Không cần bồi dưỡng nhiều đạm, thịt bò trước khi đi hiến máu
Đây là thông tin được ông Lê Lâm, PGĐ Viện Huyết học và Truyền máu TW tại lễ phát động Chung dòng máu Việt 2020 do Viện Huyết học Truyền máu TW phối hợp với Samsung Việt Nam tổ chức vào sáng 3/12.
Không cần bồi dưỡng nhiều đạm, thịt bò trước khi đi hiến máu
Lễ phát động chương trình Hiến máu tình nguyện “Chung dòng máu Việt năm 2020″, đánh dấu năm thứ 11 liên tiếp Samsung chung tay khắc phục tình trạng thiếu hụt máu tại Việt Nam. Bắt đầu được thực hiện từ năm 2010, tính đến thời điểm hiện tại, Samsung Việt Nam đã hiến tặng tổng cộng hơn 87.000 đơn vị máu. Dự kiến, chương trình năm nay sẽ đóng góp thêm hơn 10.000 đơn vị máu.
Trao đổi với phóng viên bên lề sự kiện, giải thích vì sao việc xây dựng và duy trì người hiến máu tình nguyện lại là giải pháp quyết định để giảm thiểu những rủi ro cho người bệnh lây nhiễm HIV, viêm gan C , viêm gan B thậm chí giang mai …, ông Lê Lâm cho biết đó là câu chuyện của “cả quá trình lịch sử không chỉ riêng Việt Nam mà cả các nước trên thế giới ”.
Theo đó, cách đây vài chục năm nguồn máu chủ yếu từ những người bán máu, không kiểm tra được sức khoẻ, không theo dõi được quá trình lịch sử sức khoẻ của họ chính vì thế nguồn máu họ bán chất lượng không bằng như hiện nay.
“Chính vì vậy, cho đến thời điểm bây giờ có thể nói 100% nguồn máu được tiếp nhận từ những người hiến máu tình nguyện – nguồn máu có chất lượng thì đảm bảo hoàn toàn chất lượng.
Video đang HOT
Mặc dù đã yên tâm nhưng trong quy trình hiến máu, chúng tôi vẫn có quá trình sàng lọc để loại trừ, ví dụ như HIV, viêm gan B, viêm gan, giang mai, sốt rét để đảm bảo được chất lượng một đơn vị máu truyền cho người bệnh đảm bảo chất lượng an toàn tuyệt đối giống như tiêu chuẩn quốc tế’, ông Lâm bày tỏ.
Phó Viện trưởng Viện huyết học và Truyền máu Trung ương cũng nhấn mạnh, nhều người thường có quan niệm sai lầm phải bồi bổ, ăn nhiều thịt bò để “lấy sức” trước khi đi hiến máu.
“Điều này là không cần thiết”, ông Lâm nói và cho biết ” người trước khi đi hiến máu, quan trọng hàng đầu là hiến máu thường xuyên và đều đặn theo định kỳ một năm một người tối đa có thể hiến máu 4 lần”.
“Trước những hôm hiến chúng ta sinh hoạt đều đặn, bình thường. Trước khi hiến máu đội ngũ nhân viên y tế một lần nữa kiểm tra sức khoẻ, nếu đảm bảo tiêu chuẩn thì mới được hiến máu.
Không nên bồi dưỡng, ăn nhiều thịt bò trước khi đi hiến máu. Bởi nếu chúng ta ăn chế độ giàu dinh dưỡng, bồi bổ nhiều quá vào hôm trước đi hiến máu thì huyết tương sẽ bị đục. Cho nên không cần thiết phải ăn một khẩu phần thức ăn nhiều protit”, ông Lâm cho biết.
Sau khi hiến máu, theo ông Lâm chúng ta vẫn ăn uống bình thường và bổ sung những loại rau quả có nhiều chất sắt (màu đỏ, cà rốt) ngoài ra có lúc này có thể ăn thêm thịt bò và các loại thức ăn bình thường.
“Người hiến máu không cần phải suy nghĩ rằng do hiến máu mất nhiều máu nên cần phải bổ sung cái gì mà coi như bình thường, cơ thể tự tái tạo. Đặc biệt việc hiến máu này còn giúp cơ quan tái tạo máu của cơ thể được rèn luyện giống như chúng ta tập thể dục”, ông Lâm nhấn mạnh.
Người khỏi bệnh COVID-19 có thể giúp những người bệnh nặng có cơ hội sống
Một người mắc COVID-19 khỏi bệnh nếu hiến huyết tương thì có thể giúp ích việc điều trị cho ít nhất một bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng khác, trao cho họ cơ hội được chữa khỏi bệnh.
TS. Văn Đình Tráng chia sẻ về việc hiến tặng huyết tương. Ảnh: BVCC
TS. Văn Đình Tráng - Phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Điều phối chính của nghiên cứu dùng huyết tương điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cho biết:
Người đủ điều kiện hiến huyết tương là người từ 18-65 tuổi, cân nặng trên 50kg đối với nam và 45kg với nữ, từng mắc COVID-19 nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày.
Các đối tượng này sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai... và các xét nghiệm cần thiết khác nhằm đảm bảo hiến tặng nguồn huyết tương sạch.
Trong khi đó, người nhận huyết tương là bệnh nhân COVID-19 từ 18 tuổi đến 75 tuổi được chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR từ bệnh phẩm hầu họng, đáp ứng tất cả tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng này sẽ được triển khai tại các đơn vị BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BV Đà Nẵng và một số BV khác do Bộ Y tế giao nhiệm vụ.
Theo TS. Tráng, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã bắt đầu lựa chọn người hiến huyết tương từ ngày 3.8.2020. Sau hai ngày đã có 5 người đăng ký tình nguyện hiến huyết tương, trong đó có một bác sĩ của bệnh viện từng mắc COVID-19 và đã được chữa khỏi.
Các trường hợp này sẽ được xét nghiệm, sàng lọc kỹ lưỡng, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì sẽ được hiến huyết tương.
Bác sĩ Tráng cho hay đây là việc làm rất ý nghĩa, vì một người mắc COVID-19 khỏi bệnh nếu hiến huyết tương thì có thể giúp ích việc điều trị cho ít nhất một bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng khác, trao cho họ cơ hội được chữa khỏi bệnh.
"Người bệnh đã khỏi COVID-19 có thể chủ động liên hệ tới đường dây nóng 19003228 của BV để được tư vấn, giải đáp. Việc hiến này là hoàn toàn tự nguyện. Người cho có quyền chấm dứt tham gia hiến tặng bất cứ lúc nào"- chuyên gia khoa Vi sinh - Sinh học phân tử cho hay.
Bộ Y tế cũng vừa có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới: "Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi".
Đề tài nghiên cứu do TS.BS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương và GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec đồng chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương...
Do Covid-19, các bệnh lao, HIV, sốt rét trở lại đe doạ hàng triệu người Một số chuyên gia y tế rơi nước mắt cảnh báo rằng, virus Corona chủng mới gây ra đại dịch Covid-19 có khả năng đẩy chúng ta quay trở lại nhiều năm, có lẽ là nhiều thập niên, trong tiến trình chống lại bệnh lao, HIV và sốt rét. Virus Corona chủng mới gây dịch Covid-19 khiến các căn bệnh khác như bệnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những lý do bạn nên thêm đậu lăng vào chế độ ăn hàng ngày

Bổ sung 1,5 chén rau xanh mỗi ngày: Chìa khóa giảm nguy cơ bệnh tim ở người lớn tuổi

Đang uống rượu thì bị đột quỵ

Nguy cơ mắc rubella: Cảnh báo với nhóm phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

Chóng mặt tưởng rối loạn tiền đình, hóa ra bị trầm cảm nặng

Sốt xuất huyết gia tăng tại Hà Nội, 4 ổ dịch mới bùng phát trong một tuần

Sụt cân đột ngột, người đàn ông phát hiện mắc 2 loại ung thư nguy hiểm

Việt Nam có giống cây chạm vào là ngứa, dân khéo biến hóa thành 'mỏ tiền'

Đừng bao giờ bỏ bữa sáng vì lý do này

7 món ăn nhẹ tăng cường năng lượng bền vững hơn cà phê

5 thói quen gây hại sức khỏe trong mùa hè

Bé trai bị cành cây rơi làm nứt sọ hồi phục kỳ diệu sau 67 ngày điều trị
Có thể bạn quan tâm

Váy sơ mi, biểu tượng thanh lịch vượt thời gian
Thời trang
12:27:02 15/07/2025
Cô gái Hàn lên tiếng đính chính khi bị nhận nhầm là người gây gổ trong tiệm photobooth Hà Nội
Netizen
12:22:13 15/07/2025
6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Làm đẹp
12:20:27 15/07/2025
Từ giờ đến cuối năm 2025, 3 con giáp này sẽ dễ "thoát kiếp ở thuê", mua được căn nhà đầu tiên
Trắc nghiệm
12:10:02 15/07/2025
Lamine Yamal xả ảnh sinh nhật gây náo loạn, tay chơi hơn cả Neymar
Sao thể thao
12:07:24 15/07/2025
Vì sao nhiều thiết bị hiện đại vẫn sử dụng cổng microUSB?
Thế giới số
11:57:37 15/07/2025
Lửa bao trùm ki-ốt chợ ở TPHCM, dân hô hoán dập lửa nhưng bất thành
Tin nổi bật
11:50:31 15/07/2025
Quốc gia phạt tù người dùng túi nilon
Lạ vui
11:14:47 15/07/2025
Lại ba người ở Hà Nội mất hơn 3,5 tỷ đồng vì kiểu lừa đảo không xa lạ
Pháp luật
11:11:41 15/07/2025
Sở hữu mô tô điện thể thao đô thị Kawasaki Ninja e-1 với giá 230 triệu đồng
Xe máy
10:42:53 15/07/2025