7 thói quen lành mạnh giúp phòng tránh bệnh phụ khoa
Nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe , phụ nữ có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe và còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Vùng kín của phụ nữ vốn mỏng manh, nhạy cảm, nếu bị viêm nhiễm, âm hộ sẽ ngứa ngáy, có mùi hôi rất khó chịu. Đặc biệt vào mùa hè, bệnh viêm nhiễm phụ khoa đặc biệt dễ tái phát. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên chăm sóc vùng kín để phòng tránh các bệnh phụ khoa .
Dưới đây là những thói quen lành mạnh bạn nên thực hiện mỗi ngày để giảm bớt được nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa , gây ảnh hưởng tới việc sinh nở về sau:
Ảnh minh họa
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Để chăm sóc vùng kín sạch sẽ thì bạn cần chú ý bảo vệ vùng kín luôn khô thoáng và vệ sinh cẩn thận, đặc biệt là trong những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín cá nhân, rửa âm hộ bằng nước ấm hàng ngày nhưng đừng nên thực hiện quá thường xuyên. Hãy nhớ chỉ dùng nước ấm, không cần dùng kem dưỡng da. Các đồ dùng để vệ sinh phải để riêng và không được dùng chung, thông thường, tốt nhất là tắm bằng vòi hoa sen thay vì bồn tắm.
Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi
Luôn chú ý ăn uống, tránh ăn cay, ăn nhạt hơn. Bình thường không nên để cơ thể quá mệt mỏi sẽ gây giảm sút sức đề kháng, dễ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập. Lúc bình thường, cố gắng không ngồi yên một chỗ quá lâu, vì ngồi lâu không có lợi cho việc tản khí của vùng kín, trong trường hợp kín gió, vi khuẩn càng dễ sinh sôi.
Không thức khuya
Thói quen thức khuya chẳng những khiến bạn nhanh mệt mỏi mà còn có thể gây rối loạn nội tiết tố và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh phụ khoa . Trong đó, một số bệnh phụ khoa phổ biến mà thói quen thức khuya gây ra là viêm nhiễm vùng kín , u xơ tử cung , kinh nguyệt không đều … Vì vậy, bạn cần chú ý duy trì thói quen ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng hàng ngày.
Ảnh minh họa
Tập luyện đều đặn hàng ngày
Việc tập luyện cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh trung ương.
Bởi các động tác tập luyện sẽ tác động lên cơ thể, tạo ra những phản xạ có điều kiện và làm thay đổi những hiện tượng sinh lý bất thường, từ đó giúp bạn phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Hạn chế mặc quần bó
Nhiều chị em thích mặc quần bó để làm nổi bật cơ thể, tôn dáng của mình nhưng khuyết điểm của quần bó thực sự rất nhiều. Trước hết là quần bó thường không thoáng khí, ôm sát cơ thể nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín, mặc quần bó sát không có lợi cho quá trình tuần hoàn máu ở chân. Thường thì bạn nên mặc quần càng thoải mái càng tốt.
Ảnh minh họa
Chú ý lựa chọn đồ lót
Chất liệu quần lót có nhiều loại nhưng nên chọn chất liệu vải cotton tinh khiết càng tốt, vì cotton tinh khiết có khả năng thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, giúp thông thoáng và tản nhiệt vùng kín, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh phụ khoa.
Sử dụng băng vệ sinh càng ít càng tốt
Nhiều bạn nữ chọn sử dụng miếng lót (băng vệ sinh) mỗi ngày. Tuy nhiên, vì miếng lót thường không thoáng khí, dễ làm vi khuẩn phát triển sâu hơn, vì vậy nên thay miếng lót thường xuyên và ít dùng miếng lót hơn.
Đi khám phụ khoa định kỳ
Ngay khi có kinh nguyệt, bạn nên hình thành thói quen đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ khoảng 3 tháng/lần để ngăn ngừa các bệnh ở vùng kín. Điều này cũng giúp bạn tầm soát nguy cơ mắc bệnh ung thư từ sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Phẫu thuật lúc nửa đêm, bác sĩ kinh ngạc khi thấy bụng cô gái cứng như đá
Khi tiến hành mổ nội soi, bác sĩ Hoàng Hồng Minh kinh ngạc khi thấy khoang bụng của bệnh nhân đều là mủ.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hoàng Hồng Minh, khoa ngoại, Bệnh viện Zhongmei Hospital, chia sẻ về trường hợp cô Diêu (25 tuổi) sống tại Đài Loan (Trung Quốc). Cô Diêu bị đau bụng tại nơi làm việc, ngày hôm sau, tình trạng sức khỏe không cải thiện nên cô Diêu đến bệnh viện cấp cứu vào lúc nửa đêm.
Ảnh minh họa
Bác sĩ tại phòng cấp cứu đã chuyển cô Diêu đến khoa phụ sản khám, bởi tình trạng đau bụng dưới là dấu hiệu thường thấy của mang thai ngoài tử cung hoặc liên quan đến các bệnh viêm nhiễm khác. Tại khoa phụ sản, bác sĩ nhanh chóng loại trừ các bệnh phụ khoa và nghi ngờ cô Diêu mắc bệnh viêm ruột hoặc viêm ruột thừa.
Do đó, cô Diêu được chuyển sang khoa tiêu hóa và tiến hành chụp X-quang ổ bụng, bác sĩ vô cùng kinh ngạc khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu tràn dịch màng bụng, một đoạn ruột thừa ngập trong nước bẩn nên nhanh chóng chuyển cô Diêu sang khoa ngoại.
Bác sĩ Hoàng Hồng Minh tiến hành kiểm tra trực tiếp bằng cách ấn tay vào bụng của cô Diêu, cảm nhận bụng của bệnh nhân cứng như đá, ngay sau lực ấn bụng, bệnh nhân đau đớn kêu gào thảm thiết, tình trạng của cô Diêu được đánh giá nghiêm trọng và được đưa vào phòng phẫu thuật. Khi tiến hành mổ nội soi, bác sĩ Hoàng Hồng Minh kinh ngạc khi thấy khoang bụng của bệnh nhân đều là mủ.
Bác sĩ Hoàng Hồng Minh, khoa ngoại, bệnh viện Zhongmei Hospital
Bác sĩ Hoàng Hồng Minh cho biết: "Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm vùng chậu mạn tính, do trì hoãn đến bệnh viện khám nên bệnh tiến triển thành viêm phúc mạc. Sau hơn 1 tiếng dẫn lưu và làm sạch mủ trong khoang bụng, hiện nay bệnh nhân hồi phục tốt và có thể xuất viện sau 2 ngày điều trị".
Viêm phúc mạc là một màng như lụa trải bên trong thành bụng và phủ các cơ quan trong bụng- thường gây ra bởi sự nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Viêm phúc mạc có thể là hậu quả của bất kỳ sự vỡ (hay thủng) hoặc có thể là biến chứng của tình trạng bệnh lý khác.
Vì sao viêm phúc mạc lại nguy hiểm?
Viêm phúc mạc là một bệnh lý rất nặng trong ngoại khoa, nếu không xử trí kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 60 - 70%. Bởi vì, viêm phúc mạc cấp là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm khuẩn trong ổ bụng, trong khi đó có nhiều loại vi khuẩn, độc tính của chúng rất cao, trong khi đó diện tích của phúc mạc (màng bụng) rất rộng nên khả năng hấp thu chất độc từ các tạng rỗng (dạ dày, ruột...) tràn vào, độc tố (do vi khuẩn tiết ra) rất nhanh dễ dẫn đến sốc và nhiễm độc (sốc nhiễm trùng).
Bệnh nặng còn do sự dễ lây lan khắp ổ bụng bởi nhu động ruột (ruột co bóp đẩy các chất bẩn đi vào ổ bụng). Vì vậy, khi nghi bị mắc viêm phúc mạc cần chẩn đoán sớm xử trí đúng, kịp thời nhằm hạn chế tử vong đến mức tối đa.
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phúc mạc bao gồm:
Đau bụng, cảm ứng phúc mạc.
Chướng bụng hay có thể nói là một cảm giác căng phồng của bụng.
Sốt.
Buồn nôn và nôn.
Chán ăn.
Tiêu chảy.
Giảm lượng nước tiểu.
Khát nước.
Bí trung tiện hoặc đại tiện.
Mệt mỏi.
Nếu bạn đang trị liệu bằng lọc màng bụng thì triệu chứng của viêm phúc mạc sẽ kèm theo:
Dịch lọc đục.
Xuất hiện những đốm trắng, sợi hoặc nốt (fibrin) trong dịch lọc.
Chị em không nên chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo căn bệnh phụ khoa ảnh hưởng tới 45% phụ nữ Đối với nhiều phụ nữ, teo âm đạo không chỉ gây đau đớn khi làm chuyện chăn gối mà còn dẫn đến các triệu chứng khó chịu như tiểu buốt. Cathy Jones, nhà văn kiêm nữ diễn viên nổi tiếng tại Canada, đã từng chia sẻ kinh nghiệm của mình khi phải đối mặt với bệnh teo âm đạo. Ở độ tuổi ngoài...