Ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh tay chân , mắc màn khi đi ngủ và cố gắng giữ cho cơ thể luôn được khô ráo là những biện pháp phòng bệnh trong mùa mưa bạn cần nhớ.
Uống nước đun sôi
Những ngày mưa bão, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và lây lan trong nước để gây bệnh. Vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất để giữ sức khỏe đó là bạn cần uống nước đun sôi. Nếu có thể, hãy đun sôi nước trong vòng 10 phút rồi sau đó mới sử dụng để tránh bệnh tiêu chảy .
Giữ gìn vệ sinh tay chân
Mùa mưa bão, nước ngập nhiều, tay và chân của bạn phải tiếp xúc nhiều với nước nên rất dễ mắc các bệnh liên quan tới da liễu như nấm, ghẻ, zona, mụn rộp, mề đay hay viêm nang lông … Để phòng bệnh, bạn cần đi ủng, găng tay khi tiếp xúc với nước và rửa sạch chân tay khi vừa bên ngoài về. Nếu có điều kiện, hãy ngâm chân và rửa sạch bằng thuốc sát trùng.
(Ảnh: Boldsky)
Hong khô da, tóc
Ngấm nước mưa lâu sẽ khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cảm cúm. Không chỉ có vậy, da và tóc cũng bị ngấm nhiều bụi bẩn và nước nên dễ bị dị ứng. Trong trường hợp này, bạn cần tắm sạch sau khi đi mưa về, sau đó hong khô tóc và cơ thể càng nhanh càng tốt để tránh bị ốm.
Ăn uống vệ sinh
Ngoài sốt xuất huyết , sốt rét , cúm và đau mắt đỏ thì những bệnh về tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn và tiêu chảy rất thường gặp trong mùa mưa bão do nước tràn nhiều nơi, môi trường bị ô nhiễm. Do vậy, thời gian này bạn cần tuyệt đối thực hiện ăn chín, uống sôi, chỉ lựa chọn những thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn để phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc.
Mắc màn khi ngủ
Mùa mưa là mùa sốt xuất huyết dễ dàng sinh sôi và phát triển để gây bệnh. Vì vậy, ngoài việc giữ gìn vệ sinh cơ thể tốt và ăn uống sạch sẽ, mọi người cũng cần mắc màn khi đi ngủ để tránh nguy cơ bị muỗi đốt, mắc bệnh sốt xuất huyết.
8 điều Bộ Y tế khuyến cáo người dân đang chịu ảnh hưởng của mưa bão cần chú ý để đảm bảo sức khỏe
Vào thời điểm miền Trung hay các tỉnh miền núi phía Bắc liên tục chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn thì sức khỏe của người dân cũng cần phải được chú ý, tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trong mùa mưa bão trở nên lớn hơn khi các tỉnh miền núi phía Bắc hay duyên hải miền Trung liên tiếp phải gánh chịu các cơn bão lớn, bên cạnh việc gây ra nhiều thiệt hại về người và của trong những ngày qua. Đặc biệt là tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, có nhiều khu vực đã xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất và chia cắt giao thông.
Bộ Y tế cho biết, sau mưa bão thì lũ lụt, vi sinh vật hay nấm mốc có điều kiện phát triển nhanh chóng khi bụi, rác hay chất thải tràn ồ ạt vào nguồn nước sinh hoạt, gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới các hộ gia đình sinh sống trong vùng mưa bão.
Nói cách khác, những dịch bệnh liên quan tới ô nhiễm, vi khuẩn, nước bẩn cũng có thể bùng phát thành dịch nếu như không có các biện pháp đảm bảo sức khỏe cẩn thận. Những bệnh phổ biến trong mùa mưa bão có thể kể tới như:
- Bệnh về nhiễm trùng mắt như đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc
- Bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ
- Bệnh liên quan tới hệ miễn dịch bị vi sinh vật tấn công như cảm cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét
- Bệnh ngoài da như nấm tay, nấm chân, nước ăn tay, nước ăn chân
- Đau mắt đỏ
- Nấm da, nấm chân tay
- Tả lỵ, thương hàn, tiêu chảy
- Cảm cúm
Mới đây, Bộ Y tế đã ra 8 khuyến cáo tới người dân trong vùng mưa bão cần thực hiện đúng và đủ để ngăn chặn hình thành dịch bệnh .
Cụ thể như sau:
1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô... hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày
6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế
8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Khuyến cáo về An toàn thực phẩm cho người dân khu vực bão lũ
TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng lưu ý thêm: "Người dân cũng cần thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Đồng thời, khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất".
Vấn đề có nước sạch để sử dụng sau mưa bão cần được chú trọng và xử lý ngay. Kể cả hiện nay, đã có nhiều loại nước đóng chai và đóng bình đã được vận chuyển tới các vùng lũ nhưng số lượng này vẫn chưa thực sự đáng kể.
Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế cũng khuyến cáo thêm, đối với nguồn nước sử dụng cho việc ăn uống, nếu như giếng bị ngập thì cách đơn giản nhất mà người dân có thể khắc phục đó là sử dụng phèn chua để khử khuẩn hoặc sử dụng miếng lọc bằng vải sạch. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được ăn các loại rau sống trong khu vực ngập lụt.
Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão Bộ Y tế cho biết, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Bước vào đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng,...
Tin mới nhất
Mẹo giải nhiệt gan, bồi bổ sức khỏe từ cây atiso
16:53:09 26/02/2021
Atiso được dùng nhiều trong việc pha trà, chế biến các món ăn bổ dưỡng. Cùng tìm hiểu một số bài thuốc mát gan, thanh lọc cơ thể đơn giản, hiệu quả từ loại cây này.
Bỏ quên sức khỏe vòng 1 - bệnh nhân đối mặt với ung thư vú
15:59:35 26/02/2021
Vì chủ quan, bỏ quên sức khỏe vòng 1, dẫn đến số lượng nữ giới mắc bệnh ung thư vú ngày càng tăng và ở tình trạng nặng.
Biến chứng do bó thuốc nam, bé trai phải ăn Tết trong viện
15:41:17 26/02/2021
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi bị biến chứng do bó thuốc nam.
Những cách đơn giản ngăn ngừa mỏi mắt cho dân văn phòng
15:35:36 26/02/2021
Mỏi mắt là tình trạng phổ biến xảy ra khi mắt bạn mệt mỏi vì phải làm việc nhiều. Mỏi mắt khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng không quá nghiêm trọng và tình trạng này sẽ biến mất sau khi mắt bạn được nghỉ hoặc thực hiện các phương pháp để...
Chữa bệnh bằng hành lá
15:33:25 26/02/2021
Khi bị các triệu chứng khó chịu của cảm cúm, bạn nên thử dùng các mẹo vặt với hành lá được giới thiệu dưới đây.
Kiêng cữ đầu năm, nhiều người bệnh trở nặng mới đi cấp cứu
14:02:33 26/02/2021
Sợ xui xẻo khi đến bệnh viện ngày đầu năm, nhiều người ráng chịu đựng. Qua tết, mới chịu vào viện thì bệnh đã trở nặng.
Bé gái sốc phản vệ độ 3 sau khi ăn mực
13:31:26 26/02/2021
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) vừa tiếp nhận điều trị cho một bé gái 11 tuổi bị sốc phản vệ độ 3.
Đang cày ruộng, bất ngờ bị lưỡi cày văng găm vào chân
13:22:52 26/02/2021
Ghi nhận tại bệnh viện: Bệnh nhân tỉnh, kích thích vật vã, đau, chảy máu nhiều cẳng chân phải, vị trí 1/2 giữa cẳng chân phải có lưỡi cày găm vào. Vận động cổ bàn chân hạn chế, mất mạch chày trước chân phải.
Cứu sống người đàn ông bị dao đâm thấu ngực
12:59:56 26/02/2021
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa cứu sống bệnh nhân có nhiều vết thương sâu do dao Thái Lan đâm.
Cứu sống sản phụ thai 39 tuần nguy kịch vì biến chứng đờ tử cung nghiêm trọng
12:55:36 26/02/2021
Mang thai lần ba, khi thai ở tuần 39 thì sản phụ Hà Thị N. (Phú Xuyên, Hà Nội) nhập viện đẻ thường nhưng sau đẻ bất ngờ gặp biến chứng đờ tử cung, tình trạng diễn biến nguy kịch rất nhanh…
Cấp cứu thai phụ bị u buồng trứng xoắn khi mang thai 10 tuần
12:53:58 26/02/2021
Các bác sĩ xác định thai phụ bị u buồng trứng xoắn khi thai 10 tuần tuổi nên chỉ định nội soi. Sau hơn 1 tiếng thực hiện, ca phẫu thuật thành công, thai nhi đã được bảo tồn.
Ngủ quá ít làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
12:43:39 26/02/2021
Nghiên cứu mới được thực hiện tại Mỹ cho thấy những người lớn tuổi ngủ không đủ giấc có nhiều nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ hay tử vong sớm, theo Hãng tin UPI.
Tại sao phải tiếp tục đeo khẩu trang sau khi tiêm vắc xin Covid-19?
12:40:36 26/02/2021
Việc triển khai kế hoạch tiêm chủng Covid-19 cho mọi người sẽ đưa cả thế giới tiến một bước gần hơn đến sự kết thúc của đại dịch Covid-19.
Điều gì xảy ra nếu không điều trị sâu răng?
12:37:55 26/02/2021
Sâu răng là một vấn đề nha khoa phổ biến và thường không quá khó để giải quyết. Tuy nhiên, việc để tình trạng này phát triển mà không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng răng miệng phức tạp, theo trang tin Insider.
5 loại thực phẩm đắng giúp ngừa ung thư, tăng khả năng miễn dịch
12:33:00 26/02/2021
Chúng ta thường chảy nước miếng vì các món tráng miệng ngọt ngào và thèm ăn các món mặn mà dễ chịu, nhưng những món ăn có vị đắng thì không thích.
Cách hiệu quả nhất để tập thể dục mỗi ngày
12:29:39 26/02/2021
Nghiên cứu cho thấy tập thể dục theo nhóm, ngay cả khi là ảo, là cách tốt hơn, hiệu quả hơn.
Đi bộ: Có đúng 10.000 bước mỗi ngày là tốt nhất?
12:27:47 26/02/2021
Khái niệm đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là mức tối thiểu để có sức khỏe tốt được lấy cảm hứng từ hoạt động tiếp thị chứ không phải khoa học.
Cách thải độc đơn giản, rẻ tiền, dễ làm nhất mùa xuân để cơ thể khỏe mạnh
10:31:01 26/02/2021
Mùa xuân là khí tiết tốt nhất để dưỡng gan, phục hồi 2 lá gan - cơ quan xử lý độc tố lớn nhất trong cơ thể. Gan khỏe thì cơ thể mới khỏe. Và mùa xuân là cơ hội tốt để thải độc cho nó - Ths. BS Đông y Hoàng Kỳ khuyến cáo.
Sa sâm trị phế, vị âm hư
10:28:58 26/02/2021
Sa sâm là rễ của loài Nam sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanunaceae); hoặc Bắc sa sâm (Glehnia littoralis Fr. Schmidt. Ex Miq.), thuộc họ hoa tán (Apiaceae).
Bí quyết của cụ bà 105 tuổi chiến thắng Covid-19
10:21:33 26/02/2021
Cụ Lucia DeClerck đã sống sót qua hai đại dịch của nhân loại là cúm Tây Ban Nha và Covid-19. Người phụ nữ này chưa từng mắc bất kỳ căn bệnh hiểm nghèo nào khác.
Ăn gì để phòng tránh bệnh ung thư ruột kết vừa khiến "báo đen" Chadwick Boseman qua đời?
09:53:19 26/02/2021
Boseman đã phải trải qua một cuộc chiến kéo dài 4 năm với căn bệnh ung thư ruột kết, theo một tuyên bố được đăng từ tài khoản Twitter chính thức của anh.
Hầu hết trẻ nhỏ đều vừa bú mẹ vừa bú bình, đây là 4 điều các mẹ cần lưu ý để bé nhanh cứng cáp khi ăn kết hợp 2 loại sữa
09:48:08 26/02/2021
Nếu cho con bú không đúng cách, trẻ có nguy cơ bỏ bú mẹ đồng thời ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa non nớt của các bé.
Những ai hay bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chớ chủ quan, nên đi khám ngay kẻo để lại di chứng nặng nề về sau
09:40:32 26/02/2021
Hiện nay, nhiều người cho rằng bị tiền đình đa số là lành tính, tái đi tái lại và có thể tự hết các cơn chóng mặt nên nhiều trường hợp chủ quan không đi khám, bỏ qua cơ hội vàng điều trị, để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.
5 loại thực phẩm là “khắc tinh” của trái tim
09:38:33 26/02/2021
Có nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày mà không nhận ra rằng chúng là khắc tinh của trái tim. Hãy thay đổi thói quen ăn uống để giữ một hệ tim mạch khỏe mạnh.
Nếu có những dấu hiện này, xin chúc mừng bạn chắc chắc là người sống thọ trên 80 tuổi
09:35:49 26/02/2021
Người có những biểu hiện dưới đây chắc chắc sở hữu một sức khỏe tốt, báo hiệu tuổi thọ kéo dài.
Tại sao nên uống một thìa dầu ô liu vào buổi sáng?
09:33:20 26/02/2021
Ăn một thìa dầu khi ngủ dậy đem lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời, rất đáng để thử!
7 lý do gây tăng cân vùn vụt mà không phải do lười vận động hay ăn quá nhiều
09:29:02 26/02/2021
Không phải việc tăng cân nào cũng xuất phát từ thói quen ăn uống quà đà và sự lười biếng tập thể dục.