5 hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi cực kỳ nguy hiểm
Suy dinh dưỡng thấp còi khi không được quan tâm đúng mức và xử lý kịp thời có thể gây nhiều hậu quả như chậm phát triển thể chất và trí tuệ, giảm đề kháng,… Những hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi gây ra có thể tồn tại rất lâu kể cả khi trẻ đã không còn suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng thấp còi là vấn đề rất phổ biến ở trẻ em hiện nay, đặc biệt là ở những khu vực các nước đang phát triển như nước ta. Rất nhiều hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi đặc biệt nguy hiểm sẽ xảy ra nếu tình trạng của trẻ không được quan tâm đúng mức và can thiệp kịp thời.
5 hậu quả cực nguy hiểm do suy dinh dưỡng thấp còi gây ra:
1. Chậm phát triển thể chất do hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi
Chậm phát triển thể chất về cân nặng và chiều cao vừa là một biểu hiện nhưng cũng vừa là một hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi. Khi trẻ mắc bệnh, sự thiếu hụt dinh dưỡng khiến các nhu cầu năng lượng khiến trẻ không thể duy trì sự hoạt động và phát triển cơ thể bình thường.
Điều này để lại nhiều hậu quả khác nhau như chậm phát triển hệ cơ xương nên trẻ chậm phát triển chiều cao, giảm tích tụ mỡ trong cơ thể làm trẻ gầy gò,… Sự chậm phát triển thể chất ở trẻ dẫn đến một tầm vóc thấp bé khi trưởng thành.
Suy dinh dưỡng diễn ra càng sớm và càng nặng nề thì sự ảnh hưởng lên thể chất của trẻ càng nghiêm trọng.
2. Suy dinh dưỡng thấp còi khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm
Suy dinh dưỡng thấp còi và các bệnh nhiễm trùng được xem như một vòng luẩn quẩn. Khi trẻ suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch của trẻ trở nên yếu hơn, dễ bị tấn công hơn bởi các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tiêu hóa, hô hấp,… Và mức độ trầm trọng của khi các bệnh lý này xảy ra do hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi cũng trầm trọng và lâu khỏi hơn.
Video đang HOT
Đồng thời, các bệnh lý tại các cơ quan như tiêu hóa, hô hấp cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ và lại làm nặng thêm suy dinh dưỡng.
3. Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ
Giai đoạn đầu đời là giai đoạn để hoàn thiện và phát triển hệ thần kinh. Do vậy sự thiếu dưỡng chất cần thiết (chất béo, iot, DHA,…) trong suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ bình thường của trẻ.
Sự ảnh hưởng lên trí tuệ do hậu quả của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có thể có các biểu hiện rất đa dạng như lờ đờ, kém giao tiếp, kém tập trung trong học tập,… Những ảnh hưởng trí tuệ do hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ thường là những ảnh hưởng lâu dài, rất khó khắc phục kể cả khi trẻ đã hết suy dinh dưỡng.
4. Suy dinh dưỡng thấp còi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng, suy dinh dưỡng thấp còi làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,…
Nguyên nhân của điều này vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Nhưng người ta cho rằng, sự thiếu hụt các dưỡng chất, các hoạt động trao đổi chất bất thường có thể gây nên hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi này.
5. Các vấn đề về tâm lý của trẻ
Một tầm vóc nhỏ bé, gầy gò,… có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, thiếu tự tin trong các hoạt động thường ngày. Hoặc đôi khi trẻ phải chịu sự trêu chọc, kỳ thị, hay e dè của những người xung quanh sẽ khiến trẻ dễ dàng gặp các vấn đề tâm lý hơn. Vì vậy, các vấn đề tâm lý trẻ gặp phải cũng là một trong các hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi thường thấy.
Có thể thấy rằng, những hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi không chỉ biểu hiện ngay khi trẻ bị suy dinh dưỡng, mà chúng còn có thể xuất hiện và tồn tại rất lâu về sau kể cả khi suy dinh dưỡng đã được chữa khỏi. Vì thế, các bậc cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng tốt để giúp trẻ phòng tránh suy dinh dưỡng ngay từ đầu.
QN
Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ
Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bạn cùng tuổi. Chế độ ăn uống nghèo nàn, trẻ biếng ăn, các bệnh lý nhiễm trùng,... đều là những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi rất phổ biến.
Suy dinh dưỡng thấp còi là một trong các thể của suy dinh dưỡng, gây nên bởi sự cung cấp thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này dẫn đến hậu quả là sự chậm phát triển về chiều cao cũng như cân nặng của trẻ so với bạn cùng tuổi. Có khá nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ, và tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ thường không phải là hậu quả của một nguyên nhân đơn độc mà là kết quả của sự phối hợp nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi chủ yếu:
1. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, ít năng lượng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, ít năng lượng được cho là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ hay gặp hàng đầu. Sự thiếu hụt năng lượng trong một chế độ ăn nghèo nàn, ít dinh dưỡng không thể cung cấp đủ nguồn năng lượng cho sự hoạt động bình thường của trẻ và đáp ứng đủ cho trẻ phát triển. Điều này gây nên hậu quả là trẻ ít hoạt bát, và chậm phát triển cơ thể - suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội thì số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi do nguyên nhân dinh dưỡng nghèo nàn, ít năng lượng ngày càng được cải thiện.
2. Kém dung nạp, kém hấp thu các chất dinh dưỡng gây suy dinh dưỡng thấp còi
Đôi khi, mặc dù cha mẹ đã cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng rất tối ưu, phù hợp lứa tuổi và nhu cầu của trẻ nhưng suy dinh dinh dưỡng thấp còi vẫn xảy ra. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi trong trường hợp này có thể là do sự hấp thu kém các chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa của trẻ.
Thật vậy, sự rối loạn chức năng hoặc các bệnh lý tại đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, bệnh celiac, tiêu chảy, nôn mửa, kém hấp thu,... có thể khiến trẻ không thể hấp thu hiệu quả các thức ăn đã sử dụng để sinh năng lượng và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và gây suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ.
3. Suy dinh dưỡng do các bệnh lý nhiễm trùng
Các nhiễm trùng như nhiễm trùng trên đường tiêu hóa của trẻ, giun sán, nhiễm trùng hô hấp, sốt rét,... được cho là cũng có thể là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ. Các nhiễm trùng này có thể có các biểu hiện trực tiếp tại đường tiêu hóa của trẻ, gây các biến chứng tại đường tiêu hóa của trẻ hoặc cạnh tranh trực tiếp chất dinh dưỡng với trẻ,...
Những điều này khiến chức năng hệ tiêu hóa bị rối loạn, hấp thu bị hạn chế và các chất dinh dưỡng bị thâm hụt do cạnh tranh với ký sinh trùng. Vì vậy, tình trạng suy dinh dưỡng rất dễ xảy ra ở các trẻ thường xuyên nhiễm trùng.
4. Suy dinh dưỡng thấp còi do trẻ biếng ăn
Ở rất nhiều gia đinh, ăn uống đã trở thành cuộc chiến giữa trẻ và cha mẹ khi trẻ biếng ăn. Trẻ biếng ăn dẫn đến lượng thức ăn nhập vào cơ thể thấp, mất cân đối,... điều này gây ra hậu quả là cơ thể trẻ thiếu năng lượng, dưỡng chất phục vụ cho hoạt động và phát triển, khiến suy dinh dưỡng thấp còi xảy ra.
Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp như đã kể trên, chúng ta còn có thể gặp một số nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi khác như trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai, trẻ mắc các bệnh lý (bệnh tim bẩm sinh, bệnh bại não, cường giáp,...), trẻ tăng tiêu thụ năng lượng do các tình trạng đặc biệt (bỏng, chấn thương,...).
Trên đây là sự giới thiệu về một số các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ thường gặp nhất mà các bậc cha mẹ nên biết. Hãy liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để được giải đáp chính xác và kịp thời các thắc mắc liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho bé.
QN
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ có thể để lại di chứng Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ. Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm bệnh do thời tiết ẩm mốc, rất thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển. Trong số đó, phải kể đến bệnh nhiễm khuẩn đường hô...