Ai không nên uống trà lá sen để giảm cân?
Những năm gần đây, các sản phẩm giảm cân và hạ mỡ máu với thành phần chính là lá sen ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Vậy lá sen có giảm cân và ai không nên sử dụng?
1. Uống trà lá sen có giảm cân?
Trong những năm gần đây, chiết xuất lá sen được chú ý như một chất hỗ trợ giảm cân tiềm năng. Lá sen từ lâu đã được dùng làm trà và sử dụng trong y học cổ truyền. Lá sen được phân loại là một loại thảo dược có vị đắng. Thảo mộc có vị đắng kích thích sản xuất mật và axit clohydric, có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm bớt chứng đầy hơi.
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, chiết xuất lá sen thể hiện một số đặc tính hứa hẹn hỗ trợ giảm cân nhờ khả năng tăng cường chuyển hóa lipid. Nuciferine trong lá sen chứa nhiều loại alkaloid không chỉ thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo mà còn ức chế sự hình thành các tế bào mỡ mới (quá trình tạo mỡ).
Chiết xuất lá sen có sẵn ở nhiều dạng như bột, trà lá sen khô.
Ngoài ra, lá sen có hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ tiêu hóa, tạo cảm giác no và điều chỉnh sự thèm ăn. Cùng với đặc tính lợi tiểu, giảm khả năng giữ nước, chiết xuất lá sen góp phần hiệu quả vào quá trình giảm cân tổng thể.
Vì vậy, với những cân nhắc về nguồn cung ứng và liều lượng thích hợp việc sử dụng lá sen có thể được coi là một giải pháp thảo dược dung nạp tốt để quản lý trọng lượng cơ thể.
2. Ai không nên dùng trà lá sen để giảm cân?
Mặc dù lá sen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng điều quan trọng là phải thận trọng khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Video đang HOT
Những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc đang dùng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng vì có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng hiện có. Chiết xuất lá sen cũng không được khuyến khích cho các nhóm sau do thiếu dữ liệu an toàn:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
- Bệnh nhân đái tháo đường đang dùng thuốc (có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết).
- Những người mắc chứng rối loạn ăn uống.
Lá sen cũng không thể thay thế việc điều trị bằng thuốc. Những người bị mỡ máu cao nên đến cơ sở y tế để được hướng dẫn và điều trị. Ngoài ra, tác dụng của lá sen đối với quá trình tiêu hóa cho thấy những người bị tiêu chảy, phân lỏng hoặc viêm đường tiêu hóa không nên dùng.
Không phải ai cũng phù hợp sử dụng lá sen để giảm cân.
3. Lưu ý khi sử dụng lá sen
Chiết xuất lá sen có sẵn ở nhiều dạng:
- Chiết xuất từ lá dạng bột: Thường được dùng ở dạng viên nang hoặc viên nén, cung cấp liều lượng đậm đặc các hợp chất hoạt tính sinh học.
- Trà: Là phương pháp tiêu thụ lá sen truyền thống nhất bằng cách ngâm lá sen khô trong nước nóng để làm đồ uống.
Người tiêu dùng có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của mình. Nhưng giống như bất kỳ chất bổ sung hoặc phương thuốc thảo dược nào, khi sử dụng lá sen nên bắt đầu với liều lượng nhỏ và tăng dần dựa trên khả năng dung nạp, phản ứng của cơ thể.
Ngoài liều lượng thích hợp, cần chú ý tìm nguồn cung cấp lá sen từ những nguồn uy tín để đảm bảo độ tinh khiết và an toàn cho sản phẩm, đồng thời tuân theo các hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn sản phẩm.
Cuối cùng lưu ý rằng, để đạt được kết quả giảm cân tốt, chỉ dựa vào trà lá sen là chưa đủ mà còn cần phải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát lượng calo nạp vào, tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục và áp dụng các biện pháp toàn diện khác.
Uống trà, nấu canh với thứ này sẽ giúp cải thiện 4 chỉ số mỡ máu
Nghiên cứu mới chỉ ra tác dụng hạ mỡ máu, phòng bệnh tim, Alzheimer... thần kỳ của một loài thực vật cực kỳ quen thuộc với người Việt.
Viết trên tạp chí khoa học Nutrients, nhóm nghiên cứu từ Đại học Foffia, Đại học Bari, Đại học Bari Aldo Moro (Ý) và Đại học King Faisal (Ả Rập Saudi) đã chỉ ra atiso có thể là một "thần dược" thực sự trong việc hạ mỡ máu, đường huyết, huyết áp và đầy lùi một loại bệnh chết người.
Một gợi ý chế biến atiso kiểu Địa Trung Hải - Ảnh minh họa từ Internet
Từ lâu, ở nhiều quốc gia từ Địa Trung Hải tới châu Á, atiso đã được coi là một món ăn, uống lành mạnh, giúp thanh nhiệt, tốt cho người mắc một số bệnh mạn tính.
Nghiên cứu này nhằm chứng minh rõ ràng các tác đụng được đồn đại của atiso, dựa trên các bằng chứng khoa học cụ thế.
Các nhà khoa học đã xác định được một loạt hợp chất hoạt tính sinh học có lợi trong những phần thường được dùng để làm trà, nấu ăn của cây atiso.
Loài thực vật này có hàm lượng chất béo thấp, hàm lượng chất xơ không hòa tan cao, vitamin C, khoáng chất (phốt pho, kali và natri), các hợp chất phenolic và dẫn xuất của chúng - nhóm axit hydroxycinnamic và flavonoid...
Trong đó, một hợp chất nổi bật là axit chlorogen có tác đụng bảo vệ sức khỏe toàn diện, còn cynarin có tác dụng bảo vệ gan trong khi các dẫn xuất flavonoid có tác dụng chống viêm và ức chế các mầm bệnh rất tốt.
Chiết xuất từ thân, lá và hoa atiso có thể chống lại các mầm bệnh đường tiêu hóa phổ biến bao gồm vi khuẩn thương hàn, tụ cầu và E.coli, cũng như kháng một số nấm gây hại, ức chế sự nhân lên của một số virus.
Với bệnh tim mạch, atiso có tác dụng chống lại tình trạng cao huyết áp và mạnh mẽ hơn cả là khả năng chống lại tình trạng rối loạn lipid máu, tức "máu nhiễm mỡ" hay "mỡ máu cao".
Một thí nghiệm dùng atiso trong 8 tuần cho thấy tất cả tình nguyện viên đều giảm được cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL, chất béo trung tính triglyceride; trong khi tăng được cholesterol tốt HDL.
Với người bị huyết áp nhẹ, họ thậm chí có thể khỏe lại sau 12 tuần bổ sung nước ép atiso đậm đặc.
Ngoài ra, tác dụng chống viêm, chống oxy hóa cao của "thần dược" này còn giúp nó có tác dụng bảo vệ thần kinh, rất có ích trong việc ngăn ngừa Alzheimer và các dạng suy giảm trí nhớ khác, rối loạn lo âu và trầm cảm.
Đây cũng là thứ có tiềm năng bảo vệ gan trước bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Nhóm tác giả kết luận các đặc tính trên cho thấy atiso nên là một phần của chế độ ăn lành mạnh, nhất là đối với những người có nhu cầu tăng cường khả năng miễn dịch, hạ mỡ máu và bảo vệ thần kinh.
Một tin tốt là tại Việt Nam, atiso có thể được tiếp cận dễ dàng qua các hình thức khác nhau, từ trà atiso cho đến các món canh, món xào... có sử dụng nguyên liệu này.
Trong khi đó, các quốc gia Địa Trung Hải thường sử dụng atiso như một loại rau giúp gia tăng hương vị cho các món mặn.
Những ai không nên uống chè đắng? Chè đắng là dược liệu để pha nước uống như trà hàng ngày có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm huyết áp, hạ mỡ máu... nhưng những ai không nên dùng? 1. Công dụng của chè đắng Chè đắng được chế biến từ lá non của cây chè đắng tại các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Hòa Bình. Ở Trung...