5 nguyên tắc “sống còn” tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa bão lũ
Bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển khiến thực phẩm bị ô nhiễm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Người dân di chuyển bằng thuyền khi nước lũ dâng cao (Ảnh: Hồ Xuân Mai)
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp sau bão lụt, thiên tai như: Vibrio cholerae bệnh tả, Salmonella gây thương hàn, Shigella gây lỵ trực trùng, Bacillus anthracis gây bệnh than, bệnh tiêu chảy do virus (rotavirus, enterovirus…), viêm gan A, E…
Bão lụt gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch , an toàn. Thực phẩm có thể bị ách tắc do phương tiện vận chuyển hạn chế. Không chỉ vậy, lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng, sinh độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, nguồn nước có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến ô nhiễm thực phẩm và nước uống dùng để chế biến thức ăn.
Để bảo đảm vệ sinh sau bão lụt, người dân cần chủ động tổng vệ sinh các công trình nhà ở và công cộng (nhà bếp, giếng nước…); đảm bảo đủ nước sạch cho ăn uống, đặc biệt chú ý việc đảm bảo đun sôi nước trước khi uống; xử lý, khử trùng nguồn nước trước khi sử dụng, nhất là nước trong ăn uống; không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng.
Người dân ruyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, do ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm; nên bổ sung thức ăn tươi, giàu vitamin và ăn chín, uống sôi.
Để giúp người dân có thể tự bảo vệ mình và gia đình trong mùa bão lũ, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần tuân thủ 5 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Giữ gìn vệ sinh tốt
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch trước khi tiếp xúc với thực phẩm; Trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; sau mỗi lần đi vệ sinh.
Video đang HOT
- Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến.
Nguyên tắc 2: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín
- Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.
- Không để lẫn thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.
- Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.
- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống.
- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ôn nhiễm giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Nguyên tắc 3: Đun nấu kỹ
- Đun, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản
- Đun sôi thực phẩm và đảm bảo thực phẩm luôn được nấu kỹ.
- Đun kỹ lại thực phẩm chín và chỉ đun lại một lần.
Nguyên tắc 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
- Tránh vùng nhiệt độ không đảm bảo an toàn: từ 5 đến 60 độ C
- Làm lạnh ngay và bảo quản ở tủ lạnh tất cả các thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng khi không sử dụng ngay.
- Giữ phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ>60 độ C trước khi ăn.
Nguyên tắc 5: Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn
- Sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm.
- Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn.
- Rửa sạch rau và hoa quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống.
- Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng, méo.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng các nguyên liệu thô trong nấu nướng
Khi sử dụng các loại bột và nguyên liệu thô, mọi người cần chú ý trong bảo quản và chế biến thực phẩm để tránh tình trạng nhiễm vi khuẩn có hại không tốt cho sức khỏe.
Trong quá trình nấu nướng, những món tráng miệng hấp dẫn như bánh quy, bánh ngọt và bánh mì, mọi người có thể sẽ muốn nếm thử một miếng trước khi nó được chín hoàn toàn. Tuy nhiên, dù có thấy ngon mắt hay tò mò về hương vị thì cũng không nên làm hành động này, mọi người có thể gặp phải một số tình trạng nguy hiểm khi ăn các sản phẩm chưa nướng, chẳng hạn như các loại bột nhào, bột làm bánh. Trẻ em cũng có thể bị ốm khi cầm hoặc ăn bột thô dùng làm đồ thủ công hoặc đất sét.
Nhiều người thường nếm thử phần bột mì vì không nghĩ rằng nó là một loại thực phẩm sống, nhưng thực tế là vậy. Điều này có nghĩa là bột mì chưa được xử lý để tiêu diệt vi khuẩn như E. coli, có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các loại hạt ngũ cốc có thể bị nhiễm nhiều loại khuẩn gây hại ngay từ khi nó còn ở trên đồng ruộng hoặc ở những bước khác trong quá trình sản xuất bột mì. Các bước chế biến như xay hạt và tẩy bột không thể diệt được vi khuẩn, vi trùng như E. coli.
Vi khuẩn chỉ bị tiêu diệt khi thức ăn làm bằng bột được nấu chín. Đây là lý do tại sao mọi người không bao giờ được nếm hoặc ăn cho dù loại bột đó được làm từ bột mì bị thu hồi hay bất kỳ loại bột nào khác.
Trong năm 2016 và 2019, những đợt bùng phát nhiễm khuẩn E.coli liên quan đến bột mì thô khiến hơn 80 người bị bệnh. Bột và hỗn hợp làm bánh có chứa bột mì có thời hạn sử dụng lâu dài, vì vậy, mọi người nên kiểm tra lại các sản phẩm bột trong gia đình, xem liệu mọi người đang có bất kỳ hỗn hợp bột hoặc hỗn hợp làm bánh nào bị thu hồi trong những năm gần đây hay không, nếu có hãy loại bỏ chúng ngay.
Các loại bột thô là thực phẩm sống vì vậy không nên sử dụng khi chưa chế biến chín để tránh tình trạng nhiễm những vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella. (Ảnh minh họa)
Trứng sống là một thành phần khác trong bột bánh và bột nhào chưa nấu chín có thể khiến mọi người bị bệnh. Trứng sống hoặc nấu chín quá kỹ có thể chứa Salmonella, một loại vi trùng gây ngộ độc thực phẩm. Hãy chỉ sử dụng khi đã được nấu chín và xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số công ty và cửa hàng cung cấp bột có thể ăn được, những sản phẩm này sử dụng bột mì đã qua xử lý nhiệt, trứng tiệt trùng hoặc không có trứng. Mọi người cần đọc kỹ nhãn để theo dõi thành phần có trong sản phẩm, đảm bảo bột được dùng để ăn mà không phải chế biến.
Mọi người cũng cần chú ý thực hiện theo các quy trình xử lý thực phẩm an toàn khi chế biến bột mì và các nguyên liệu thô khác như không nếm hoặc ăn bất kỳ bột hoặc bột thô nào, cho dù là bánh quy, bánh ngô, bánh pizza, bánh quy, bánh kếp hoặc đồ thủ công làm bằng bột thô, chẳng hạn như đồ trang trí hoặc giả đất sét. Khi sử dụng bột trong chế biến, người dùng nên tùy theo công thức hoặc hướng dẫn đóng gói để nấu hoặc nướng ở nhiệt độ thích hợp và trong thời gian quy định. Ngoài ra, không sử dụng các loại bột này để làm những món ăn khác như sữa lắc, kem và làm theo hướng dẫn trên nhãn để bảo quản lạnh các sản phẩm có bột hoặc trứng sống cho đến khi chế biến chín.
Sau khi tiếp xúc với bột thô, trứng sống, mọi người cũng cần chú ý làm sạch tay bằng nước và xà phòng, đồ dùng, mặt bàn và các bề mặt khác thật sạch để tránh vi khuẩn có hại còn sót lại. Nếu không may tiêu thụ sản phẩm bột thô, trứng sống, hãy lưu ý đến bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bởi chúng có thể là biểu hiện của nhiễm bệnh.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể từ nhẹ đến nặng và khác nhau tùy thuộc cơ địa và số vi khuẩn mà mọi người tiêu thụ phải. Đối với người nhiễm khuẩn E.coli, triệu chứng thường bao gồm đau bụng dữ dội, tiêu chảy (có thể ra máu) và nôn mửa. Mọi người thường bị bệnh từ 3 đến 4 ngày sau khi nuốt phải mầm bệnh. Hầu hết bệnh nhân đều tự phục hồi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, một số người phát triển một loại bệnh nghiêm trọng được gọi là hội chứng huyết tán tăng urê máu (HUS), có thể dẫn đến suy thận, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella thường xuất hiện từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường bao gồm tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh kéo dài từ 4 đến 7 ngày và bênh nhân có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Bệnh do vi khuẩn Salmonella có thể nghiêm trọng và nguy hiểm hơn đối với người lớn từ 65 tuổi trở lên, trẻ sơ sinh và những người có vấn đề về sức khỏe hoặc dùng thuốc làm giảm khả năng chống lại vi trùng và bệnh tật của cơ thể.
Xác định được nguyên nhân 58 HS huyện Bảo Yên (Lào Cai) ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường PTDTBT Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên (Lào Cai) vừa được UBND huyện Bảo Yên bản thông báo. Ảnh: IT 4/7 mẫu thực phẩm nhiễm vi sinh E.Coli và Coliforms Trước đó, ngày 1/10/2020, Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Yên tổ chưc bưa ăn trưa cho 151 HS ở bán trú....