.
Ngâm mình trong bồn nước nóng không được duy trì tốt về nhiệt độ và chất lượng nước.
Gây tổn thương cho nang tóc bằng cách cạo, tẩy lông hoặc mặc quần áo chật.
Triệu chứng bệnh Viêm nang lông
Các cụm mụn nhỏ mụn đỏ hoặc mụn đầu trắng phát triển xung quanh nang lông
Mụn nước đầy mủ vỡ ra.
Ngứa, rát da.
Đau.
Một vết sưng lớn hoặc khối.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh lan rộng hoặc các dấu hiệu và triệu chứng không biến mất sau một vài ngày. Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để giúp kiểm soát bệnh.
Các biến chứng có thể có của viêm nang lông bao gồm:
Nhiễm trùng tái phát hoặc lan rộng.
Bệnh nhọt dưới da (furunculosis).
Tổn thương da vĩnh viễn, như sẹo hoặc đốm đen.
Phá hủy nang lông và rụng tóc vĩnh viễn.
Người phụ nữ này suýt mất mạng vì thói quen tắm bồn nước nóng
Một người phụ nữ ở bang Indianapolis, Hoa Kỳ bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng và suýt mất mạng vì thói quen tắm bồn nước nóng của mình.
Không ít người coi việc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng là một cách tuyệt vời để thư giãn sau một ngày dài vất vả. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng an toàn như bạn nghĩ.
Mới đây, Taylor Bryant, 26 tuổi, đã chia sẻ với giới truyền thông về vấn đề sức khỏe khiến cô phải mất nhiều tháng để phục hồi. Người phụ nữ này được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau khi mắc một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng do ngâm mình trong bồn tắm nước nóng của khách sạn.
Dấu hiệu bất thường
Tắm bồn nước nóng không hề an toàn như nhiều người vẫn nghĩ.
Bryant chia sẻ : "Tôi bị chuột rút ở chân phải và sau đó mụn nước xuất hiện, da nứt nẻ và chuyển sang màu đen. Tất cả đã phá vỡ chuyến đi nghỉ dưỡng của tôi cùng chồng và hai con tại Tennessee".
Mới đầu, cô chỉ cảm thấy buồn nôn và bị chuột rút ở chân phải. Những cơn đau này dần tiến triển vào ngày hôm sau, kèm theo các vết sưng nghiêm trọng đến nỗi khiến việc đi lại của Bryant trở nên khó khăn.
Theo hồ sơ y tế do gia đình cô cung cấp, người phụ nữ này đã đi khám tại một phòng khám địa phương và được kê thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng của cô ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Vào thời điểm đó, Bryant và gia đình đã trở về nhà sau chuyến đi. Vài ngày sau, phát ban xuất hiện đi kèm với mụn nước khiến cô phải đối mặt với những cơn đau khó thể chịu đựng được.
Căn bệnh nguy hiểm
Vi khuẩn có thể ẩn nấp ở khắp mọi nơi, kể cả trong bồn tắm.
Người phụ nữ này được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện và bác sĩ chẩn đoán cô bị viêm mô tế bào. Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, Bryant cũng phải đối mặt với hội chứng viêm nang lông do tắm bồn nước nóng.
Cô dùng thuốc kháng sinh liều mạnh trong 10 ngày nhưng tình trạng nhiễm trùng vẫn không có xu hướng cải thiện. Lúc này, làn da đã bắt đầu nứt nẻ và chuyển sang màu đen hoại tử. Ngay sau đó, Bryant phải nhập viện và được tiến hành chăm sóc đặc biệt trong 4 ngày.
Bà mẹ của hai con này cho biết: "Tôi không thể ngờ mọi chuyện lại tồi tệ tới vậy. Tôi hoàn toàn mất cảm giác ở chân. Bác sĩ không chắc chắn có thể chữa khỏi và ngay cả khi mọi việc suôn sẻ, tôi cũng cần ghép da".
Sự hồi phục
Cuối cùng, sau một đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch kéo dài hai tuần, các triệu chứng có xu hướng cải thiện. Cơ thể cô dường như đang phản ứng với thuốc và chống lại nhiễm trùng.
"Tôi ôm lấy bác sĩ trong niềm hạnh phúc. Suốt thời gian nằm viện, những suy nghĩ tiêu cực liên tục xuất hiện trong tâm trí tôi", cô cho biết.
Tám tháng sau, cô vẫn phải đi một đôi tất đặc biệt mỗi ngày để giảm sưng. Mặc dù cảm thấy hơi khó chịu ở bắp chân phải, Bryant rất vui mừng vì cô vẫn còn sống: " Kể từ đó, tôi không còn ngâm mình trong bồn nước nóng nữa. Đây là cách tuyệt vời để thư giãn cơ thể nhưng không hề an toàn như nhiều người vẫn nghĩ. Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo cho tất cả mọi người".
Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng là gì?
Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng là một bệnh nhiễm trùng da nguy hiểm. Triệu chứng chủ yếu là nổi mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa. Những vết sưng này chứa đầy mủ và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi bị nhiễm trùng.
Hơn nữa, phát ban có thể phát triển thành các nốt đỏ sẫm, đi kèm với dấu hiệu khác như đau họng, đau tai, buồn nôn và đau đầu.
Theo Vincent Tavella, thạc sĩ kiêm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học tại Đại học y Virginia, vi khuẩn gây viêm nang lông Pseudomonas aeruginosa có thể tồn tại trong nước sạch, thậm chí nước đã được khử trùng bằng clo. Chúng cũng thường bắt gặp trong bể bơi, những nơi không được sát khuẩn thường xuyên hoặc chưa triệt để.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, viêm nang lông do tắm bồn nước nóng có thể tấn công tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Chuyên gia Tavella khuyến nghị, bạn nên thay đồ và tắm bằng xà phòng ngay sau khi ra khỏi bể bơi để tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Điều trị dự phòng để loại trừ nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ sang con Nếu không được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV mang thai sẽ có 35 trẻ sinh ra lây truyền HIV từ mẹ. Nhưng nếu được điều trị dự phòng chỉ có khoảng 5 trẻ sinh ra bị lây truyền căn bệnh này từ mẹ. Bé V.A (2 tuổi, Lào Cai) đến bệnh...