5 món Bắc nên thử trong mùa đông Sài Gòn
Sự phong phú về hương vị, bò nầm nướng, vịt nấu chao, mì chũ, mì tim… tiếp tục chinh phục thực khách TP HCM.
Một phần bò nầm nướng phong phú với nầm, bắp bò, ba chỉ, nấm kim chi, đậu bắp… Sau khi nướng chín, chấm từng miếng thịt còn nóng hổi vào tương ớt, cắn nhẹ. Chỉ như thế, mùi đặc trưng của nầm sẽ được gia vị, bơ, tương ớt “gói” vào bên bên khiến thực khách như đang thưởng thức vị ngon của nhũ.
Nồi lẩu vịt om sấu đầy đặn với khoai môn, sấu tươi, nửa con vịt. Món ăn này dùng kèm với rau muống và bún hay mì… Lẩu mê hoặc người dùng với vị chua thanh của sấu; mềm chắc của thịt vịt; tươi thanh của rau. Vào những ngày lạnh gần đây, món ăn càng ấm nóng, dễ chịu.
Mì Chũ là sản phẩm của làng nghề Thủ Dương, Nam Dương (Lục Ngạn). Nguyên liệu để làm ra mì Chũ là bao thai hồng, một loại gạo truyền thống nổi tiếng thơm dẻo. Mì Chũ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: nhúng để ăn lẩu, xào hoặc làm phở… Tại Sài Gòn, mì Chũ được dùng trong món lẩu vịt om sấu hay dùng kèm với nước dùng nấu từ xương hầm để tạo thành món mì Chũ. Về cơ bản, mì Chủ nước có vị thanh khá dễ chịu từ nước dùng cùng cảm giác dẻo dai, đậm đà, ngọt bùi.
Mì tim có thành phần khá đơn giản là mì tôm, rau cải xanh và một vài miếng tim heo. Nước dùng của món ăn được chế biến từ xương hầm trên lửa lớn nên có vị ngọt thanh, dễ chịu. Nếu không thích mì nước, bạn có thể gọi mì xào, món ăn sẽ đậm đà và thơm hơn. Bạn có thể thưởng thức các món này tại quán Lim (đường Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP HCM).
Video đang HOT
Nếu miến lươn quá quen, bạn có thể chọn biến tấu mới của món ăn này, miến (trộn) cá. Món ăn là sự kết hợp trọn vẹn vị ngon của miến dong, tươi giòn của cần nước, dai mềm của chả cá cùng những lát các vàng vàng ruộm, giòm ươm. Nhiều thực khách có thói quen cho thẳng phần nước dùng dọn kèm vào tô miến. phương án này sẽ khiến món ăn mất ngon. Cách tốt nhất là dùng sen kẽ nước dùng với miến.
Theo Zing
Ba món lẩu nóng hổi cứ trời mưa là thèm
Cả Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng đều đang trong mùa mưa. Trời mát lạnh ngồi bên nồi lẩu riêu hay cá chép om dưa nhâm nhi thì không còn gì bằng.
1. Lẩu riêu cua bắp bò
Có nguồn gốc từ miền Bắc, món lẩu riêu cua bắp bò giờ cũng khá phổ biến ở Sài Gòn hay miền Trung nhờ vị thanh ngọt thơm mùi cua đồng. Được chế biến từ cua đồng và bắp bò tái, món ăn còn có thêm các nguyên liệu như: đậu phụ, cà chua, giò, trứng vịt lộn sống cùng các loại rau... Tất cả đều pha trộn một cách khéo léo giúp món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng, lại rất thích hợp trong những buổi tối trời mưa lạnh.
Món lẩu riêu cua bắp bò hấp dẫn người Sài Gòn nhờ vị thanh ngọt thơm nồng mùi cua đồng.
Bạn khó có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của món ăn này.
Bí quyết để có món ngon này đến từ cua đồng. Nguyên liệu phải là những con cua đồng còn sống thì khi chế biến mới mang lại vị thanh ngọt cùng hương thơm nồng đặc trưng. Cua sau khi rửa sạch, lấy gạch để riêng, thịt cua xay nhuyễn, lược kỹ rồi đun sôi với ít muối. Phi thơm đầu hành, cho cà chua vào xào sơ, tiếp đến cho gạch cua vào xào sơ rồi tắt bếp cho vào nồi nước dùng cua. Nêm lại nồi nước dùng cho vừa ăn cùng ít giấm bỗng, cho đậu phụ rán vàng vào là đã có một nồi lẩu ngon đầy hấp dẫn phục vụ thực khách. Lúc này, chỉ cần cho các nguyên liệu ăn kèm vào là bạn tha hồ thưởng thức hương vị thơm ngon của món ăn này.
2. Lẩu vịt om sấu
Món ăn với vị chua thanh nhẹ của sấu khiến bạn khó có thể quên được hương vị thơm ngon độc đáo nếu được một lần thưởng thức. Thành phần chính của món ăn này là vịt và sấu, ngoài ra còn có khoai môn, rau muống và bún tươi (hoặc mì).
Sấu và vịt là hai thành phần chính làm nên sự ngon miệng cho món ăn này.
Vịt om sấu với vị chua thanh đặc trưng khiến bạn thích mê khi thưởng thức.
Là nguyên liệu chính nên vịt để nấu món ăn phải là vịt cỏ, chọn con mập thịt và hơi già, để khi nấu cho vị ngọt, thịt dai và không bị hôi. Vịt sau khi làm sạch được thái thành khúc vừa ăn, ướp với một ít gia vị rồi để thấm trong khoảng 30 phút. Đặt nồi lên bếp, khử thơm dầu rồi cho vịt vào xào sơ để thịt vịt săn lại rồi cho nước vào đun chín. Tiếp đến cho sấu tươi, khoai môn vào rồi đun sôi. Khi ăn, dằm sấu ra để nước dùng có vị chua thanh nhẹ là được. Nồi vịt om sấu bốc khói nghi ngút như thêm hấp dẫn khi thoang thoảng vị chua đặc trưng của sấu khiến bạn khó có thể cầm lòng được.
3. Cá chép om dưa
Đây là món ăn được nhiều người ưa thích nhờ sự bổ dưỡng và tươi ngon của cá chép. Hương vị đặc trưng của món này là thịt cá chép thơm ngọt hòa quyện với vị chua thanh của dưa, cà chua, vị thơm thoang thoảng của hành hoa, thì là... tất cả kết hợp vào nhau tạo nên một món ăn đậm đà, ngon miệng.
Cá chép om dưa được ưa thích nhờ vị chua nhẹ của dưa chua thấm vào trong từng thớ thịt cá vừa đậm đà vừa thơm ngon.
Ngoài cá chép, các thành phần như dưa chua, hành lá và thì là đã góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn này.
Chính nhờ hương vị thơm ngon nên cá chép om dưa có thể làm món chính trong bữa cơm gia đình hay món lai rai đều thích hợp. Đặc biệt, trong mùa mưa Sài Gòn, nồi cá chép om dưa nghi ngút khói dậy mùi thơm càng thêm hấp dẫn người ăn.
Ở Sài Gòn, không có nhiều quán bán các món ngon này, nếu muốn thưởng thức, bạn có thể ghé đến quán ăn của người mẫu Trang Trần ở số 31 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Các món này chỉ được bán vào chiều tối khoảng từ 17h đến 2h sáng hôm sau. Ở Hà Nội, bạn có thể ghé lẩu riêu cua bắp bò ở ngã ba Trần Hưng Đạo - Phan Bội Châu, 66 Phó Đức Chính. Với vịt om sấu, địa chỉ 102 Quán Thánhm, 30 Giang Văn Minh... được nhiều người gợi ý.
Huấn Phan
Theo Ngôi sao
Hấp dẫn cá trê đồng nấu chuối Nếu như cá trê và chuối là nguyên liệu chính, thì riềng và mẻ là hai loại gia vị chủ đạo làm cho món ăn đậm chất Bắc này dậy mùi đặc trưng. Mẻ thường được làm từ cơm nguội lên men bằng con mẻ, sau này người ta còn có thể làm mẻ bằng sữa chua. Người Bắc hay dùng cá trê...