Thiếu niên 14 tuổi nặng hơn 90kg
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), TP.HCM có hơn 40% trẻ em trong độ tuổi đi học bị thừa cân, béo phì.
Con số này cao gấp đôi so với tỷ lệ trung bình của cả nước.
Ngày càng nhiều trẻ bị thừa cân, béo phì
Bác sĩ Đoàn Thị Bảo Thúy, Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM xác nhận những năm gần đây, trẻ thừa cân, béo phì đến viện khám có sự tăng nhẹ. Các em hầu hết trong tuổi đi học, có cân nặng trên 60kg, kể cả bé trai và gái. Một số trường hợp tăng cân rất nhanh, mất kiểm soát, có khi tăng từ 1-2kg/tháng.
Trong số đó, có một bé gái 8 tuổi, thường bị bạn trêu gọi là vịt bầu. Bé được bà rất thương chiều và hay mua bánh, sữa để sẵn trong nhà. Khi được mẹ đưa lên viện gặp bác sĩ, cô bé đã nặng hơn 50kg và ngày càng trở nên khó kiểm soát cân nặng.
“Thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến trẻ mặc cảm, mất tự tin, sợ bạn bè trêu chọc, thu mình và ngại tiếp xúc”, bác sĩ Thuý nói.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phương Anh, Quyền điều hành Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện An Bình (TP.HCM) cho biết với trẻ béo phì, việc giảm cân đòi hỏi quyết tâm rất lớn từ cha mẹ và bản thân trẻ. Việc giảm cân thành công sẽ mang đến nhiều tác động tích cực.
Bác sĩ dẫn chứng cách đây vài tháng đã tiếp nhận điều trị cho một thiếu niên 14 tuổi, nặng hơn 90kg. Mẹ của cậu bé tâm sự, do bận rộn công việc không có thời gian chăm sóc con kỹ lưỡng nên chị bù đắp bằng cách cho con ăn thoả thích. Cậu bé ăn rất nhiều, đặc biệt là đồ béo, chiên xào. Đến khi giật mình nhận thấy con béo phì, chị rất lo lắng nhưng không biết giảm cân cho con thế nào.
Video đang HOT
Béo phì khiến trẻ tự ti, thu mình, sợ bạn bè chọc ghẹo. Ảnh: GL.
Khi cổ của cậu bé xuất hiện các vết đen (dấu gai đen) do tình trạng đề kháng insulin, chị nghĩ con bị bệnh da liễu nên đưa đi khám. Bác sĩ da liễu đã tư vấn hai mẹ con nên đi khám dinh dưỡng và điều trị giảm cân.
“Người mẹ chỉ cầu mong con giảm được khoảng 10kg nhưng thực sự khi mới gặp, tôi nghĩ khó có thể giải quyết được”, bác sĩ Phương Anh kể.
Tuy nhiên, trong 3 tháng hè, bên cạnh điều trị bằng thuốc, bác sĩ Phương Anh còn lên kế hoạch điều trị bằng thay đổi lối sống, dinh dưỡng, vận động cho cậu bé. Chặng đường thực sự khó khăn nhưng em rất quyết tâm. Em bỏ thói quen ăn vặt dù có lúc rất thèm thuồng, cố gắng chịu đựng để vượt qua. Thay vì để bố mẹ chở đi học như nhiều năm qua, em đạp xe đến trường, tự lập hơn trước rất nhiều.
“Đến nay, cậu bé giảm khoảng 20kg, cân nặng hiện tại hơn 70kg và đang giữ ở mức cân này. Khi cậu bé giảm cân, sự tự lập và tự tin cũng tăng lên nhiều”, bác sĩ Phương Anh nói.
Học quá nhiều cũng có thể dẫn đến thừa cân, béo phì
Theo bác sĩ Đoàn Thị Bảo Thúy, Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, bên cạnh nguyên nhân di truyền, chuyển hoá, ít vận động, dinh dưỡng không hợp lý, một lý do khác dẫn đến thừa cân béo phì còn là do học tập căng thẳng, mệt mỏi.
Chị lý giải ngoài giờ học chính thức, trẻ em hiện phải học thêm, học ngoại ngữ rất nhiều, không đủ thời gian nghỉ ngơi. Khi có thời gian rảnh, trẻ lại xem điện thoại, máy tính và xem đây là cách giải trí chính. Có trẻ phải học bài rất muộn đến 22h mới được đi ngủ. Phụ huynh thường chuẩn bị suất ăn đêm cho con bồi bổ, điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cân nặng của trẻ.
Do đó, bác sĩ đề nghị phụ huynh cần phân bố lại thời gian học tập cho con, đảm bảo trẻ được vận động và ngủ đủ giấc. Mỗi ngày, trẻ cần vận động từ 30-45 phút trong 6 ngày/tuần, cố gắng sắp xếp để giảm thời gian ngồi học.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết tại Việt Nam, tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 cho thấy trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì đã tăng gấp rưỡi sau một thập kỷ (từ 5,6% lên 7,4%), còn nhóm từ 5-19 tuổi đã tăng gấp đôi (từ 8,5% lên 19%).
Một trong những trở ngại khiến tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ chưa được cải thiện là do không có cơ hội vận động ngay trong môi trường sống và học tập. Nhiều trường học không có không gian vận động, trẻ học quá nhiều, không ngủ đủ giấc.
Các chuyên gia cảnh báo thừa cân béo phì khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khi trưởng thành như tim mạch, chuyển hóa bất thường glucose, rối loạn gan mật – đường ruột, khó thở khi ngủ.
Trẻ cũng có thể gặp các biến chứng về giải phẫu, nghiêm trọng nhất là bệnh Blount (một dị dạng xương chày do phát triển quá mạnh), dễ bị bong gân mắt cá chân. Trẻ dễ tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dần trở nên thụ động, cô đơn vì không có bạn, dễ dẫn đến trầm cảm.
Các chuyên gia khuyến cáo cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động để phòng ngừa thừa cân béo phì cho trẻ, ở trường học và ở nhà. Trẻ cần ăn đúng giờ theo bữa, đảm bảo đa dạng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn ngọt, béo.
Không nên bắt trẻ học quá nhiều, tạo điều kiện để trẻ có thể vui chơi, vận động sau những giờ học căng thẳng; đi bộ đến trường, tập thể thao, làm việc nhà…
Hạn chế cho trẻ ngồi lâu xem tivi, chơi trò chơi điện tử trên máy tính, điện thoại. Trẻ cần được ngủ đủ trung bình từ 8-10 tiếng mỗi ngày. Phụ huynh cần thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, dự phòng thừa cân béo phì.
Hai bệnh nhi thoát cơn nguy kịch do được lọc máu hấp phụ bằng quả lọc Resin
Tối 10-11, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh thông tin về việc áp dụng thành công kỹ thuật lọc máu hấp phụ, cứu sống hai bệnh nhi nguy kịch.
Các bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, đang được điều trị phục hồi.
Trường hợp thứ nhất là bé trai S.X.Q, 22 tháng tuổi, đến từ Kiên Giang. Bé nhập viện trong tình trạng lơ mơ, ngộ độc cấp do uống nhầm hóa chất (cha bé mua keo composite pha dung môi Perodoxide hữu cơ (chất gây ngộ độc) trong suốt đựng trong chai nước suối dùng để dán thuyền. Bé khát nước, được người nhà lấy nhầm chai và uống).
Sau khi uống, bé nôn ói liên tục, người nhà đưa đi bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, bé nhanh chóng được chỉ định lọc máu liên tục và lọc máu hấp phụ 3 chu kì: Ngộ độc chất không tan, gây tổn thương tạng nặng (gan, thận).
Ca thứ hai là bé gái 37 tháng D.N.T.D. cũng từ Kiên Giang nằm trong chuỗi ca cả gia đình bị tai nạn ong vò vẽ đốt. Riêng em có hơn 40 đốt khắp cơ thể. Độc tố lan nhanh và hủy hại đa cơ quan, rối loạn đông cầm máu. Em được chạy ECMO, lọc máu liên tục và lọc hấp phụ lấy chất độc của ong và cytokin trong cơn bão cytokin do ong đốt gây ra.
Kỹ thuật lọc máu hấp phụ bằng quả lọc Resin đang được Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh chỉ định áp dụng trong hầu hết các ca ngộ độc, nhiễm trùng...
Trước lọc máu, các độc tố và chỉ số viêm của hai em tăng rất cao. Sau khi lọc, các chỉ số này đều giảm đáng kể về gần như bình thường song hành cùng độ cải thiện chức năng cơ quan, độ hồi phục, tươi tắn dần các chức năng sống của các bệnh nhi. Hiện cả hai bé đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo, đang ổn định nhiễm trùng, các chức năng sinh tồn và chờ ngày hội ngộ gia đình.
Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh hiện là bệnh viện đứng đầu trong ngành Nhi ở phía Nam áp dụng thành công phương pháp lọc máu hấp phụ bằng quả lọc Resin. Bệnh viện đang triển khai kỹ thuật này cho hầu hết các chỉ định từ ngộ độc cấp, cơn bão cytokin, đến hấp phụ một phần bilirubin kết hợp cytokin, ứng dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng huyết suy đa cơ quan, đặc biệt là suy gan nặng, ong đốt suy đa cơ quan, ARDS nặng, ngộ độc cấp... và thành công cứu sống liên tiếp nhiều ca nguy kịch.
Cũng từ 2 ca bệnh nêu trên, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần cảnh giác, để các chất độc (thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ...) xa tầm tay trẻ em. Mùa lễ tết sắp đến, các dung môi hữu cơ, xăng dầu hóa chất dùng trong sơn màu, thuốc trừ sâu mùa vụ thường được chứa vô ý trong các chai lọ đựng thực phẩm thông thường, dễ gây nhầm lẫn, ngộ độc cấp, nguy hiểm tính mạng cho trẻ.
Kết quả xét nghiệm của trẻ nhập viện trong vụ ngộ độc đêm Trung thu Ngay sau khi nhập viện vì tiêu chảy, sốt, đau bụng, các bệnh nhi ngộ độc đêm Trung thu đã được lấy mẫu phân, thực hiện soi cấy vi khuẩn. Đến nay, bệnh viện đã có kết quả của phần lớn các trường hợp. Chiều 9/10, nguồn tin của VietNamNet cho biết đã có kết quả soi cấy phân của các bệnh nhi...