5 tiệm mì gốc Hoa đắt khách dù không nằm ở khu chợ Lớn
Sợi mì tự làm dẻo dai và miếng hoành thánh được nêm nếm đậm vị riêng là điểm chung của những quán ăn ở Sài Gòn.
Tiệm mì ở đường Lê Văn Sỹ
Quán ăn nằm ở đầu một con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình, tồn tại ở Sài Gòn từ trước năm 1975. Chủ quán là một gia đình gốc Minh Hương. Cách nấu của gia đình có phần giống người Việt nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng của người Hoa. Trước khi mở cửa đón khách mỗi ngày, gia đình tự tay chuẩn bị các nguyên liệu từ sợi mì, hoành thánh cho đến rau, thịt ăn kèm. Quán không chỉ phục vụ bữa sáng mà còn bán cả ngày. Thực đơn của quán có gần 10 món, xoay quanh mì và hoành thánh kèm xá xíu. Giá dao động từ 30.000 đồng.
Điểm nhận diện của địa chỉ này là chiếc xe mì đặc trưng của người Hoa được bày trong gian nhà nhỏ, bạn dễ dàng nhìn thấy từ bên ngoài. Video: Di Vỹ.
Tiệm mì này nằm trên đường Tôn Đản, quận 4, chủ là người gốc Triều Châu. Nguyên liệu chính để làm mì của quán là trứng vịt, nước tro tàu và bột mì, hoàn toàn không dùng nước khác. Tất cả được kéo căng, ép đùn, cán phẳng và cắt nhỏ. Thành phần ăn kèm mì rất đa dạng, như hoành thánh, sủi cảo, thịt xá xíu, sụn heo, bò viên, bao tử, tim, gan, tôm, mực, xí quách, cá viên… Trong tô mì còn có chút lá hẹ, hành phi vàng ươm, tóp mỡ chiên giòn rụm. Điểm cộng của địa chỉ này là những vá nước lèo trong veo, thơm mùi xương ống hầm. Suất ăn ở quán có giá dao động từ 45.000 đồng. Quán mở cửa từ 16h đến khuya.
Mì của quán được làm mới mỗi ngày để đảm bảo độ tươi. Video: Di Vỹ.
Mì 70
Nằm ngay góc đường Ký Con và Nguyễn Công Trứ, quận 1 là quán bán các món ăn gốc Hoa đã có thâm niên 26 năm. Quán chỉ bán vào buổi sáng. Từ sớm tinh mơ, một số khách quen đã có mặt để thưởng thức những tô mì đầu tiên trong ngày. Đến khoảng 6h hơn, quán đông nghịt khách, chủ yếu là các bậc phụ huynh cho con ăn sáng trước khi đến trường.
Video đang HOT
Thực đơn của quán có nhiều món cho khách chọn lựa, từ mì, hủ tiếu, bún gạo cho đến hoành thánh ăn kèm với cá, thịt heo xá xíu hoặc gan, cật. Ngoài ra, người ăn khoẻ có thể gọi thêm suất điểm tâm là xíu mại nước, khô hoặc há cảo ăn kèm với bánh mì hoặc quẩy giòn thơm. Phần ăn thập cẩm có giá 38.000 đồng.
Bạn sẽ phải đợi khoảng 10 phút mới có thể thưởng thức được món ăn nếu đi đúng vào giờ cao điểm.
Quán ăn nằm ngay góc đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận. Đây là một trong những địa chỉ ẩm thực lâu năm được nhiều người sành ăn ở Sài Gòn ưa đến. Món chủ đạo ở địa chỉ này là mì vịt tiềm. Bên cạnh đó, thực khách có thể lựa chọn một số món khác như mì sủi cảo, hoành thánh, hủ tiếu… Bật mí công thức nấu nướng, đầu bếp ở quán kể, miếng vịt to sẽ được tiềm trong nước lèo có nhiều vị thuốc rồi đem đi chiên, cuối cùng là quay. Nhờ cách làm này mà phần da của miếng vịt vẫn giữ được độ giòn trong khi phần thịt bên trong vừa mềm vừa thơm.
Quán không nằm ở trung tâm thành phố, mỗi suất ăn chính dao động từ 100.000 đồng trở lên. Tô mì vịt tiềm có giá 110.000 đồng, mì sủi cảo thập cẩm có giá 107.000 đồng. Một đĩa sủi cảo ăn thêm (5 chiếc) có giá 40.000 đồng.
Quán này mở cửa từ sáng đến chiều tối. Video: Di Vỹ.
Quán ăn “không tên” ở quận 1
Tuy nằm ngay mặt tiền đường Yersin, tiệm ăn của gia đình ông Viên Kiêm Toàn (ngoài 60 tuổi) không bề thế mà nằm gọn trong căn nhà nhỏ chừng 10 mét vuông. Bàn ghế cho khách ngồi ăn được xếp kín từ trong ra ngoài. Thực đơn của quán gồm các món hủ tiếu, mì ăn kèm với thịt hoặc tim, gan, cật… Mỗi suất ăn có giá dao động khoảng 35.000 đồng. Địa chỉ này phục vụ bữa sáng, mở cửa từ khoảng 5h30 đến tầm trưa thì nghỉ.
Không giống như hầu hết tiệm ăn người Hoa, địa chỉ này không có chiếc xe đẩy thường thấy mà kê một chiếc bàn để bày các vật dụng. Chiếc tủ kính nhỏ để các nguyên vật liệu. Kế bên là bếp và nồi nước lèo to, luôn toả khói nghi ngút. Video: Di Vỹ.
Theo Vnexpress
Chợ Lớn, lang thang ngóc ngách ký ức: Tùng Quế phường từng đón danh ca châu Á
Từng là khu vực sầm uất của Chợ Lớn vì vừa có nhà hàng Bát Đạt và rạp Tân Việt sát bên và rạp Lệ Thanh B ở đối diện, Tùng Quế phường ngày nay yên bình nép mình bên cạnh dòng chảy sôi động của Sài Gòn.
Hẻm Tùng Quế phường nằm lọt thỏm giữa hai tòa nhà lớn
Tùng Quế phường là hẻm cụt hình chữ T nằm lọt thỏm giữa hai tòa nhà lớn là khách sạn Bát Đạt và rạp Tân Việt cũ. Đúng như những bài viết về Chợ Lớn trên các trang mạng xã hội, dù rất chăm chú nhìn số nhà nhưng khi tìm đến, người viết vẫn bị lố đường vì hẻm nằm ở vị trí rất khiêm tốn.
Thay da đổi thịt cùng Chợ Lớn
Như nhiều hẻm ở Chợ Lớn khác, Tùng Quế phường là tên gọi quen thuộc từ bấy lâu nay của hẻm 236 đường Trần Hưng Đạo (P.11, Q.5, TP.HCM). Người gắn bó với hẻm lâu nhất cho đến nay có lẽ là vợ chồng ông Trương Dân (87 tuổi).
Từ năm hơn 20 tuổi, ông lấy vợ rồi về đây sinh sống. Hai ông bà có mười mấy người con. Đến nay các con đều trưởng thành, một số ra ngoài ở, một số dù có gia đình nhưng vẫn ở chung luôn căn nhà với ông bà. Căn nhà 3 thế hệ, mấy gia đình nhỏ mà chẳng bao giờ người ta nghe một lời to tiếng.
Rạp Lệ Thanh B nằm đối diện xéo xéo hẻm Tùng Quế phường một thời tấp nập người mê phim Hồng Kông
Khoảng 2 năm trước, ông Dân vẫn còn bán nước ở đầu hẻm. Gần đây, do bị tai biến nên ông để con trai ra bán, ông chỉ phụ cho vui. Thời gian còn lại ông ở trong nhà, coi ti vi.
Ông Dân nói ông cũng không biết chính xác vì sao hẻm tên là Tùng Quế phường, nhưng nghe đâu từ trước khi ông dọn về đây, hẻm toàn công nhân gốc Quảng Đông. Mà tên hẻm của những công nhân người Hoa thường đặt theo tên của ông chủ hoặc quê hương của họ...
Cho đến lúc ông Dân dọn về ở, cả hẻm vẫn toàn là nhà cấp 4. Rồi cuộc sống của những con người trong hẻm cũng trải qua nhiều thay đổi. Dần dần nhà nào cũng sửa sang cửa nẻo, lên lầu cho rộng rãi.
Khu sầm uất của Chợ Lớn một thời
Ông Dân kể, ngày trước khu vực này tấp nập người qua lại vì vừa có nhà hàng Bát Đạt (nay là khách sạn) và có rạp Tân Việt sát bên và rạp Lệ Thanh B ở đối diện. Gần đó cũng có một số trường học, bệnh viện, vũ trường nhưng xe cộ qua lại vẫn chủ yếu là xe đạp. Nhà nào khá lắm thì có chiếc Cub, thỉnh thoảng một chiếc xe hơi vụt qua là đám trẻ con lại trầm trồ nhìn theo thèm thuồng được ngồi thử một lần cho biết. Còn lại thì đi bộ.
Ông xe ôm ở đầu hẻm, cũng là cư dân gần đó cho biết, thời đó chưa nhà nào có ti vi nên mỗi lần có phim Hồng Kông mới là cả con đường rần rần. Trẻ con gần rạp quen mặt nên còn được ưu ái cho vào coi miễn phí.
Đến khi hai rạp này bị bỏ hoang, khu vực này lại yên ắng trở lại. Nói là yên ắng chứ thực ra đường Trần Hưng Đạo vẫn tấp nập người qua lại, có điều không tụ tập ngay khu vực đầu hẻm như ngày trước.
Con trai ông Dân cho biết, gần đây rạp Tân Việt được cho thuê lại để người ta sửa sang kinh doanh nên nhìn bớt buồn hơn. Nghe mọi người truyền tai nhau, Tùng Quế phường được biết đến là nhờ ca sĩ Đặng Lệ Quân (được mệnh danh Đệ nhất danh ca châu Á) từng đến thăm và tặng quà cho người nghèo trong hẻm.
Các nhà trong hẻm đều được xây dựng mới từ khoảng sau năm 2000
Ông Lý Quân (42 tuổi, người sinh ra và lớn lên ở hẻm) cho biết, hồi ông còn nhỏ, hẻm không khang trang được như bây giờ. Mặt đường hẻm khi đó đã được đổ bê tông nhưng vẫn lồi lõm.
"Khi còn toàn người Hoa thì hẻm nhộn nhịp hơn, mội người nói chuyện với nhau bằng tiếng Hoa. Ngày nay, Tùng Quế phường người Việt đã nhiều hơn người Hoa, cuộc sống hiện đại nên hàng xóm quen biết nhau chứ không còn thân như ngày trước", ông Quân nhận xét.
Theo ký ức của ông Quân, tụi nhỏ trong hẻm ngày ấy hay được những người soát vé ở rạp Lệ Thanh B và Tân Việt cho vào xem miễn phí vì quá quen mặt. Bình thường, trẻ con trong hẻm hay chạy chơi trong hẻm hoặc ra đầu hẻm đứng chơi, nhìn xe cộ qua lại. Những ngày nóng nực thì cả đám rủ nhau đi bộ 5 phút là qua công viên nước Đại Thế Giới để tắm cho mát.
Ngày nay, công viên nước Đại Thế Giới vẫn là điểm đến yêu thích không chỉ của trẻ em mà còn với cả người lớn. Còn Tùng Quế phường thì dù chuyển mình đổi mới theo sự phát triển của khu Chợ Lớn nhưng vẫn rất yên bình, dù nằm ngay khu trung tâm tấp nập.
Theo thanh niên
Sài Gòn siêu thực qua ống kính của nhiếp ảnh gia 'chụp ảnh chơi kiếm tiền thật' Bắt đầu cầm máy từ 12 năm trước, Jet Huỳnh là một cái tên quen thuộc trong làng chụp ảnh đường phố. Sở hữu kho tàng hơn 5500 ảnh, những tác phẩm của anh không chỉ đẹp mà còn lột tả một Sài Gòn thật khác. Sinh ra và lớn lên ở Chợ Lớn, không có ngóc ngách nào ở Sài Gòn mà...