Vì sao có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng vì một con tôm?
Người phụ nữ vào viện cấp cứu trong tình trạng môi lưỡi sưng phù, khó thở tăng cao, nguy cơ phải mở ống nội khí quản sau khi ăn một con tôm.
Mới đây, bà N.T.H (71 tuổi, trú tại thành phố Hà Giang) được gia đình đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, lưỡi sưng phù nhiều, chèn ép vào đường thở.
Trước đó, bà H. ăn tôm và xuất hiện đau tức nghẹn vùng cổ, lưỡi sưng phù nhanh chóng, che lấp hết khoang miệng dẫn đến khó thở.
Tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện tỉnh Hà Giang, các bác sĩ đánh giá nữ bệnh nhân có tình trạng khó thở cấp, nguy cơ ngạt thở do chèn ép, có thể ngừng thở bất cứ lúc nào. Bà H. được chẩn đoán sốc phản vệ mức độ nguy kịch, có thể phải mở khí quản trong tình trạng chèn ép đường thở tăng.
Sau khi sử dụng phác đồ sốc phản vệ của Bộ Y tế, tình trạng bệnh nhân cải thiện, lưỡi đỡ sưng phù, đỡ khó thở. Sau 12 giờ điều trị, bà H. đã ổn định sức khỏe.
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Thành – Thành viên Hiệp hội Da liễu Việt Nam, trong thời gian trực Tết, ông gặp rất nhiều ca cấp cứu vào viện với triệu chứng nổi mề đay, khó thở do ăn các món đặc sản trong đó phổ biến nhất là hải sản, các loại côn trùng.
Điển hình như trường hợp bà B.T.T (51 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) được gia đình đưa vào cấp cứu trong tình trạng mẩn khắp người, mề đay nổi rộp cả miệng, gây bít tắc đường thở.
Video đang HOT
Một số người dị ứng với tôm. Ảnh: P.T.
Trước đó, người phụ nữ này đi ăn cơm đầu năm tại nhà người quen. Bà T. có tiền sử dị ứng hải sản vỏ cứng. Do không để ý, bà ăn canh mọc tôm thịt, 30 phút sau xuất hiện ngứa cổ tăng dần, sưng phồng môi, mắt, tình trạng ngày càng nặng nên gia đình đưa vào bệnh viện.
Giáo sư Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức và Chống độc Việt Nam cho biết, phản vệ là một phản ứng dị ứng ở người, có thể xuất hiện lập tức, vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Tình trạng có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng, gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau.
Bất cứ ai cũng có nguy cơ sốc phản vệ từ thuốc tới thức ăn. Trong đó, phản vệ với thực phẩm khá thường gặp từ nhẹ tới nặng.
Nguy hiểm của sốc phản vệ là gây phù hạ họng, thanh quản, phản ứng co thắt phế quản rất mạnh khiến đường thở bị chít hẹp, gây thiếu oxy, đặc biệt là thiếu oxy não. Phản ứng này còn làm giãn mạch, giảm lưu thông máu, không khắc phục sớm có thể dẫn tới tử vong.
Bác sĩ Thành cho biết thêm, các thực phẩm có nguy cơ cao gây sốc phản vệ gồm đặc sản thú rừng như thịt nhím, lợn rừng hoặc rau rừng, hải sản, côn trùng, thực phẩm chứa protein lạ, rượu ngâm các loại rắn, bọ cạp.
Vì vậy, sau khi ăn uống thực phẩm có dấu hiệu phù mạch tại môi, mắt, lưỡi hoặc cổ họng, khó thở; đau bụng dữ dội, tiêu chảy hoặc nôn ói; hạ huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu, người dân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế.
Những người dị ứng với các thực phẩm trên hết sức thận trọng, không nên có tâm lý ăn thử. Đặc biệt, ai không ăn được hải sản nên hỏi người chế biến trong các món nem, chả có chứa tôm, ghẹ hay không, tránh sốc phản vệ.
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết
Tết đến, hầu như nhà nào cũng có bánh trái, các loại hạt, thạch rau câu...để đãi khách.
Đây là dịp trẻ con được ăn bánh, kẹo thỏa thích mà không sợ bị ba mẹ la mắng. Tuy nhiên, nhà có trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý việc trẻ có thể bị hóc các loại hạt, kẹo, thạch rau câu...dịp Tết.
Bác sĩ Trần Thanh Phụng-Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) cho biết: Có nhiều nguyên nhân gây ra dị vật đường thở ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Trong đó, thường ở trẻ nhỏ là do sặc sữa, cơm, cháo, thuốc, đồ chơi trẻ em, hạt dưa...; trong đó, thạch rau câu là nguy hiểm nhất và khó cấp cứu kịp thời.
Ê kíp y, bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) cấp cứu cho một ca dị vật đường thở ở trẻ. Ảnh: Đơn vị cung cấp
Dị vật đường thở xảy ra đột ngột, trẻ khỏe mạnh đang chơi hoặc đang ăn nhưng khi bị hóc dị vật thường có các dấu hiệu như: Ho sặc sụa, tím tái, khó thở, nghe tiếng rít... khi đó cần thực hiện thủ thuật sơ cứu dị vật đường thở kịp thời. Trong đó, trẻ dưới 2 tuổi sử dụng phương pháp vỗ lưng ấn ngực: Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái. Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái. Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
Với trẻ lớn hơn, thực hiện thủ thuật Heimlich như sau: Vòng hai cánh tay quanh phần giữa thân người của bệnh nhân. Một tay nắm chặt và đặt giữa đường giữa rốn và mũi ức. Tay còn lại nắm lấy nắm đấm ấn bụng khi nạn nhân đứng hay ngồi, đẩy mạnh nắm đấm và hướng lên trên bằng cách kéo cả hai cánh tay quay ra sau và lên trên. Lặp đi lặp lại thật nhanh động tác đẩy từ 6 đến 10 lần, nếu cần.
"Khi thực hiện mọi người cần tránh chống đầu trẻ xuống hoặc móc họng trẻ để cố lấy dị vật khi không thấy rõ dị vật hoặc dị vật nằm sâu. Trường hợp bé ho, sặc sụa sau đó bé hồng hào, khó thở nhẹ hoặc không khó thở không nên thực hiện thủ thuật cấp cứu dị vật đường thở, giữ yên trẻ khám chuyên khoa tai mũi họng soi gắp dị vật"- bác sĩ phụng cho biết.
Khi trẻ bị dị vật đường thở cần thực hiện các biệp pháp cấp cứu kịp thời bởi người có chuyên môn hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ can thiệp. Ảnh: Như Nguyện
Để phòng tránh dị vật đường thở, bác sĩ Trần Thanh Phụng khuyến cáo: Các bà mẹ cho trẻ bú sữa đúng cách; không ăn, bú, uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười.
Cho trẻ uống thuốc uống dạng siro hoặc tán nhuyễn với trẻ nhỏ. Hạn chế cho trẻ nhỏ chơi các vật dụng nhỏ, hạt tròn. Đối với hạt dưa, thạch rau câu, đồ chơi nhỏ nên để ngoài tầm với của trẻ. Khi cho trẻ ăn các loại trái cây có hạt trơn, tròn như: Mãng cầu, sapoche..., người lớn nên lấy hạt ra trước đối với trẻ nhỏ.
Uống rượu ngâm rễ cây, 2 người đàn ông nguy kịch Cả hai người đàn ông bị ngộ độc cấp tính, nhập viện trong tình trạng suy đa tạng, tổn thương não sau khi uống rượu ngâm rễ cây Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết tại đây đã tiếp nhận 2 bệnh nhân nam trong tình trạng co giật, hôn mê sâu và ngừng thở sau khi uống rượu ngâm rễ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chàng trai 25 tuổi ở TPHCM liệt tứ chi nguy kịch sau khi ăn pate đóng hộp

Nguồn lây bệnh lao vẫn tiềm ẩn trong cộng đồng

Cảnh báo nguy cơ 'mất mạng' vì uống 'nước kiềm' chữa bệnh

Nguy cơ nhiễm khuẩn botulinum từ thực phẩm đóng hộp

Bị ung thư phổi sống được bao lâu?

Vì sao có người đỏ mặt, tái nhợt sau uống rượu?

6 thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe

Ăn yến mạch kiểu này cân tăng vèo vèo lại cực hại sức khỏe, nhưng ít người biết

Vì sao phụ nữ cần ăn nhiều thịt hơn nam giới?

Nguy hiểm khi mắc sởi nặng, biến chứng mới nhập viện

Giảm cơn ho đau rát họng bằng tỏi và mật ong

Thử nghiệm vaccine ung thư tiềm năng, thiết kế riêng cho từng bệnh nhân
Có thể bạn quan tâm

George Clooney tuyên bố ngừng đóng phim tình cảm lãng mạn
Hậu trường phim
23:01:42 25/03/2025
Công an xã bắt nhanh đối tượng dùng bình xịt hơi cay cướp tiền tại cửa hàng tiện lợi
Pháp luật
23:01:09 25/03/2025
F-16 Ukraine sắp như "hổ mọc thêm cánh", thách thức không quân Nga
Thế giới
22:59:06 25/03/2025
Phim kinh dị Việt liên tục đổ bộ rạp chiếu
Phim việt
22:54:25 25/03/2025
'Mama boy' trong 'When Life Gives You Tangerines' gây ám ảnh ra sao?
Phim châu á
22:51:50 25/03/2025
Vụ chìm tàu 5 người chết và mất tích: Ngóng người thân trong vô vọng
Tin nổi bật
22:50:09 25/03/2025
Động thái bất ngờ của Jennie giữa lúc bị "kêu réo" khắp nơi vì bức ảnh gây nóng mắt
Nhạc quốc tế
22:38:40 25/03/2025
Hoà Minzy tiết lộ lý do từ chối thi 'Chị đẹp đạp gió' ở Trung Quốc
Nhạc việt
22:33:47 25/03/2025
Trấn Thành là "nạn nhân" của 1 Hoa hậu Vbiz: Khoảnh khắc lia camera 5 giây lộ 1 bí mật muốn chôn vùi!
Sao việt
22:30:12 25/03/2025
Một bảo vệ trường học ở Hải Phòng trần tình về hình ảnh chú chó bị trói
Netizen
22:29:00 25/03/2025