Ăn khoai lang như “uống thang thuốc bổ” nhưng lại đại kỵ với 4 món này, tuyệt đối đừng kết hợp mà “rước” bệnh
Để có thể nhận được trọn vẹn dinh dưỡng từ khoai lang, tránh sinh độc, bạn không nên ăn chúng cùng những thực phẩm “đại kỵ” dưới đây.
Ngọt, mềm, thơm là những tính từ miêu tả về khoai lang. Không chỉ vậy, trong Đông y, khoai lang còn được ví như “thang thuốc bổ” vì tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt…
Theo nghiên cứu, trung bình một củ khoai lang cỡ vừa có chứa tới 26g tinh bột, cùng nhiều chất xơ, vitamin A, C, B6, kali, magie, calcium… và gần như không chứa chất béo.
Theo Medical Daily, anthocyanin có nhiều trong khoai lang tím có tác dụng làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư. Đồng thời, ăn khoai lang cũng rất tốt cho sự phát triển của mắt, giúp cải thiện chức năng não, ngừa tim mạch, đột quỵ và giúp con người sống thọ hơn.
Tuy nhiên để có thể nhận được trọn vẹn dinh dưỡng từ khoai lang, tránh sinh độc, bạn không nên ăn chúng cùng những thực phẩm “đại kỵ” dưới đây:
1. Chuối
Theo QQ, chuối chứa thiamine, melatonin, vitamin C, B6 và các chất dinh dưỡng khác giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe mắt…
Dù vậy, ăn chuối trong vòng 1 giờ sau khi ăn khoai lang sẽ khiến bạn bị đầy hơi, trào ngược axit dạ dày. Thậm chí nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ tiêu hóa và ngộ độc mãn tính. Nếu muốn ăn chuối, tốt nhất nên ăn trước hoặc sau 4 tiếng ăn khoai lang.
2. Ngô
Ngô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g ngô có khoảng 70,6g carbohydrate cùng lượng vitamin dồi dào, cao gấp 5-10 lần so với gạo và lúa mì.
Tuy nhiên, để có thể tiêu hóa ngô, dạ dày cần phải tiết ra nhiều axit và cũng cần nhiều thời gian để làm việc này. Nếu bạn đã ăn khoai lang trước đó, tốt nhất không nên ăn ngô để tránh tạo gánh nặng lên dạ dày, khiến dạ dày phải tiết ra quá nhiều axit để tiêu hóa cả hai. Tệ hơn, có thể gây trào ngược axit dạ dày.
Nếu bạn đã ăn khoai lang trước đó, tốt nhất không nên ăn ngô để tránh tạo gánh nặng lên dạ dày.
3. Trứng
Video đang HOT
Trứng chứa rất nhiều protein nhưng lại chứa rất ít chất béo, rất phù hợp để cung cấp dinh dưỡng cho bữa sáng. Việc trứng có thể kết hợp với khoai lang hay không thực sự khác nhau với mỗi đối tượng. Đối với những người có nhu động và tiêu hóa tốt, sự kết hợp này sẽ không gây ra hậu quả gì.
Nhưng đối với những người mắc chứng khó tiêu, tốt nhất không nên ăn hai món này cùng nhau. Bởi vì dạ dày của chúng ta cần một khoảng thời gian dài để tiêu hóa protein cao trong trứng. Nếu vừa ăn trứng lại tiếp tục ăn khoai lang sẽ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa và gây đau bụng .
4. Quả hồng
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5 tiếng trở lên.
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng nhau.
Nguyên nhân bởi sau khi ăn khoai lang, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Khi phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Những đối tượng không nên ăn khoai lang
Bên cạnh những thực phẩm không nên kết hợp với khoai lang, chúng ta cũng cần quan tâm đến các đối tượng cần tránh sử dụng thực phẩm này. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), dù khoai lang được coi là món ăn rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng không phải ai ăn cũng tốt.
Cụ thể là 4 nhóm người sau đây:
- Người bệnh thận:
Người bệnh thận sẽ có chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi. Trong khi đó, khoai lang lại là thực phẩm chứa nhiều kali, ăn quá nhiều khoai lang sẽ khiến nhóm người này đối mặt với những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
- Người gặp vấn đề về đường tiêu hóa:
Bạn không nên ăn khoai lang khi có hệ tiêu hóa không tốt vì khi ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.
Bạn không nên ăn khoai lang khi có hệ tiêu hóa không tốt.
- Bệnh nhân dạ dày:
Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nếu ăn khoai lang sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Người đang đói:
Vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng.
Thực phẩm thô: Lợi bất cập hại khi dùng sai cách
Chúng ta luôn được khuyến cáo về những lợi ích của lương thực thô nhưng không phải ai cũng biết ăn uống đúng cách. Nếu mắc phải những lầm tưởng này coi chừng lợi bất cập hại.
Sử dụng lương thực thô kiểu này cẩn thận lãng phí dinh dưỡng mà còn dễ phản tác dụng
Dùng lương thực thô thay thế hoàn toàn cho thực phẩm chính
Nói đến "thực phẩm chính" chủ yếu chính là cơm mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày, bên cạnh đó có thể kết hợp với bún, phở, hủ tiếu vv... để thay đổi khẩu vị. Mặc dù đây là thành phần thiết yếu nhất trong bữa ăn nhưng hiện nay, nhiều người vì muốn giảm cân mà thực hiện chế độ ăn kiêng một cách mù quáng, trong đó có cả tình trạng cắt giảm thực phẩm chính mà thay bằng các loại lương thực thô hoàn toàn.
Trên thực tế, hành động này là hoàn toàn vô ích đối với những người vốn có chức năng tiêu hóa kém, thậm chí có khi còn gây bệnh tật vì lương thực thô khi ăn vào sẽ trở thành gánh nặng cho đường ruột của bạn. Ví dụ như nếu bạn ăn khoai lang quá nhiều mà tiêu hóa không tốt sẽ dễ sinh ra nhiều dịch vị dạ dày, gây chướng bụng. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu các nguyên tố vi lượng khác, đồng thời còn làm trễ "ngày dâu" ở phụ nữ, nghiêm trọng còn gây rối loạn kinh nguyệt.
Chỉ ăn đơn nhất một hoặc hai loại lương thực thô
Có thể do sở thích khẩu vị của mỗi người khác nhau, hoặc vì lương thực thô thường khó nấu chín mềm nên để cho tiện lợi mà nhiều người chỉ chọn loại nào dễ chế biến nhất để sử dụng. Chẳng hạn như bắp và yến mạch là khá lý tưởng để bạn kết hợp với sữa bò, cách chế biến cũng đơn giản.
Tuy là có thể tiết kiệm thời gian, công sức nhưng nếu bạn cứ ăn uống đơn nhất chỉ với một hoặc hai loại lương thực thô thì về lâu dài sẽ gây thiếu hụt hoặc mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng nếu bạn có thói quen thích ăn các loại này thì cần chú ý kết hợp đa dạng hơn, thay đổi mỗi ngày với một loại lương thực thô khác nhau như bắp, khoai, đậu, ngũ cốc v.v...
Nhầm lẫn với chế phẩm từ lương thực thô
Lương thực thô và chế phẩm từ lương thực thô là ai khái niệm không giống nhau. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm có chứa thành phần từ lương thực thô như bánh quy ngũ cốc, bánh mì lúa mạch v.v... Những thực phẩm này nếu không cẩn thận chẳng những không giúp bạn giảm cân, khỏe mạnh mà còn có thể gây béo hơn.
Do trong quá trình sản xuất, ngoài lương thực thô thì còn có một phần lương thực tinh, cộng với nhiều chất phụ gia khác như đường, bơ, sữa nên sau khi thành phẩm mà ăn nhiều trong thời gian dài sẽ làm cơ thể bạn mất đi không ít hàm lượng chất xơ và các nguyên tố dinh dưỡng khác.
Lương thực thô nhưng lại quá tinh chế
Mặc dù các loại lương thực thô phải nấu chín mềm mới dễ hấp thu và tiêu hóa nhưng nếu quá lạm dụng có thể khiến thành phần tinh bộ bị "nhão hóa", làm tăng tiết dịch mật ở tuyến tụy, dễ khiến bạn bị tăng đường huyết mà còn gây tích tụ mỡ thừa.
Ngoài ra, trong quá trình chế biến, nhiều người thích nêm gia vị đậm đà, vô tình khiến cơ thể bạn hấp thu nhiều nhiệt lượng hơn, thậm chí còn có những độc tố có hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi sử dụng lương thực thô nên kiểm soát tốt độ chín cũng như chế biến thanh đạm để đảm bảo những ích lợi cho sức khỏe.
Những nhóm người nào không thích hợp ăn nhiều lương thực thô?
Người có chức năng tiêu hóa kém
Đối với người có dạ dày và đường ruột không tốt thì khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ có thể làm tăng gánh nặng cho hai cơ quan tiêu hóa này, dễ sinh ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu hoặc rối loạn đại tiện. Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày hoặc xơ cứng gan cũng nên hạn chế ăn lương thực thô vì có thể dẫn đến xuất huyết.
Người thiếu dinh dưỡng, khả năng miễn dịch yếu
Lương thực thô mặc dù có những giá trị nhất định đối với sức khỏe nhưng đồng thời nó cũng làm chậm lại tốc độ hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Chính vì vậy nhóm thực phẩm này không thích hợp cho người bị thiếu dinh dưỡng sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, người có khả năng miễn dịch yếu cũng có thể gặp bất lợi khi ăn thực phẩm này.
Thanh thiếu niên đang trong thời kỳ phát dục
Giai đoạn này ở con người thường phải tiêu hao rất nhiều năng lượng và cần hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn thức uống bù vào. Trong khi đó, ăn nhiều lương thực thô lại làm trở ngại quá trình hấp thu dưỡng chất, dễ gây thiếu chất và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hoàn thiện của độ tuổi thanh thiếu niên.
4 loại thực phẩm đừng nên ăn cùng khoai lang nếu không muốn bị đau bụng, đầy hơi, trào ngược dạ dày Khoai lang vốn là loại thực phẩm quen thuộc trong các gia đình với hàm lượng chất xơ cao, ít calo nhưng lại cung cấp đa dạng dinh dưỡng. Dù 4 thực phẩm này ăn riêng rẽ đều tốt cả nhưng nếu ăn chung với khoai lang lại khiến bạn gặp phải nhiều khó chịu. Khoai lang rất bổ dưỡng, thậm chí bổ...