4 sai lầm khi tập thể dục mùa hè cần phải tránh
Không chỉ tập thể dục mùa hè, duy trì thói quen tập luyện sẽ giúp cơ thể mạnh khỏe, chống lại bệnh tật. Tuy nhiên những sai lầm khi tập luyện dưới đây vừa khiến bạn khó giảm cân lại dễ gặp chấn thương hơn.
Sau giai đoạn mưa gió ẩm ướt thất thường thì mùa hè là thời điểm thích hợp cho việc quay trở lại tập luyện. Việc tập thể dục mùa hè ngoài để khỏe mạnh thì nhiều người có mục đích giảm cân, duy trì vóc dáng,…
Tuy nhiên những sai lầm khi tập thể dục mùa hè dưới đây nếu mắc phải vừa khiến việc tập luyện của bạn khó đạt được mục đích lại vừa dễ gặp phải các chấn thương không mong muốn. Nhất là các vấn đề sức khỏe do tập sai cách sẽ ảnh hưởng tới thời gian, tần suất luyện tập của bạn.
Các sai lầm khi tập thể dục mùa hè cần tránh:
1. Tập vào các giờ nắng nóng cao điểm
Các nhà khoa học cho biết, thời điểm tia cực tím ở mức nguy hại cho sức khỏe thường là từ 9 giờ sáng tới 16 giờ chiều. Cụ thể, ánh nắng mùa hè xuyên qua da tới xương và lâu dài có thể gây ra những tổn thương tới não, võng mạc thậm chí là đột quỵ.
Tránh tập thể dục vào thời điểm nắng nóng gay gắt (Ảnh: Internet)
Giải pháp:
Để tránh mắc sai lầm khi tập thể dục mùa hè này, tốt nhất là bạn nên tập vào khoảng thời gian buổi sáng, trước 9 giờ và sau 16 giờ chiều. Hay nói cách khác là nên tập thể dục vào thời điểm nắng chưa lên và nắng đã tắt. Lúc này ánh nắng mặt trời ít nguy hại hơn. Tuy nhiên, ở các khu đô thị, mật độ dân cư đông thì cần đề phòng ô nhiễm không khí lúc sáng sớm nữa.
2. Mặc quần áo tối màu và bó sát khi tập
Một sai lầm khi tập thể dục mùa hè tiếp theo chính là xu hướng mặc đồ đen, màu tối và thậm chí là bó sát khi tập. Nhiều người cho rằng mặc quần áo bó sát sẽ giúp việc luyện tập không bị vướng víu. Tuy nhiên, điều này khiến mồ hôi và không khí kém lưu thông, hạn chế việc giữ mát cho cơ thể.
Video đang HOT
Nên lựa chọn quần áo trang phục thoáng mát khi tập (Ảnh: Internet)
Quần áo tối màu đã được chứng minh là có khả năng hấp thụ nhiệt cao dẫn tới việc bạn nhanh bị nóng hơn. Nếu không được bù nước đúng cách sẽ khiến mệt mỏi, mất nước cực kì nguy hiểm.
Giải pháp:
Tốt nhất nên lựa chọn quần áo tập sáng màu, rộng rãi. Nên ưu tiên chọn lựa chất liệu thấm hút mồ hôi như cotton,…
3. Không uống đủ nước trước và sau khi tập
Do thời tiết nắng nóng cộng với việc tập thể dục sẽ khiến cơ thể người tập đổ mồ hôi nhiều hơn. Lượng nước mà bạn đưa vào sẽ bị đào thải nhiều. Từ đó dẫn tới nhu cầu uống nhiều nước hơn để chống rối loạn cân bằng và mất điện giải, có thể biểu hiện bằng các cơn chuột rút.
Nhiều người luyện tập cho rằng chỉ cần uống nước khi nào cảm thấy khát, chẳng hạn như lúc tập. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm khi tập thể dục mùa hè vừa khiến sức khỏe tổn hại lại vừa khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Cần uống nước trước và sau khi tập để bù nước và điện giải (Ảnh: Internet)
Giải pháp:
Các chuyên gia khuyên rằng, trước khi tập thể dục khoảng 30 phút người tập nên uống ít nhất là 2 cốc nước. Còn trong quá trình luyện tập thì bất kể lúc nào khát thì bạn nên uống từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhiều.
Sau khi tập xong, nên bổ sung nước và các thực phẩm giàu điện giải chẳng hạn như trái cây và rau quả để hồi phục.
4. Uống nước lạnh, ăn đồ lạnh ngay sau khi tập
Ngay sau khi tập, đa số đều thích uống nước lạnh hay ăn đồ lạnh để cho cảm giác được giải nhiệt, giảm nóng nhanh. Tuy nhiên, đây là một sai lầm khi tập thể dục mùa hè cần tránh.
Cảm giác giải nhiệt mà đồ ăn, đồ uống lạnh mang lại chỉ là “cảm giác nhất thời”. Lâu dần sẽ khiến cơ thể bị sốc nhiệt đột ngột và gây ra viêm họng hay cảm lạnh.
Ngay sau khi tập, đa số đều thích uống nước lạnh hay ăn đồ lạnh để cho cảm giác được giải nhiệt, giảm nóng nhanh (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, việc uống đồ lạnh còn làm tăng nguy cơ bị tích trữ mỡ bụng do khi uống cơ thể phải tích mỡ lại để làm ấm hệ tiêu hóa.
Giải pháp:
Nếu muốn giảm nhiệt cơ thể sau khi tập vào mùa hè, tốt nhất bạn vẫn nên uống nước ở nhiệt độ thường. Tuyệt đối tránh uống nước đá, ăn đồ lạnh “ngay sau khi vừa tập xong”.
8 mẹo giúp người bệnh tim khỏe mạnh trong mùa hè, tránh đột quỵ
Theo một nghiên cứu, khả năng chịu đựng cái nóng nực của mùa hè ở những người bị bệnh tim khá kém, họ có nhiều nguy cơ bị các biến chứng như suy tim mãn tính hoặc rối loạn chức năng tâm thất do không dung nạp nhiệt.
Các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên giúp người bệnh timkhỏe mạnh trong mùa hè.
1. Giữ đủ nước cho cơ thể
Tình trạng mất nước không chỉ làm suy giảm hoạt động thể chất và tinh thần mà còn ảnh hưởng cả sức khỏe tim mạch, một nghiên cứu cho biết. Tình trạng mất nước cấp tính do stress nhiệt hoặc do tập thể dục kéo dài làm rối loạn quá trình điều hòa huyết áp, làm giảm chức năng tế bào của tim và suy giảm chức năng mạch máu, gây ra một số bệnh tim.
2. Tránh tập thể dục mạnh
Theo một nghiên cứu, tập thể dục mạnh dưới trời nắng nóng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho tim. Điều này chủ yếu là do nhu cầu oxy tăng lên để luyện tập cơ bắp và các cơ quan quan trọng khác. Khi một người tập thể dục mạnh vào mùa hè, nhiệt độ quá cao làm tăng nhu cầu về lưu lượng máu trong các cơ hoạt động, và do đó, tăng nhu cầu về oxy. Nhu cầu kép này có thể khiến tim bơm máu nhiều hơn, dẫn đến co cơ tim quá mức và huyết áp cao.
3. Tránh caffeine
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ caffeine và cà phê ở mức độ vừa phải có liên quan đến việc tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Đây là một tình trạng đặc trưng bởi nhịp tim không đều - quá nhanh hoặc quá chậm. Cà phê hoặc đồ uống có chứa caffein có thể có tác dụng độc hại đối với nhịp tim và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Ngoài ra, cà phê là một chất lợi tiểu tự nhiên có thể làm tăng nguy cơ mất nước.
4. Ngăn ngừa nguy cơ kiệt sức vì nhiệt
Kiệt sức vì nhiệt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất nước. Khi con người tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, nhiều triệu chứng kèm theo sau đó như buồn nôn, chuột rút cơ, khó thở và mất chất điện giải khỏi cơ thể. Những triệu chứng này có thể gây suy nhược cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như đau tim.
5. Ăn các bữa ăn nhẹ
Ăn uống lành mạnh cùng với ăn nhẹ là sở thích của mùa hè. Các chuyên gia khuyến nghị rằng những người bị bệnh tim nên tránh ăn nhiều hoặc ăn đồ ăn vặt thường xuyên vào mùa hè để ngăn ngừa các biến chứng về tim. Điều này là do bản thân việc ăn uống có tác dụng sinh nhiệt trên cơ thể. Nếu chúng ta ăn quá nhiều, nhiệt lượng trong cơ thể sẽ nhiều hơn và cùng với nhiệt của môi trường, tác động quá mức có thể gây hại.
6. Tránh ra ngoài vào những giờ nắng nóng nhất
Cần giảm thiểu các hoạt động ngoài trời trong mùa hè, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tim. Điều này là do, trong giờ cao điểm, từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, sóng nhiệt cao hơn và việc tiếp xúc với chúng có thể gây ra đột quỵ do nhiệt. Một nghiên cứu cho biết, sóng nhiệt có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở những người mắc bệnh tim hoặc làm cho tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn.
7. Tránh uống rượu
Cồn là chất lợi tiểu, có nghĩa là chúng có thể làm tăng nguy cơ mất nước trong cơ thể và cũng góp phần gây kiệt sức vì nóng. Tiêu thụ rượu sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Nhiệt độ cơ thể cao trong mùa hè có thể làm mất chất điện giải do đổ mồ hôi quá nhiều hoặc làm suy yếu các cơ quan quan trọng và khiến chúng bị rối loạn hoạt động.
8. Theo dõi đơn thuốc của bạn
Một số loại thuốc tim như thuốc chẹn beta có thể làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể và ngăn tiết mồ hôi, một trong những cách cần thiết để giảm nhiệt cơ thể. Các loại thuốc khác cũng có thể cản trở quá trình điều nhiệt và gây ra những thay đổi trong huyết áp.
Do đó, hãy theo dõi các loại thuốc trong đơn bác sĩ kê và nếu bạn đang sử dụng chúng vào mùa hè, hãy thực hiện các mẹo giữ cho cơ thể mát mẻ và duy trì sự cân bằng điện giải.
Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi mùa hè đến, phụ huynh cần biết điều gì? Hè đến, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn so với các mùa khác. Vậy phụ huynh cần biết gì khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa vào hè. Bản chất, tình trạng trẻ nhỏ đường ruột vẫn còn yếu nên rất khó để có thể tránh khỏi các căn bệnh về rối loạn tiêu hóa khiến cho trẻ còi,...