6 thời điểm không nên uống cà phê
Cà phê, thứ thức uống quen thuộc của nhiều người, không chỉ làm tỉnh táo tinh thần mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, để tận dụng hết những tác dụng tích cực của cà phê, việc chọn thời điểm uống cà phê đúng là rất quan trọng.
6 thời điểm không nên uống cà phê. Ảnh; Pinterest
Dưới đây là những thời điểm mà bạn nên tránh uống cà phê để đảm bảo sức khỏe của mình.
1. Từ 8-9h sáng
Cortisol, hormon căng thẳng, thường tăng cao vào khoảng thời gian này. Nếu bạn uống cà phê trong khoảng thời gian này, mức căng thẳng có thể tăng lên, tạo ra tình trạng căng thẳng không mong muốn. Để duy trì mức năng lượng vào buổi sáng, hãy chờ đến sau khoảng thời gian này để thưởng thức cà phê của bạn.
2. Sau 12h trưa
Video đang HOT
Uống cà phê sau 12h trưa có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bạn. Hãy thử ủ lạnh cà phê vào buổi sáng để tránh vấn đề này. Cà phê ủ lạnh thường ít đắng và có ít axit hơn, giúp bạn duy trì sự tỉnh táo mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
3. Khi bạn đã uống 2 cốc
Hạn chế lượng cà phê hàng ngày ở mức 2 – 3 cốc để tránh mất nước và nguy cơ rút ngắn tuổi thọ. Quá mức tiêu thụ cà phê có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó, hãy uống cà phê một cách điều độ.
4. Khi bụng đói
Uống cà phê khi bụng đói có thể gây khó chịu do tính axit của cà phê. Đối với những người có vấn đề về tiêu hóa, ợ chua, trào ngược, hãy chờ đến sau khi ăn để uống cà phê hoặc chọn cà phê có thêm sữa để giảm axit.
5. Trong hoặc ngay sau bữa ăn
Không nên uống cà phê cùng bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn vì có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.
6. Trước khi đi ngủ
Đừng uống cà phê trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Caffeine có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ.
Lưu ý, cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau với cà phê, vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lịch trình uống cà phê sao cho phù hợp nhất với nhu cầu và sức khỏe của bạn.
Những người không nên uống cà phê
Cà phê là một thức uống được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng nên uống cà phê.
Cà phê được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp chúng ta giúp tỉnh táo hơn, bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh, giảm cân... Tuy nhiên, với một số người, cà phê có nhiều tác dụng phụ tiêu cực hơn là tích cực.
Người bị rối loạn giấc ngủ: Uống một tách cà phê (hoặc nhiều hơn) sau một đêm ngủ không ngon giấc giúp bạn tỉnh táo. Nhưng thói quen này có thể kéo dài chu kỳ khó ngủ và mệt mỏi, do đó, nên tránh hấp thụ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Đặc biệt, với người bị rối loạn giấc ngủ cần chú ý giảm lượng cà phê tiêu thụ.
Người hay lo lắng: Caffeine là một chất kích thích, có thể làm trầm trọng thêm sự căng thẳng ở một số người, do đó những người hay lo lắng nên tránh cà phê.
Ảnh minh họa.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản: Caffeine có thể nới lỏng cơ thắt thực quản dưới là van giữa thực quản và dạ dày, làm các chất axit trong dạ dày xâm nhập vào thực quản, dẫn đến các triệu chứng trào ngược khó chịu như khó thở, ho, buồn nôn.
Người bị bệnh tim: Caffeine trong cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời. Người có bệnh tim phải tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nên uống bao nhiêu cà phê là an toàn.
Người bị hội chứng ruột kích thích: Caffeine có thể tăng cường hoạt động đường ruột, trong đó có nguy cơ tiêu chảy (một trong những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích).
Người bị glaucoma (cườm nước): Áp lực nội nhãn tăng lên đối với những người bị bệnh tăng nhãn áp khi uống cà phê.
Người bị động kinh: Uống nhiều cà phê có liên quan đến việc tăng tần suất co giật, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai nên hạn chế caffeine ở mức 200 mg (khoảng 2 tách cà phê) mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ sẩy thai, chuyển dạ sinh non và con nhẹ cân.
Mẹ cho con bú: Vì caffeine là chất kích thích và lợi tiểu nên người mẹ đang cho con bú có nguy cơ bị mất nước. Nên tránh caffeine càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Trẻ em dưới 12 tuổi: Caffeine dễ khiến chúng ta bồn chồn, có khả năng làm tăng nhịp tim ở trẻ nhỏ, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung và đau bụng. Ngoài ra cà phê có tính axit khá cao, do đó nguy cơ làm hỏng men, sâu răng.
'3 không' khi uống cà phê để tốt cho sức khỏe Nếu bạn thích khởi động ngày mới với một cốc cà phê, bạn nên lưu ý 3 điều cần cân nhắc trước khi tiêu thụ caffeine. Nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới của mình với một tách trà hoặc cà phê nóng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ caffeine có thể đi kèm với một số bất lợi vì nó đã...