6 chất cần có trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư. Việc can thiệp dinh dưỡng đúng và sớm sẽ giúp cho bệnh nhân ung thư có sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
Khi cơ thể khỏe mạnh, ăn đa dạng thực phẩm để có đủ chất dinh dưỡng và calo cần thiết thường không phải là vấn đề khó khăn.
Nhưng khi đang điều trị ung thư, những điều này có thể khó thực hiện do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là khi có tác dụng phụ của các phương pháp điều trị.
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư. Ảnh minh họa.
Dinh dưỡng đúng, đủ và sớm giúp ích gì cho người bệnh ung thư?
Trong quá trình điều trị bệnh ung thư, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng và sức khỏe thật tốt vừa để chiến đấu với căn bệnh, vừa có thể đáp ứng được các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị… và giúp người bệnh hồi phục sau điều trị thành công.
4 nhóm thực phẩm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ cân đối. Nên ăn nhiều rau, trái cây tươi và các sản phẩm ngũ cốc không xay xát, chế biến quá kỹ. Giảm bớt lượng thịt đỏ, đặc biệt là các loại thịt được chế biến công nghiệp hoặc nhiều chất béo; Ăn lượng chất béo vừa phải; ăn ít đường, muối; duy trì cân nặng ở mức thích hợp.
Việc can thiệp dinh dưỡng đúng và sớm trong ung thư giúp:
Ngăn ngừa hoặc điều chỉnh các thiếu hụt dinh dưỡng như sụt cân, mất khối nạc.Đạt được và duy trì thể trọng tối ưu.Tăng khả năng dung nạp với các phương pháp điều trị chống khối u.Giảm thiểu các tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn của việc điều trị.Giúp hệ miễn dịch chiến đấu với nhiễm khuẩn.Giúp cơ thể hồi phục và làm lành vết thương.Cải thiện tiên lượng, tăng khả năng hồi phục.Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguyên tắc dinh dưỡng chung cho bệnh nhân ung thư
Video đang HOT
Để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo 4 nhóm thức ăn và uống đủ nước. Không phải ăn uống đủ dinh dưỡng là “cung cấp thêm chất đạm làm khối u to nhanh, chỉ ăn chay hoặc gạo lứt – muối mè khối u sẽ nhỏ lại” như nhiều người vẫn lầm tưởng, mà phải ăn đủ dinh dưỡng mới có đủ sức khỏe để chữa bệnh.
Để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo 4 nhóm thức ăn và uống đủ nước.
Bên cạnh đó, người bệnh chịu khó vận động, tránh nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn; đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ lo lắng quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư:
Đạm
Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu giúp tái tạo các tổ chức bị tổn thương và tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng. Khi cơ thể không nhận đủ protein nó sẽ tự tiêu cơ bắp để lấy nhiên liệu cần thiết. Điều này làm cơ thể chậm và khó phục hồi sau khi bị bệnh và dễ mắc các nhiễm khuẩn.
Người mắc bệnh ung thư thường cần nhiều đạm hơn bình thường, đặc biệt là sau phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
Là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt hay xay xát không quá kỹ, các loại củ. Cần chế biến mềm để người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa.
Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt), gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
Chất béo
Là thành phần cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc màng tế bào, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) có rất nhiều vai trò trong việc duy trì sức khỏe và chống lại các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Nên ăn cả dầu và mỡ, lượng dầu ăn nên chiếm 2/3 tổng chất béo.
Rau quả
Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên chọn và sử dụng các loại rau, quả đúng vụ, đúng. Mỗi ngày nên ăn 2-3 loại rau (gồm cả rau xanh và rau củ) và 2-3 loại quả chín.
Nước
Nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Chức năng của nước đối với cơ thể bao gồm: Vận chuyển các chất dinh dưỡng, vận chuyển và đào thải các sản phẩm của chuyển hóa, giúp hình thành các cấu trúc và hình thái tế bào, duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể, duy trì cân bằng các chất điện giải.
Chất chống oxy hóa
Trong quá trình hoạt động quá sản và loạn sản của tế bào ung thư, phản ứng oxy hóa tạo ra các gốc tự do mạnh và nhiều hơn. Cần bổ sung các thành phần chống oxy hóa để hỗ trợ cơ thể dọn dẹp gốc tự do. Các chất chống oxy hóa bao gồm Beta-Caroten, VitaminC, Vitamin E, Lycopen, Selen và kẽm…
Hầu hết các tác dụng phụ có liên quan đến ăn uống của phương pháp điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc điều trị. Nhưng một số tác dụng phụ có thể kéo dài trong một thời gian. Ăn uống tốt, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh lấy lại sức mạnh, niềm tin, xây dựng lại mô và hồi phục thể trạng tốt để chiến thắng bệnh tật.
Tiềm năng ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị bệnh lý Cơ xương khớp
Việt Nam được xếp vào nhóm những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp cao nhất thế giới.
Theo số liệu thống kê của Hội cơ xương khớp Việt Nam cho thấy, có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp.
Theo Hội Loãng xương TP. Hồ Chí Minh ước tính, khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang mắc chứng loãng xương, dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương, trong đó nữ giới chiếm 70 - 80%. Tại Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì 1 người mắc bệnh loãng xương.
TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Hương - Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng Ban chuyên môn Hội Sinh lý học Việt Nam chia sẻ về tình trạng mắc các bệnh về cơ xương khớp hiện nay tại Việt Nam và các phương pháp điều trị hiện tại.
Các chuyên gia cho rằng ước tính, có hiện khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang bị loãng xương. Theo dự báo, đến năm 2030 sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương, trong đó nữ giới chiếm 70 - 80%.
Bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Quá trình điều trị các bệnh về cơ xương khớp còn nhiều nan giải.
Vừa qua, 3 tập đoàn Y tế Nhật Bản là Tập đoàn EVER, Tập đoàn Mikiyukai và Tập đoàn MHC phối hợp tổ chức "Tọa đàm chuyên đề tế bào gốc và kỹ thuật phẫu thuật chuyên biệt đối với các bệnh cơ xương khớp cùng các chuyên gia bác sĩ hàng đầu Nhật Bản".
Ông Đoàn Đức Tiến - Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành MHC phát biểu tại chương trình.
Tọa đàm là cầu nối giữa y học Nhật Bản và y học Việt Nam, góp phần thúc đẩy ngành y tế nước nhà phát triển.
Tọa đàm cũng là nơi chia sẻ các kỹ thuật ứng dụng tế bào gốc vào vị trí khớp tổn thương, thoái hoá cần điều trị phục hồi hoặc các kỹ thuật ứng dụng tế bào gốc nhằm chăm sóc sức khỏe chủ động và trẻ hoá tuổi sinh học cho cơ thể.
Bác sĩ Sadanori Sakamoto (Nhật Bản) chia sẻ về phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp bằng ứng dụng tế bào gốc tại tọa đàm.
Các chuyên gia y tế cho hay, ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong việc hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khỏe và bệnh lý cơ xương khớp là phương pháp mang đến nhiều triển vọng phát triển.
Nổi mụn ẩn trên trán phải làm sao? Mụn ẩn trên trán thực chất là tổn thương mụn trứng cá không viêm, khiến da trở nên sần sùi. Việc tự ý nặn hoặc cậy mụn có thể khiến tình trạng nặng hơn, khả năng để lại sẹo cao. Vậy cần làm gì để trị mụn ẩn trên trán? 1. Nhận biết mụn ẩn trên trán Theo BSCKI. Lưu Thị Quỳnh, Khoa...