8 loại thuốc không nên sử dụng trong ngày đèn đỏ
Để tránh rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi và gây ra nhiều bệnh khác, chị em cần lưu ý với việc uống thuốc khi đang trong kỳ kinh. Dưới đây là 8 loại thuốc không nên uống khi chị em đang trong ngày đèn đỏ.
1. Thuốc hoóc-môn tình dục
Sự tổng hợp và cân bằng trao đổi chất của hoóc-môn giới tính nữ có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ nguyệt san. Do vậy, trong kỳ nguyệt san, bạn không nên sử dụng thuốc hoóc-môn kích thích chuyện ấy, để tránh bị rối loạn kinh nguyệt.
2. Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu : nếu sử dụng thuốc chống đông máu trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ rong kinh, chảy máu nặng hơn trong kỳ kinh nguyệt.
3. Thuốc cầm máu
Video đang HOT
Thuốc cầm máu như Andel, vitamin K, có thể giảm tính thấm mao mạch, thúc đẩy sự co lại của mao mạch, sau khi sử dụng khiến cho lượng máu kinh không ra đều và mịn như bình thường.
4. Thuốc giảm béo
Trong thuốc giảm béo có chứa thành phần ngăn chặn sự thèm ăn, nếu dùng trong kỳ kinh nguyệt, có thể dẫn đến rối loạn nguyệt san, nước tiểu nhiều hoặc bài tiết khó, hoặc xuất hiện tâm lý hoảng loạn, lo âu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô kinh.
5. Thuốc trị nhiễm trùng âm đạo
Trong thời kỳ kinh nguyệt niêm mạc tử cung bị tắc nghẽn và cổ tử cung giãn ra. Thêm vào đó đây là thời kỳ rất thích hợp để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, vì vậy nếu cố tình sử dụng các loại thuốc chống nhiễm trùng hay chống nấm vùng kín sẽ dẫn đến khoang tử cung dễ bị vi khuẩn xâm lấn ngược lên trên do cổ tử cung đã bị giãn ra.
6. Thuốc nội tiết không được dùng trong ngày “đèn đỏ”
Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ có sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể nếu dùng thêm các loại thuốc có thể dẫn đến rối loạn nội tiết nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy không nên sử dụng các loại thuốc liên quan đến nội tiết trong thời kỳ này. Các thuốc có chứa androgen có thể gây ra giảm kinh nguyệt, mãn kinh, kinh nguyệt không đều,..các thuốc chứa progesterone có thể gây đau vú hay chảy máu âm đạo.
7. Thuốc cầm máu
Các loại thuốc cầm máu có chứa andel, vitamin K,.. sẽ làm giảm đi tính thấm của mao mạch và giảm đi sự co thắt của các mao mạch gây ra ứ huyết vì không thể đẩy máu ra ngoài.
8. Thuốc nhuận tràng
Các loại thuốc nhuận tràng như magneslium sulfate, sodium sulfate tumble,.. có thể gây tắc nghẽn vùng chậu, gây xung huyết vì vậy càng cần phải tránh dùng các loại thuốc này trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Theo VNE
Tại sao khi quan hệ lại bị ngứa vùng kín vậy BS?
Khoảng 2 tháng nay chúng cháu bị ngứa vùng kín, cháu đã mua thuốc điều trị thì thấy đỡ, nhưng khi ngưng thuốc thì lại tái phát.
Trước đây cháu và cô ấy quan hệ tình dục bình thường, nhưng khoảng cách đây 2 tháng cô ấy nói ngứa ở vùng âm đạo, đi ra hiệu thuốc trình bày và họ có bán thuốc cho về sử dụng (gồm thuốc uống, thuốc đặt, và dung dịch vệ sinh, thuốc bôi). Điều trị khoảng 10 ngày thì cô ấy hết ngứa, nhưng khi chúng cháu quan hệ lại thì bị ngứa trở lại.
Còn về phần cháu thì lại bị nổi hột đỏ ở đầu dương vật và bao quy đầu, rất ngứa và khó chịu, cảm giác không đau lắm, cháu sử dụng kem 7 màu bôi thì thấy hết, nhưng khi ngưng bôi thì lại tái phát. Trong thời gian cô ấy trị bệnh chúng cháu không quan hệ tình dục.
BS có thể cho cháu biết nguyên nhân và cách điều trị ạ.
Ảnh mang tính minh họa
Em trai thân mến! Cảm ơn em đã gửi những thắc mắc của mình về cho chuyên mục. Vấn đề của em, chuyên mục xin được giải đáp như sau: Em nên đưa vợ đi khám phụ khoa ngay, còn về phần em thì nên đi khám da liễu để được BS chẩn bệnh cho đúng, dùng thuốc mới hiệu quả em nhé.
Chúng tôi không khám trực tiếp và không có xét nghiệm nên không thể kết luận bệnh cho 2 em.
Trong thời gian điều trị 2 em cần kiêng quan hệ. Nếu có thì nên dùng bao cao su.
Theo VNE
Có rượu chồng mới "trụ" được 5 phút Chồng em luôn xuất tinh sớm, chỉ khi nào uống rượu anh ấy mới cầm cự được 5 phút. Vợ chồng em đã cưới nhau đươc 4 năm và đã có được 1 cô con gái 20 tháng tuổi. Nhưng khi vợ chồng em quan hệ anh ấy làm em khó chịu vì anh thường xuất tinh sớm. Chồng em lâu nhất là...