4 nguồn caffeine âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều người vẫn dùng hàng ngày
Caffeine là chất kích thích quen thuộc giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là 4 nguồn caffeine ‘ẩn mình’ trong thực phẩm và đồ uống hàng ngày mà bạn có thể không ngờ tới.
Uống trà xanh ảnh hưởng đến sức khỏe
Một tách trà xanh (237ml) chứa khoảng 20-45mg caffeine, trong khi một tách cà phê cùng kích thước có thể chứa từ 95-200mg caffeine. Mặc dù hàm lượng caffeine trong trà xanh không quá cao nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Caffeine trong trà xanh có thể gây khó ngủ, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, đặc biệt nếu uống vào buổi tối. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên hạn chế uống quá 4 chén trà xanh mỗi ngày (khoảng 800ml). Lượng trà xanh này cung cấp đủ chất chống oxy hóa và các dưỡng chất có lợi cho cơ thể mà không gây ra tác dụng phụ.
Trà xanh là nguồn caffeine mà nhiều người có thể không ngờ tới. Ảnh: Adobe Stock
Matcha, thức uống được làm từ lá trà xanh nguyên chất, ngày càng được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc uống quá nhiều Matcha cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Matcha chứa lượng caffeine cao hơn so với trà xanh thông thường, khoảng 70mg cho mỗi ly (khoảng 240ml). Việc uống quá nhiều có thể dẫn đến quá liều caffeine, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Bạn chỉ nên uống không quá 3 ly matcha mỗi ngày (khoảng 720ml).
Kombucha ảnh hưởng tới sức khỏe
Cũng giống như trà xanh, hàm lượng caffeine trong Kombucha thấp hơn so với cà phê hay trà đen, nhưng việc uống quá nhiều vẫn có thể dẫn đến các triệu chứng như mất ngủ, lo âu, bồn chồn, nhức đầu, tăng nhịp tim, huyết áp cao.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn không nên uống quá 1 lít Kombucha mỗi ngày (khoảng 4 ly). Bắt đầu với lượng nhỏ Kombucha và tăng dần theo thời gian để cơ thể thích nghi. Nếu cảm thấy khó chịu sau khi uống Kombucha, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không nên uống quá 1 lít Kombucha mỗi ngày. Ảnh: Only My Health
Nước tăng lực
Nước tăng lực với hương vị hấp dẫn, sảng khoái cùng khả năng cung cấp năng lượng nhanh chóng được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù vậy, các loại nước tăng lực chứa hàm lượng caffeine tương đối cao, dao động từ 50-300mg/lon, cao hơn nhiều so với cà phê có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Ngoài các triệu chứng thông thường như mất ngủ và nhức đầu, uống nhiều nước tăng lực có thể dẫn đến tim đập nhanh, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nguy cơ mất nước, mất cân bằng điện giải, nguy cơ ngộ độc caffeine, đặc biệt ở trẻ em và người nhạy cảm.
Lượng caffeine khuyến nghị hàng ngày cho người lớn khỏe mạnh là 400mg, tương đương với khoảng 4 tách cà phê. Tuy nhiên, lượng caffeine phù hợp với mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ nhạy cảm với caffeine.
Video đang HOT
Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em và thanh thiếu niên nên hạn chế hoặc tránh caffeine. Nếu bạn lo lắng về lượng caffeine nạp vào cơ thể, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
Hiểu lầm về thói quen uống cà phê khi đói và những sai lầm thường gặp
Cà phê không còn là một thức uống xa lạ với nhiều người. Uống cà phê khi đói bụng có sao không? Uống cà phê đen có hại dạ dày không?,.. là một vài băn khoăn phổ biến khi thưởng thức loại đồ uống thơm ngon và tốt cho sức khỏe này.
Trên nhiều nền tảng mạng xã hội, mọi người cảnh báo về sự nguy hiểm của việc uống cà phê hoặc bất kỳ loại đồ uống có chứa caffein nào trước bữa sáng, trong khi đối với nhiều người, uống cà phê vào buổi sáng lại là một thói quen không thể thiếu.
1. Uống cà phê khi đói có sao không?
Theo một đánh giá năm 2017 trên Planta Medica, caffeine được dạ dày và ruột non hấp thụ hoàn toàn trong vòng 45 phút sau khi tiêu thụ. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC cũng tuyên bố rằng sau khoảng 30 phút, cơ thể bạn sẽ bắt đầu nhận thấy tác động của caffeine nhưng phạm vi tác động này có thể kéo dài từ 15 - 45 phút (đạt đỉnh trong huyết tương khoảng 15 - 20 phút).
1.1. Uống cà phê khi đói bụng có sao không?
Nhìn chung thì cà phê có tác động khác nhau tới mỗi người. Với người nhạy cảm với caffeine thì uống cà phê khi đói bụng có thể dẫn tới một số triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu,...
Theo Health, uống cà phê khi đói thường không đem lại nguy hiểm gì cho người uống, trừ việc bạn sẽ có thêm một chút axit trong dạ dày. Và dù một vài người có thể cảm thấy khó chịu nhưng không có bằng chứng nào tới thời điểm hiện tại cho thấy uống cà phê khi đói bụng sẽ dẫn tới đau dạ dày. Nói cách khác, với người khỏe mạnh, việc uống cà phê khi đói bụng sẽ không gây ra nguy hiểm gì cho sức khỏe.
Cà phê có tác động khác nhau tới mỗi người (Ảnh: Internet)
1.2. Cà phê tác động đến cơ thể như thế nào?
Như đã nói ở trên, ở mỗi người thì mức độ ảnh hưởng của cà phê sẽ có sự khác biệt nhưng loại đồ uống này có thể gây một vài tác động lên hệ tiêu hóa và toàn bộ cơ thể. Hơn nữa, cách mà các loại cà phê như cà phê hòa tan, cà phê khử caffeine, cà phê chứa caffeine toàn phần/một nửa, cà phê uống với sữa/kem/đường,... cũng khác nhau.
- Trào ngược axit dạ dày - thực quản
Caffeine trong cà phê chính là điểm thu hút mọi người uống nó vào buổi sáng nhưng cũng chính caffeine có thể dẫn tới khó tiêu và trào ngược axit ở một số người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Cụ thể, caffeine kích thích dạ dày tiết axit do độ pH có sự khác biệt. Cà phê có độ pH khoảng 5 và độ pH của dạ dày là 4. Nếu uống cà phê khi đói bụng, điều đó có thể khiến dạ dày có tính axit cao hơn. Do vậy mà nhiều người nhạy cảm khi uống cà phê có thể bị trào ngược axit dạ dày - thực quản dẫn tới ợ nóng, đặc biệt là người bị viêm thực quản.
Nhưng theo Health, điều quan trọng là các triệu chứng này xảy ra bất kể người đó uống cà phê trước hay sau khi ăn. Điều quan trọng là người bị ợ chua hay trào ngược cần chú ý tới phản ứng của cơ thể sau khi uống một tách cà phê và thay đổi thói quen cho phù hợp với phản ứng của cơ thể. Lựa chọn an toàn với nhóm người này chính là ăn một chút gì đó trước khi uống cà phê để loại bỏ các vấn đề liên quan tới axit hay độ pH chênh lệch.
- Kích thích nhu động ruột và đại tiện
Theo một nghiên cứu năm 2022 trên NCBI thì cà phê giúp kích thích nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện đều đặn khi kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng. Và việc uống cà phê khi đói bụng có thể khiến nhu cầu đại tiện của bạn đến nhanh hơn.
- Căng thẳng gia tăng
Ngoài những ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, một số người cảm thấy uống cà phê khi bụng đói sẽ dẫn đến cảm giác bồn chồn gia tăng.
Nhiều người bị bồn chồn sau khi uống cà phê (Ảnh: Internet)
1.3. Lời khuyên cho những người nhạy cảm với caffeine
Nếu một người bị trào ngược axit dạ dày, đau dạ dày hoặc các triệu chứng khác sau khi uống cà phê với chiếc bụng rỗng thì việc ăn trước khi uống sẽ không gây hại gì. Bạn có thể ăn kèm một lát bánh mì nướng với ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ hay một cốc bột yến mạch có hạt chia và quả mọng hoặc đơn giản là một chút granola với trái cây tươi.
Tuy nhiên nếu bạn không có thời gian ăn sáng trước khi uống cà phê thì một số gợi ý nhỏ khác có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn do caffeine gây ra với cơ thể.
Chẳng hạn như thêm sữa hoặc kem vào cà phê có thể giúp giảm tính axit. Với người mắc chứng không dung nạp lactose thì nên lựa chọn sữa có nguồn gốc thực vật để không khiến cơn đau dạ dày liên quan tới cà phê trở nên nghiêm trọng hơn.
Lựa chọn loại cà phê mà bạn uống khi đói bụng cũng có thể giúp ích một phần nhỏ. Theo Health, cà phê rang đậm có vẻ ít có tác dụng kích thích axit dạ dày hơn so với cà phê rang nhạt (rang light). Nếu bạn cho rằng cơ thể mình nhạy cảm với điều này, hãy chọn một cốc cà phê rang đậm để an toàn hơn.
Giảm lượng cà phê tiêu thụ hoặc lựa chọn cà phê đã khử caffeine có thể là một lựa chọn khác nếu bạn thường xuyên cảm thấy bồn chồn, ợ nóng khi uống cà phê.
Người khỏe mạnh có thể uống cà phê khi đói bụng (Ảnh: Internet)
2. Những sai lầm thường gặp khi uống cà phê
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số sai lầm khi uống cà phê dưới đây có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho bạn.
- Quá liều caffeine
Cà phê có thể giúp tăng năng lượng, cải thiện sự tập trung của não bộ nhưng tiêu thụ quá liều caffine trong cà phê có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ, tăng huyết áp cùng một loạt các vấn đề tim mạch khác như tim đập nhanh, bồn chồn, run rẩy (còn gọi là say cà phê),...
Đừng quên, chỉ nên tiêu thụ ít hơn 400mg caffeine mỗi ngày để an toàn cho sức khỏe.
- Không uống đủ nước
Một tác dụng của cà phê chính là lợi tiểu, điều này có thể khiến cơ thể bạn mất nước. Mặc dù việc cung cấp đủ nước cho cơ thể suốt cả ngày là điều hiển nhiên nhưng uống đủ nước khi uống cà phê lại đặc biệt quan trọng.
Mất nước có thể dẫn tới một loạt các ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể chẳng hạn như mệt mỏi, đau đầu, suy giảm nhận thức,...
- Không chú ý tới hạn sử dụng của hạt cà phê
Hạt cà phê cần được bảo quản đúng cách nếu muốn bảo đảm chất lượng và hương vị tiêu thụ. Sử dụng hạt cà phê cũ, quá hạn, bảo quản sai cách để pha có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa.
- Thêm quá nhiều kem và đường bổ sung
Người đang giảm cân cần cẩn thận khi thêm kem vào tách cà phê. Thêm quá nhiều kem vào cà phê có thể gây tăng cân và cản trở quá trình giảm cân của bạn.
Điều tương tự cũng xảy ra khi thêm đường vào cà phê. Cà phê thường có vị hơi chua một chút nên thêm đường mặc dù có thể kích thích vị giác và khiến cà phê dễ uống hơn nhưng lại dẫn tới sự tích tụ chất béo nhiều hơn, về lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, tim mạch, tiểu đường,... nếu tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung.
Nên hạn chế thêm kem hoặc đường bổ sung vào cà phê nếu không muốn tăng cân (Ảnh: Internet)
- Uống nóng mới ngon
Uống cà phê quá nóng có thể tăng nguy cơ tổn thương thực quản.
- Uống cà phê trước khi đi ngủ
Uống cà phê trước ngay trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó vào giấc hơn và thậm chí là mất ngủ do caffeine vẫn đang được hấp thụ vào cơ thể, dẫn tới đau nửa đầu, bồn chồn và nhiều thay đổi tâm trạng khác.
- Rượu và caffeine
Nhiều người cho rằng trộn lẫn rượu và cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo hơn, giảm say rượu nhưng thực tế là tác dụng giúp cơ thể tỉnh táo hơn của caffeine sẽ ức chế tín hiệu cảnh báo cơn say do rượu - nói cách khác, khi cơ thể không nhận ra trạng thái "đã say" thì nguy cơ ngộ độc rượu cũng cao hơn.
Hơn nữa, uống ượu và cà phê cùng lúc có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể, nhất là đối với gan và hệ tiêu hóa. Rượu có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, trong khi cà phê có thể kích thích việc giải phóng axit. Một số người có thể cảm thấy khó chịu, đau dạ dày hoặc căng thẳng khi kết hợp hai loại đồ uống này.
Nếu bạn thường xuyên uống rượu và caffeine cùng nhau, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng nghiện rượu cao hơn.
Uống cà phê ngay sau khi uống rượu cũng không giúp bạn giảm say hay giảm nồng độ cồn trong máu. Điều giúp bạn tỉnh táo hơn và giảm nồng độ cồn trong máu chính là thời gian. Caffeine trong cà phê không có tác dụng tới quá trình chuyển hóa cồn trong máu, trong hơi thở của bạn.
Tóm lại, với câu hỏi uống cà phê khi đói có hại không thì đối với những người khỏe mạnh, uống một tách cà phê khi bụng đói dường như không gây ra tác hại gì đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ cơ thể mình. Nếu bạn nhận thấy cơ thể mình nhạy cảm với caffeine, hãy cân nhắc kết hợp một bữa ăn nhẹ với cà phê để hỗ trợ tiêu hóa.
Cà phê đen và cà phê sữa, uống loại nào tốt hơn cho sức khỏe? Cà phê từ lâu đã được biết đến là loại thức uống có lợi cho cơ thể con người. Giữa cà phê đen và cà phê sữa, uống loại nào tốt hơn vẫn luôn là điều khiến nhiều người thắc mắc. Cà phê từ lâu đã được biết đến là loại thức uống có lợi cho cơ thể con người. Giữa cà phê...