4 sai lầm trong chế biến do quen tay mà chị em cần tránh để tôm vừa ngọt vừa săn thịt
Tôm phổ biến trong các món ăn từ hấp nước dừa, rim mặn, nướng muối ớt, nấu canh đều ngon nhờ vị ngọt và thớ thịt săn. Nhưng tôm sẽ mất ngon nếu bạn chế biến sai cách.
1. Tôm rã đông không đúng cách
Thực phẩm đặc biệt là thịt, cá, hải sản nếu rã đông không đúng trong vài giờ sẽ chứa đến 10 tỷ mầm vi khuẩn/1g thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Hai phương pháp phổ biến là rã đông nhanh và rã đông chậm.
Rã đông nhanh bằng lò vi sóng: ưu điểm là nhanh chóng nhưng dễ bị nhiễm khuẩn nếu bạn không nấu ngay hoặc đem cấp đông lại. Bạn cần lưu ý thời gian phù hợp để tránh thực phẩm bị làm chín. Thời gian rã đông với tôm nhỏ khoảng 30s và tôm lớn khoảng 1 phút.
Rã đông chậm: vẫn là phương pháp tốt nhất đối với hương vị, cấu trúc của thực phẩm và giảm thiểu nhiễm khuẩn. Rã đông tôm đông lạnh tốt nhất là để trong cái rây ở ngăn mát qua đêm.
Hạn chế ngâm trực tiếp tôm trong nước, vì tôm sẽ ngấm nước và ảnh hưởng độ chắc cơ thịt. Nếu chế biến tôm lăn bột thì càng nên tránh ngâm tôm, vì sẽ bắn dầu gây bỏng trong lúc chiên.
2. Nấu tôm quá lâu
Cá và hải sản nấu chín nhanh hơn nhiều so với thịt và gia cầm. Các cơ trong hải sản được tạo thành từ các bó tế bào protein dạng sợi. Tuy nhiên ở hải sản, các bó này ngắn hơn nhiều và mô liên kết giữ chúng lại với nhau mỏng hơn nhiều. Tôm nấu quá lửa sẽ khó lột vỏ, thịt dai sạm và giảm hẳn vị ngọt.
Nhìn chung, bạn chỉ mất vài phút để chế biến tôm, cụ thể là:
Luộc:
Khi luộc tôm tùy thuộc vào kích cỡ: tôm nhỏ và trung bình bạn mất 3-4 phút, tôm lớn bạn mất 5-8 phút. Khi chín tôm nhìn hơi đục, một số con sẽ nổi lên trên.
Nướng:
Cách chế biến tuyệt vời cho loại tôm lớn và hải sản. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể ướp với chút mắm, muối, tiêu. Thời gian nướng mất 3-4 phút và nhớ đảo tôm khi đang nướng.
Video đang HOT
Áp chảo:
Dùng 1 thìa cafe bơ hoặc dầu oliu, dầu ăn cho vào chảo, thêm một chút gia vị tùy bạn. Để lửa vừa đảo liên tục tôm chuyển sang màu đo đỏ đẹp mắt là chín, bạn sẽ mất từ 3-5 phút.
Chiên
Tôm lăn bột, tôm bọc cốm hoặc khoai tay cần độ giòn và màu vàng ươm. Chiên ở nhiệt độ khoảng 190 độ C, trong khoảng 3 – 5 phút, tùy vào kích cỡ tôm, lượng dầu và nhiệt độ.
Hấp:
Đặt tôm có tẩm chút gia vị vào lòng hấp, tùy thuộc vào số lượng và kích thước tôm mà bạn sẽ mất khoảng 3-5 phút.
3. Có cần bỏ chỉ đen khi làm tôm?
Đường chỉ đen chạy dọc lưng tôm chính là đường tiêu hóa. Đôi khi sẽ có ít cát trong chỉ tôm nhưng không nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể chọn bỏ chỉ tôm cho an tâm hoặc giữ nguyên với các loại tôm nhỏ.
Bạn co thê boc hêt vo tôm rôi căt doc môt đương trên lưng tôm đên khi thây đươc chi tôm rôi lây ra.
Hoăc dung tăm đê lây chi tôm, đếm ngược từ đuôi tôm lên rãnh thứ 2 nối giữa 2 đốt vỏ tôm, xuyên tăm qua và kéo để rút chỉ tôm ra ngoài.
4. Khoan vội vứt vỏ tôm
Vỏ tôm và động vật giáp xác chứa nhiều hương vị, hoàn toàn phù hợp để chiết xuất lấy vị ngọt và hương thơm cho món soup, cháo lẩu hải sản hoặc món canh cần thêm vị. Bảo quản vỏ tôm trong túi zip ở ngăn đá cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng.
Bạn dùng khử dầu bằng tỏi cho thơm, cho vỏ tôm vào xào cùng ít muối. Đến khi vỏ chuyển đỏ cam và dậy hương thơm thì cho nước vào đun sôi rồi vớt bỏ vỏ tôm.
Chúc bạn luôn tự tin khi vào bếp và làm được những món ăn thật ngon từ tôm nhé!
Muốn nấu ăn ngon đầu tiên phải biết cách nêm gia vị, các mẹ có chắc mình đã làm chuẩn chưa?
Nêm gia vị làm sao để làm cho món ăn ngon hơn là mối quan tâm của những người vào bếp. Nêm gia vị cũng cần đủ lượng, đúng thời điểm để không đầu độc cơ thể. Vậy nêm thế nào là tốt nhất?
Nước mắm
Nước mắm giàu axit amin, ở nhiệt độ cao sẽ mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng chất lượng món ăn.
Tẩm ướp: nước mắm sẽ làm thịt bị cứng và khô hơn so với khi sử dụng muối, đường để ướp. Khi thịt, cá gần mềm thì mới thêm nước mắm vào rồi tắt bếp.
Món canh, rim hoặc kho: nên cho mắm vào khi gần tắt bếp. Nếu cho nước mắm trong lúc nấu hoặc ninh quá kỹ, sẽ mất đi các axit amin, đồng thời nước canh có thể bị chua.
Muối
Muối là gia vị nền tảng, giúp tăng vị ngọt, giảm vị đắng cho món ăn.
Món thịt: muối cho vào giai đoạn tẩm ướp. Món thịt sẽ có hương vị đậm đà và không ảnh hưởng vị ngọt tự nhiên.
Món xào: muối cho cùng lúc với dầu ăn. Cách này được khuyến cáo sẽ loại bỏ 95% độc tố aflatoxin có trong muối. Tuy nhiên, nghiên cứu chứng minh điều này không đúng, không có cơ sở khoa học vì alflatoxin chỉ có trong dầu ăn bị mốc. Muối có thể cho vào lúc tẩm ướp, nêm nếm khi đã xào xong.
Món canh: nồi canh xương, thịt hay cá và rau củ thì nên ninh một lúc để các chất dinh dưỡng tiết ra. Sau đó nêm muối để tăng vị ngọt tự nhiên từ nguyên liệu.
Món luộc: muối giúp rau củ luộc tươi xanh, không bị đen thâm sau khi luộc.
Bột ngọt
Bột ngọt giúp món ăn ngon miệng hơn, nhờ vị umami. Ở nhiệt độ cao, bột ngọt có thể biến tính. Thời gian tốt nhất để cho loại gia vị này vào là khi đã tắt bếp.
Tẩm ướp: hạn chế ướp nguyên liệu với bột ngọt trước khi chế biến, vì món ăn có vị đắng, vừa khó ăn, vừa không tốt cho sức khỏe.
Món gỏi, trộn: hòa tan bột ngọt trong nước mắm trước, sau đó rưới lên các món trộn.
Món có vị chua: không nên cho bột ngọt vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi.
Đường
Đường cân bằng vị mặn, giúp món kho lên màu đẹp.
Món kho: ướp với ít đường. Đường giúp món cá kho, thịt kho lên màu đẹp hơn. Phân tử đường phản ứng với nhiệt độ cao sẽ sinh ra phản ứng caramel, tạo ra màu nâu cánh gián.
Món nướng/chiên: ta cũng ướp đường trước cho thấm nhưng đường dễ khét ở nhiệt độ cao, thời gian dài. Để tránh tình trạng cháy khét khi nướng thì bạn phết mật ong (dạng đường đa) khi món ăn gần chín. Hoặc chuẩn bị nước mắm/sốt chua ngọt để chấm kèm, vừa ngon miệng vẫn đảm bảo vị ngọt bạn mong muốn.
Hạt tiêu
Với một số món kho, rán nhiều người có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn. Tuy nhiên, hạt tiêu nếu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm, đặc biệt có thể sinh ra chất gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất hãy rắc hạt tiêu sau khi thức ăn đã chín và cho nồi ra khỏi bếp.
Hạt nêm
Gia vị này bổ sung vị ngọt umami, giúp món ăn ngon miệng hơn. Bột nêm lâu tan hơn các gia vị khác. Vì vậy, nên chờ một lúc cho đến khi hạt nêm tan rồi tắt bếp. Hạt nêm còn vón cục sẽ ảnh hưởng đến mùi vị món ăn.
Không nhất thiết bạn phải là đầu bếp hay thông thạo bếp núc thì mới nấu ăn ngon. Ai cũng có thể vào bếp, chỉ cần sự tò mò khám phá, trái tim yêu thương, vắt theo bí kíp bếp núc là bạn đã bắt đầu hành trình vào bếp rồi đấy!
"Mở hay đậy vung khi luộc rau" - đâu mới là cách làm thông thái? Theo bạn khi luộc rau nên mở vung hay đậy vung lại? Bài viết này sẽ mách bạn cách làm đúng nhất. Rau luộc là món ăn quen thuộc với mỗi gia đình nhưng đã có nhiều cuộc tranh luận nổ ra về một thao tác "nên mở hay đậy vung khi luộc rau?" đâu là cách làm thông thái để giảm thiểu...