Nam sinh nguy kịch vì nhiễm khuẩn chưa thể xác định
Sau lần té ngã, nam sinh 14 tuổi rơi vào nguy kịch, sốc, nhiễm trùng huyết toàn thân. Hiện loại vi khuẩn mà bệnh nhân này bị nhiễm chưa thể xác định.
Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa tiếp nhận ca nguy kịch vì bị nhiễm một loại vi khuẩn tụ cầu chưa rõ loại. Đó là một nam sinh 14 tuổi. 10 ngày trước, bệnh nhân đi làm phụ gia đình tại vùng sông nước Kiên Giang, vô tình vấp cọng dây và bị té ngã, trật chân phải. Em không bị chấn thương vùng đầu. Tuy nhiên, đến chiều, nam sinh sốt cao . Kết quả chụp X-quang tại bệnh viện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương phần mềm, kê thuốc uống tại nhà.
Đến ngày thứ 3, vùng mắt cá chân phải của bệnh nhân sưng to, kèm theo sốt. Tại bệnh viện, em được truyền dịch hạ sốt. Tuy nhiên, sang ngày 23/11, bệnh nhân sốt, than mệt, không tự ngồi dậy được và vẫn ăn uống bình thường. Người nhà đưa nam sinh tới Bệnh viện tỉnh An Giang . Đến 9h cùng ngày, bệnh nhân bắt đầu nói sảng nhưng không co giật.
Nam sinh nguy kịch sau bị vấp cọng dây, nhiễm loại khuẩn chưa thể xác định. Ảnh: BVCC.
22h ngày 24/11, bệnh nhân bị suy hô hấp, phải đặt ống thở, thở máy, dùng kháng sinh, thuốc vận mạch. Lúc này, em được chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM). Chỉ từ vết thương ngõ vào xâm nhập từ khớp gối, nam bệnh nhân rơi vào nguy kịch, có triệu chứng sốc, nhiễm trùng huyết toàn thân, sưng khớp tiến triển.
Ê-kíp chuyên gia tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đang gia sức bảo tồn chức năng các cơ quan cho bệnh nhân. Sau khớp gối, gan, thận và đặc biệt là màng tim của nam sinh đang có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Dịch khớp gối đầy mủ, máu. Các bác sĩ đã chọc hút và đem đi xét nghiệm để tìm ra chủng khuẩn đặc hiệu cũng như phổ kháng sinh phù hợp cho điều trị.
Có thể nhận thấy diễn tiến bệnh của trường hợp nói trên nặng không kém Whitmore do trực khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây nên. Tụ cầu khuẩn là các vi khuẩn gram dương, hiếu khí. Trong đó, Staphylococcus aureus là tác nhân gây bệnh nhiều nhất. Nó thường gây ra nhiễm trùng da và đôi khi viêm phổi, nội tâm mạc, viêm tủy xương và dẫn tới tình trạng áp- xe . Một số chủng khác tạo thành các độc tố phức tạp, gây viêm dạ dày ruột, hội chứng bong vảy da và sốc nhiễm độc.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyến cáo các dòng vi khuẩn tụ cầu dễ tìm thấy ngoài môi trường đất, nước bẩn, ruộng đồng, vùng nước tù đọng và lây sang người, động vật khi tiếp xúc trực tiếp. Chỉ một vết thương nhỏ ngoài da, bệnh nhân bị vi khuẩn xâm nhập có thể gặp biến chứng viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết toàn thân, da, khớp, tim.
Do đó, mùa mưa lũ vừa qua, người dân miền Trung và vùng sông nước cần đặc biệt nâng cao các biện pháp phòng bệnh Whitmore, nhiễm trùng các loại. Nguyên tắc đầu tiên đó là luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, dọn dẹp môi trường sạch sẽ, sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc có tiếp xúc bùn, đất, nước bẩn và ăn chín, uống sôi.
Chớ xem thường vết bầm tím tự phát trên da
Trẻ em rất dễ bị bầm tím khi bị ngã va vào đồ đạc hoặc va chạm khi chơi với bạn. Tuy nhiên, vết bầm tím do va đập hoặc bầm tím tự phát có thể do nguyên nhân sức khỏe.
Nguyên nhân gây bầm tím ở trẻ có thể do một số tình trạng không nghiêm trọng và tạm thời, nhưng cũng có nguyên nhân cần điều trị. Hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nếu con bạn dễ bị bầm tím.
Nguyên nhân nào khiến trẻ dễ bị bầm tím?
Các nguyên nhân có thể bao gồm:
Ngã: Trẻ nhỏ, nhất là trẻ mới biết đi khá hiếu động. Các bé thường chạy quanh nhà và thử nghiệm mọi thứ. Do đó, bé dễ bị ngã, hoặc vô tình va chạm vào đồ đạc. Điều này làm tăng nguy cơ bị thương, bị bầm tím, đặc biệt là ở khuỷu tay, ống chân và đầu gối...
Cơ thể ít mỡ: Số lượng vết bầm tím ở con bạn cũng phụ thuộc vào tỷ lệ chất béo có trong cơ thể chúng. Nếu có ít chất béo trong cơ thể, bé sẽ dễ bị bầm tím ngay cả khi bị va đập nhẹ.
Bệnh Hemophilia: Là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị bầm tím. Hemophilia là một rối loạn đông máu di truyền gây ra do thiếu hụt hoặc bất thường chức năng các yếu tố đông máu VIII/ IX.
Bệnh di truyền lặn liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X. Người bệnh không chỉ cần được dự phòng và điều trị chảy máu mà còn phải được quản lý, theo dõi và chăm sóc bởi nhiều chuyên khoa.
Bệnh Von Willebrand (vWD): Là bệnh rối loạn đông máu do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của yếu tố Von Willebrand trong máu. Hội chứng Von Willebrand được coi là tình trạng di truyền với một gene bị lỗi gây ra các vấn đề với một protein quan trọng cho quá trình đông máu.
Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP): Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là một rối loạn có thể dẫn đến các vết bầm tím và chảy máu dễ dàng hoặc quá mức. Kết quả chảy máu là do lượng tiểu cầu thấp bất thường- các tế bào làm đông máu.
Trước đây, giảm tiểu cầu miễn dịch còn được gọi là ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. ITP có thể gây ra vết bầm tím, cũng như các chấm nhỏ màu đỏ tím trông giống như phát ban. Trẻ em có thể bị ITP sau khi bị nhiễm virus và thường hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị.
Thiếu vitamin K: Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị bầm tím. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Số lượng tiểu cầu bị ảnh hưởng do thiếu vitamin K. Do đó, đừng quên cho con bạn tiêm vitamin K để ngăn ngừa rối loạn chảy máu.
Thiếu vitamin C: Vitamin C cần thiết cho sức khỏe; do đó, nếu thiếu chất này, con bạn có thể bị bầm tím dễ dàng. Nếu trẻ bị thiếu vitamin C, bạn cũng có thể thấy rằng các vết xước hoặc vết thương ở con bạn thường mất nhiều thời gian để chữa lành hơn.
Bệnh bạch cầu: Ở trẻ em, hầu hết các bệnh bạch cầu là cấp tính. Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em cũng được chia thành bệnh bạch cầu dòng lympho cấp (ALL) và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp (AML), tùy thuộc cụ thể vào loại tế bào máu trắng được gọi là tế bào bạch huyết hoặc tủy bào, liên quan đến sự đề kháng miễn dịch. Đây là loại ung thư nghiêm trọng ở trẻ em, trong đó việc sản xuất các tế bào máu bình thường bị cản trở. Điều này khiến trẻ dễ bị bầm tím.
Giảm mức độ của các yếu tố đông máu khác nhau: Yếu tố đông máu là các protein có trong máu kết hợp với tiểu cầu để tạo thành cục máu đông tại khu vực bị thương và cầm máu. Mức độ giảm của các yếu tố đông máu có thể khiến trẻ dễ bị bầm tím. Chúng có thể giảm do nhiều lý do khác nhau như nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh, một số loại thuốc, các vấn đề về gan,...
Da nhạy cảm: Một số nguyên nhân khác có thể gây ra dễ bầm tím ở trẻ em bao gồm da nhạy cảm có thể biến ngay cả một va đập nhẹ thành một vết bầm tím.
Khi nào vết bầm tím là dấu hiệu của bệnh?
Bầm tím cho thấy một căn bệnh tiềm ẩn khi nó xảy ra đột ngột và kết hợp với các triệu chứng bao gồm: Đổ mồ hôi / sốt; Giảm cân không chủ ý; Phát ban; Đau trong xương; Những đốm đỏ nhỏ xuất hiện trên da; Bụng to hoặc sưng lên; Bất thường về mặt hoặc xương; U máu (vết bớt lớn, màu đỏ).
Cần làm gì khi trẻ dễ bị bầm tím?
Nếu các vết bầm tím xuất hiện mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào, bạn cần cho trẻ đi xét nghiệm máu. Nếu trong gia đình có tiền sử rối loạn chảy máu, bạn càng nên cho trẻ đi khám sớm. Các rối loạn đông máu chỉ có thể phát hiện và xác định khi trẻ được khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Đảm bảo cho con một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Bạn có thể thực hiện các bước sau để các vết bầm tím của trẻ mau lành:
Khi phát hiện vết bầm mới: Chuẩn bị một túi đá viên. Quấn nó vào một chiếc khăn vải hoặc khăn tắm và đắp lên vết bầm trong 10-15 phút. Không chườm đá trực tiếp lên da.
Nâng cao vùng bị bầm tím để giảm lưu lượng máu đến vùng đó. Điều này sẽ làm giảm sưng tấy.
Nếu con bạn bị đau nhiều, có thể đề nghị bác sĩ kê thuốc giảm đau an toàn cho trẻ.
Vi khuẩn kháng kháng sinh lan rộng Hội thảo khoa học lựa chọn thuốc hợp lý, an toàn hiệu quả trong điều trị đã được Tổng hội Y học tổ chức ngày 29.10 tại Hà Nội. PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, phát biểu tại Hội nghị - CỔNG TTĐT BỘ Y TẾ Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá hiện...