Nổi mụn ẩn trên trán phải làm sao?
Mụn ẩn trên trán thực chất là tổn thương mụn trứng cá không viêm, khiến da trở nên sần sùi.
Việc tự ý nặn hoặc cậy mụn có thể khiến tình trạng nặng hơn, khả năng để lại sẹo cao. Vậy cần làm gì để trị mụn ẩn trên trán?
1. Nhận biết mụn ẩn trên trán
Theo BSCKI. Lưu Thị Quỳnh, Khoa Da liễu – Miễn dịch, Dị ứng, Bệnh viện 19-8, mụn ẩn thực chất là tổn thương mụn trứng cá không viêm, thường khu trú ở vùng da tiết nhiều dầu nhờn như trán, lưng… Nổi mụn ẩn trên trán, dù không gây cảm giác đau, khó chịu, nhưng chúng khiến da trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ.
Thông thường mụn ẩn trên trán do các tuyến bã nhờn gây tắc lỗ chân lông tạo nên. Nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông có thể do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể (đặc biệt thường gặp trong độ tuổi dậy thì), thói quen chăm sóc da không đúng cách, vệ sinh da không sạch, thường xuyên đưa tay lên mặt…
Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, áp lực, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những lý do gây ra mụn. Mụn ẩn trên trán có thể bao gồm mụn nhân mở ( mụn đầu đen) và mụn nhân đóng (mụn đầu trắng).
Thông thường mụn ẩn trên trán do các tuyến bã nhờn gây tắc lỗ chân lông ở tạo nên.
Mụn ẩn trên trán có nên nặn không?
Video đang HOT
BSCKI. Lưu Thị Quỳnh khuyến cáo, không tự ý nặn mụn tại nhà. Việc nặn, cậy mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn, khiến da sưng tấy và để lại sẹo.
Đặc biệt, nếu cố tình nặn, cậy mụn khi nhân mụn chưa trồi lên khỏi da, chưa khô, khả năng gây viêm và nhiễm trùng càng cao do việc này sẽ vô tình đẩy dầu và vi khuẩn vào sâu hơn.
2. Đối phó với tình trạng nổi mụn ẩn trên trán
BSCKI. Lưu Thị Quỳnh cho biết, đối với tình trạng mụn nhẹ, ban đầu có thể thử điều trị bằng các sản phẩm trị mụn không kê đơn, bao gồm các hoạt chất như salicylic, benzoyl peroxide, axit alpha hydroxy… Một số trường hợp có thể bị dị ứng với các thành phần nêu trên, vì vậy trong 3 ngày đầu tiên, nên thoa sản phẩm trên vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng.
Nếu tình trạng không cải thiện sau 3 tháng điều trị với các sản phẩm không kê đơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp như có thể sử dụng các phương pháp như điều trị nội khoa (dùng thuốc) hoặc áp dụng công nghệ như peel da, điều trị laser, điện di… Không có phương pháp điều trị mụn nào là tốt nhất và đôi khi nên kết hợp nhiều phương pháp để điều trị.
Điều trị mụn trứng cá cần kiên trì, tối thiểu từ 2 đến 3 tháng, trước khi quyết định xem phương pháp điều trị đó có hiệu quả hay không. Ngoài ra, chăm sóc da là khía cạnh rất quan trọng trong điều trị mụn trứng cá nói chung.
Người bệnh cần lưu ý:
- Vệ sinh da: Rửa mặt không quá 2 lần mỗi ngày bằng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không chà xát mạnh có thể làm mụn nặng hơn hoặc gây tổn thương da.
- Không cố nặn mụn.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm không có nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông: Việc này sẽ làm giảm thiểu tình trạng khô da và bong tróc – đây là những tác dụng phụ thường gặp của một số phương pháp điều trị mụn trứng cá.
- Chống nắng: Một số phương pháp điều trị mụn trứng cá làm tăng nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Do đó, cần sử dụng kem chống nắng và các biện pháp chống nắng vật lý để bảo vệ da.
- Hạn chế trang điểm.
- Điều chỉnh lối sống: Chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, đồng thời tránh xa thức ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt… sẽ giúp hạn chế mụn ẩn trên trán. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc cũng giúp làn da khỏe hơn từ bên trong, ngăn ngừa mụn ẩn trên trán phát triển.
Người đàn ông 43 tuổi bị nhồi máu não và liệt nửa người vì thói quen tưởng chừng vô hại này
Ăn vặt đêm khuya, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ lâu ngày sẽ có nguy cơ dẫn đến nhồi máu não.
Ông Zheng 43 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Châu, Trung Quốc. Sau khi ăn uống với bạn bè tới khuya, ông Zheng về nhà và chuẩn bị nghỉ ngơi thì đột nhiên cảm thấy chân tay bên trái yếu đi, kèm theo chóng mặt, khó chịu, đầu nặng trĩu và ù tai. Ông đã cố gắng nằm nghỉ mong các triệu chứng có thể giảm bớt nhưng mọi thứ dường như càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy ông đã nhanh chóng gọi cấp cứu.
Sau khi đến khoa cấp cứu của bệnh viện, các bác sĩ tiến hành chụp CT đầu cho ông Zheng nhưng không phát hiện chảy máu não và điện tâm đồ cũng không thấy có điều gì bất thường.
Chính vì vậy, các bác sĩ đã tiến hành các cuộc kiểm tra khác với ông và kết quả cho thấy ông bị nhồi máu não cấp tính. Mặc dù đã thực hiện một loạt các phương pháp điều trị nhưng ông Zheng vẫn bị liệt nửa người bên trái và cần thực hiện vật lí trị liệu cùng sử dụng thuốc theo đơn đã kê.
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính từ thói quen ăn khuya của ông Zheng. Ông thường ra ngoài gặp mặt bạn bè, ăn nhậu tới khuya. Ăn vặt đêm khuya dễ gây ra chứng nhồi máu não bởi:
- Tăng độ nhớt của máu: Ăn khuya sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động, máu sẽ tập trung ở đường tiêu hóa, từ đó làm tăng độ nhớt của máu. Máu đặc dễ hình thành cục máu đông, dễ dẫn đến nhồi máu não.
- Tăng huyết áp: Ăn vặt vào đêm khuya, uống tượu, tán gẫu với bạn bè đến tối muộn dễ làm tăng hưng phấn thần kinh giao cảm, gây tăng huyết áp. Nếu huyết áp quá cao dễ làm tăng cục máu đông, làm tắc mạch máu, từ đó dẫn đến nhồi máu não.
- Dễ tăng cân: Ăn trước khi đi ngủ thường dẫn đến tăng cân nhanh. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não, dẫn đến rối loạn lipid máu, tăng huyết áp...
- Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: Ăn trước khi đi ngủ dễ gây khó chịu ở đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu. Cảm giác khó chịu này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu, điều này có liên quan đến việc xuất hiện tình trạng nhồi máu não.
Ngoài ra, ăn khuya lâu ngày còn có thể gây ra các bệnh:
- Tiểu đường: Ăn thực phẩm nhiều đường vào ban đêm sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
- Bệnh tim mạch: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo vào ban đêm sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu, làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành...
Thoát khỏi ám ảnh ung thư, người phụ nữ sống khỏe sau 10 năm phát hiện bệnh 10 năm trước, khi nghe tin mình bị ung thư, bà Vũ Thị Mão (trú tại Quảng Ninh) suy sụp và chỉ nghĩ rằng mình còn sống được vài tháng. Ngày 27/10, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị khoa học tổng kết 10 năm thực hiện ghép tế bào gốc cho bệnh máu ác tính. Đến nay, hơn 100...