6 lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh khi tuổi già đến
Mặc dù không ai có thể ngăn chặn thời gian và ngăn chặn quá trình lão hóa xảy ra, nhưng có một số điều đơn giản chúng ta có thể làm để giữ sức khỏe tốt nhất có thể khi tuổi già đến.
Hoạt động có thể giúp bạn ngăn ngừa, trì hoãn và kiểm soát các bệnh mạn tính; cải thiện sự cân bằng và sức chịu đựng; giảm nguy cơ té ngã; và cải thiện sức khỏe của não. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trung tâm Quốc gia về Phòng ngừa bệnh mạn tính và Nâng cao sức khỏe của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã biên soạn một danh sách 6 mẹo giúp bạn cải thiện tuổi thọ và trở thành phiên bản tốt nhất của bạn.
1. Chú ý đến chế độ ăn uống của bạn
Theo CDC, bạn là những gì bạn ăn (và uống!) khi bạn có tuổi. “Hãy đưa ra những lựa chọn lành mạnh”, CDC thúc giục và đề xuất đưa trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo và nước vào chế độ ăn uống của bạn.
2. Tập thể dục
Video đang HOT
CDC khuyên: “Di chuyển nhiều hơn, ngồi ít hơn trong suốt cả ngày. Hoạt động có thể giúp bạn ngăn ngừa, trì hoãn và kiểm soát các bệnh mạn tính; cải thiện sự cân bằng và sức chịu đựng; giảm nguy cơ té ngã; và cải thiện sức khỏe của não”.
Bạn nên tập thể dục bao nhiêu? CDC gợi ý nên tập trung vào hoạt động thể chất vừa phải, như đi bộ, ít nhất 150 phút mỗi tuần (22-30 phút mỗi ngày) và hoạt động tăng cường cơ bắp, như mang hàng tạp hóa, ít nhất 2 ngày một tuần, theo Eat This, Not That!
3. Không hút thuốc
Một cách quan trọng khác để già đi một cách duyên dáng và khỏe mạnh là tránh tất cả các sản phẩm thuốc lá.
4. Lưu ý các cuộc hẹn với bác sĩ của bạn
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là một phần quan trọng của quá trình lão hóa khỏe mạnh – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là một phần quan trọng của quá trình lão hóa khỏe mạnh, CDC cho biết.
CDC giải thích: “Hãy đến gặp bác sĩ để được cung cấp các dịch vụ phòng ngừa, không chỉ khi bạn bị ốm. Điều này có thể ngăn ngừa bệnh hoặc phát hiện ra bệnh sớm, điều trị sẽ hiệu quả hơn”.
5. Theo dõi lịch sử sức khỏe gia đình
Nhiều tình trạng sức khỏe có tính chất di truyền, vì vậy CDC khuyên bạn nên theo dõi lịch sử sức khỏe gia đình. CDC nói: “Nên chia sẻ lịch sử sức khỏe gia đình của bạn với bác sĩ, người có thể giúp bạn thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các bệnh mạn tính”.
6. Chú ý đến sức khỏe não bộ
CDC đặc biệt khuyến khích bạn chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong sức khỏe não bộ. CDC nói: “Bộ não của mọi người thay đổi khi họ già đi, nhưng chứng mất trí nhớ không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có thắc mắc về trí nhớ hoặc sức khỏe não bộ”, theo Eat This, Not That!
Bé trai 4 tuổi té giường tầng bị chấn thương sọ não nặng
Bác sĩ cảnh báo phụ huynh trông coi con cẩn thận, bởi nhiều trẻ leo trèo té ngã gây chấn thương tay chân, thậm chí là chấn thương sọ não nguy hiểm tính mạng.
Bệnh nhi té giường tầng bị chấn thương sọ não nặng - ẢNH: BVCC
Ngày 15.3, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận phẫu thuật cấp cứu nam bệnh nhi N.V.A.K (4 tuổi, ngụ Đồng Nai) do té giường tầng, chấn thương sọ não nặng. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhi ổn định.
Trước đó, bé chơi cùng anh trên giường tầng thì ngã xuống đất khóc thét. Ba mẹ chạy vào thấy bé đã nằm trên sàn nhà, đầu sưng nhiều nên đưa đi khám tại bệnh viện địa phương và phát hiện xuất huyết não. Bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.
Tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhi bắt đầu giảm tri giác, da đầu sưng rất nhiều kèm đau đầu. Kết quả chụp CT-Scanner phát hiện xương sọ bệnh nhi bị bể, kèm xuất huyết trong hộp sọ nhiều, chèn ép não.
Sau hơn 2 giờ mổ cấp cứu, bác sĩ lấy ra hơn 200 ml máu giải phóng chèn ép não và cầm máu để ngăn ngừa xuất huyết tái phát cho bệnh nhi.
Bác Nguyễn Ngọc Pi Doanh, phẫu thuật viên chính ca mổ, cho biết đây là trường hợp chấn thương sọ não nặng, phức tạp do vùng chấn thương nằm cả 2 bên, toác khớp sọ dọc giữa, lượng máu chảy nhiều và vị trí xuất huyết nằm ngay xoang dọc trên, có nguy cơ xuất huyết ồ ạt và bệnh nhi có thể tử vong nếu không kiểm soát được.
Thực tế trong lúc mổ, xương sọ bị toác đôi có thể do bé té cao, máu chảy nhiều từ xoang tĩnh mạch đúng như dự đoán. Nếu can thiệp trễ, bệnh nhi có khả năng tử vong do máu tụ chèn ép gây tụt não.
Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị va chạm vào đầu, nếu có các dấu hiệu: ói nhiều lần, đau đầu, tri giác ngủ gà (hoặc ít chơi như mọi ngày), da đầu sưng nhiều, nhìn hoặc sờ thấy da đầu lõm vào, cơ chế chấn thương nặng (bé bị văng ra xa, té cao...), chảy dịch từ mũi, tai, yếu liệt tay chân, co giật... phải đưa bé đi tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra chấn thương sọ não...
Đang trông cháu, người đàn ông ngã gãy 2 bên khớp háng cùng lúc Bệnh nhân có tiền sử uống rượu lâu năm, người bệnh gãy 2 bên khớp háng cùng lúc chỉ với một cú ngã nhẹ. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh N.V.T (54 tuổi) đến từ Thường Tín vào viện trong tình trạng chấn thương gãy 2 bên khớp háng. Người bệnh cho biết, ông đã có biểu...