9 việc không làm trước lúc đi ngủ, sau khi ăn cơm và ngay khi thức giấc: Thực hiện tốt thì sống lâu trăm tuổi!
Tránh được 9 điều dưới đây là bạn đang xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh.
Kỳ thực, tuổi thọ không phải là thứ chúng ta có thể mua được bằng tiền, nó là kết quả của nhiều yếu tố như di truyền, bệnh tật, sở thích và thói quen sinh hoạt. Nếu tự xây dựng cho mình một thói quen sống lành mạnh, bạn đương nhiên sẽ có sức khỏe tốt.
Vậy một thói quen lành mạnh là như thế nào? Đó là khi bạn thực hiện nguyên tắc: 9 việc không làm khi thức dậy, sau khi ăn cơm và trước khi đi ngủ sau đây:
3 điều không làm ngay khi ngủ dậy
Hãy cho phép mình “lười” thêm 5 phút nữa trước khi ra khỏi giường.
Khi vừa thức dậy vào buổi sáng, cơ thể của bạn sẽ ở trong trạng thái nửa ngủ – nửa thức. Nếu lập tức bật dậy, cơ thể chưa kịp thích nghi với các hoạt động sẽ gây ra chóng mặt, chân tay yếu và mệt mỏi. Hệ thống thần kinh giao cảm của con người sẽ đột ngột bị kích hoạt, rất nguy hiểm cho người cao tuổi và dễ gây tụt huyết áp.
Lời khuyên cho bạn là sau khi mở mắt không ngồi dậy ngay mà nằm trên giường thực hiện các động tác nho nhỏ để “ khởi động” cho cơ thể. Điều này sẽ rất có ích.
Bạn hãy thử thả lỏng toàn thân, xoa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 50-100 lần từ nhẹ nhàng đến mạnh hơn, từ chậm đến nhanh. Động tác này giúp “đánh thức” hoạt động của dạ dày và đường ruột cũng như thúc đẩy hoạt động bài tiết sau một đêm dài.
Một động tác khác cũng nên làm là hãy vỗ nhẹ vào má hoặc một vài động tác massage đơn giản để giúp bạn tỉnh táo hơn cũng như tăng cường tuần hoàn máu trên da, giúp gương mặt hồng hào tự nhiên.
Những người sống lâu, sống thọ thường có thói quen đi đại tiện vào buổi sáng. Thực phẩm tồn tại trong cơ thể suốt một đêm, nếu không được thải ra vào sáng hôm sau nó sẽ ứ đọng trong dạ dày và ruột.
Tốt nhất không nên có những thói quen xấu như đọc báo và chơi với điện thoại di động khi đi đại tiện. Điều này không chỉ khiến bạn mất tập trung, khiến thời gian đi đại tiện quá lâu mà còn gây ra các bệnh như trĩ và sa hậu môn trong một thời gian dài.
Theo dinh dưỡng học, bữa sáng là bữa ăn chính, quan trọng nhất. Những người không ăn sáng rất dễ rơi vào tình trạng: mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp – do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.
Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9-10 giờ bụng đói, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày và béo phì.
Video đang HOT
Ngoài ra, thói quen bỏ ăn sáng khiến bạn làm việc và học tập trong tình trạng không có sức lực, cơ thể phải huy động tuyến giáp, tuyến yên… để tạo ra năng lượng. Về lâu dài, khi các tuyến này hoạt động quá nhiều, nó có thể sản sinh ra axit, gây nên các bệnh mãn tính.
3 việc không làm sau khi ăn cơm
Đi ngủ
Nhiều người có thói quen ăn tối xong là đi ngủ ngay hoặc sau khi ăn trưa sẽ nằm nghỉ ngơi. Ngủ sau bữa ăn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến bạn đầy bụng, khó chịu khi thức dậy. Khi nằm ngửa, các dịch tiêu hóa cũng sẽ dễ bị đẩy về thực quản gây triệu chứng ợ nóng.
Tốt nhất bạn nên tránh nằm sau khi ăn trong vòng 1 giờ đồng hồ để dạ dày có thể tiêu hóa được thức ăn.
Vội vàng đi tắm
Nhiều người có xu hướng ăn sáng xong thì đi tắm hoặc ăn tối xong mới tắm rửa để đi ngủ. Đây là thói quen rất xấu cho hệ tiêu hóa.
Sau khi ăn, máu được lưu thông tập trung đến dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Đây được gọi là sự phân phối lại máu, một phần sự lưu thông cũng được phân phối đến đường ruột. Việc tắm làm cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp xuống. Vì vậy, nếu tắm sau khi ăn, thân nhiệt bắt đầu hạ thấp khiến cho cơ thể cần phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ. Khi đó, máu từ đường ruột lại phải lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể như da và mô dưới da để duy trì nhiệt độ cơ thể. Hậu quả là quá trình tiêu hóa bị đình lại, việc tiêu hóa bị trì hoãn chậm lại.
Tắm sau khi ăn khiến cho việc tiêu hóa bị xao lãng và bạn cảm thấy đầy hơi, khó chịu, ợ chua, nôn mửa và thậm chí là béo phì.
Tốt nhất, nên tắm trước khi ăn hoặc nghỉ ngơi từ 40 phút đến 1 tiếng rồi vào tắm.
Ăn trái cây
Cơ thể của bạn tiêu hóa các thực phẩm khác nhau ở tốc độ khác nhau. Trái cây thường được tiêu hóa rất nhanh. Ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm khiến các axit hữu cơ, đường và pectin có trong trái cây sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và khả năng hấp thu, thậm chí làm tăng căng cơ bụng, đầy hơi và khó chịu sau bữa ăn.
Nói cách khác, ăn trái cây ngay sau bữa ăn không thúc đẩy quá trình tiêu hóa mà ngược lại khiến bạn no hơn, mệt mỏi hơn.
Tốt nhất chỉ nên thưởng thức trái cây trước khi ăn khoảng 1,2 tiếng. Sử dụng hoa quả như một bữa ăn nhẹ lành mạnh đề phòng khi đói.
3 việc không làm trước khi đi ngủ
Ăn tối gần sát giờ ngủ
Ăn tối trước khi đi ngủ chắc chắn sẽ gây áp lực nặng nề cho đường tiêu hóa, não sẽ nhanh chóng nhận được tín hiệu về công việc của đường tiêu hóa và gây ra mất ngủ. Về lâu dài, điều này có khả năng gây ra các bệnh như suy nhược thần kinh.
Ngoài ra, ăn tối muộn đồng nghĩa với việc ăn xong không vận động hoặc vận động ít gây gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh về dạ dày, thậm chí gây ra ung thư dạ dày.
Vận động mạnh
Tập thể dục nói chung có ảnh hưởng tích cực đến giấc ngủ của chúng ta vì luyện tập có thể giúp chúng ta ngủ nhanh hơn và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn vừa mới trở về từ phòng tập thể dục và leo thẳng lên giường thì bạn sẽ rất khó ngủ.
Hoạt động tập thể dục chỉ phát huy tác dụng tích cực nếu bạn hoàn thành bài tập 2 – 3 giờ trước khi ngủ, nếu không não sẽ ở trạng thái phấn khích và chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng.
Dùng các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử như điện thoại và laptop phát ra ánh sáng không tốt cho mắt và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bạn sẽ quên mất giờ giấc nếu cứ mải mê nghịch điện thoại, lướt Facebook, đọc sách…Nhiều người không biết rằng sau 1h sử dụng điện thoại di động trên giường, lượng ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại có thể làm giảm tổng lượng melatonin xuống còn khoảng 22%, khiến bạn tỉnh táo hơn, và thức khuya hơn. Thức khuya cũng được coi là một trong những tác nhân gây ra ung thư vú.
Vì thế, hãy tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và thay vào đó lập kế hoạch cho ngày mai, viết vào một quyển sổ tay nhỏ và tắt đèn đi ngủ. Khi tắt máy tính, TV, hãy tiện tay tắt luôn cả máy phát wifi, chuyển điện thoại sang chế độ máy bay…
Đừng quên, sóng điện làm hại não, tăng nguy cơ ung thư, điều này đã được các nhà khoa học chứng minh.
An Phương
Những điều cần làm để trẻ tăng chiều cao
Chiều cao thường được xác định về mặt di truyền, nhưng có nhiều cách để thúc đẩy tiềm năng chiều cao của trẻ. Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao.
Những giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể
Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao.
Một là thời kỳ bào thai: Trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt sẽ tăng từ 10-20 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50 cm lúc chào đời và nặng từ 3 kg trở lên.
Hai là giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
Ba là thời kỳ dậy thì: Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể xác định chính xác năm đó là năm nào, nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển.
Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Các cách phát triển chiều cao của trẻ từ khi còn nhỏ
Thời kỳ mang thai và sinh đẻ
Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA)... để con phát triển khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.
Muốn con có chiều cao tốt, cần cho con ăn uống đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, béo, đạm, rau và trái cây. Trong nhóm đạm cần tập cho con ăn đa dạng đổi món với thịt, cá, tôm, tép, cua, lươn, đậu hũ, đậu đỗ, nấm, rong biển... Mỗi ngày, ngoài 3 bữa ăn chính, trẻ cần ăn thêm 2-3 bữa phụ với sữa, sữa chua, phô mai... (khoảng 500-600 ml sữa và các sản phẩm từ sữa).
Thể dục thể chất
Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của bé. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc tập thể dục, thể thao là điều cần thiết nhất. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được.
Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang, bài tập kéo dài chân...
Môi trường sống
Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.
Bổ sung sữa
Sữa động vật là loại thực phẩm giúp tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ. Trong sữa có nhiều Vitamin D, Canxi và các khoáng chất tự nhiên, đều là các thành phần cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Uống sữa từ động vật như sữa bò sẽ tăng khả năng hấp thu các chất khác tốt hơn.
Đậu nành, hạnh nhân, gạo lứt,... và các loại sữa từ thực vật cũng là nguồn cung cấp Canxi tuyệt vời cho bé. Các loại sữa thực vật nên tự làm để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn.
Ngủ đủ giấc
Với trẻ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Trẻ sơ sinh thường ngủ 22 tiếng, 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng, 6-18 tháng ngủ đủ 13-15 tiếng, 18 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng mỗi ngày.
Nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hoóc-môn tăng trưởng cao nhất.
Thanh Linh (T/h)
Phương pháp giảm cân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Tập thể dục trong nhiều giờ, chế độ ăn ít chất béo, bỏ bữa sáng... là những cách giảm cân không lành mạnh mà nhiều người thường áp dụng. Uống nước ép trái cây:.Chế độ ăn kiêng bằng nước trái cây có thể giúp giảm cân nhanh chóng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...