Giải mã khả năng châu Âu cử binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Ukraine
Lãnh đạo nhiều quốc gia châu Âu đã ngỏ ý cử binh sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine trong trường hợp lệnh ngừng bắn lâu dài được hiện thực hóa.
Vậy lực lượng này sẽ có quy mô và hoạt động như thế nào?
Binh sĩ Ukraine bắn lựu pháo bọc thép trong cuộc xung đột với Nga gần Bahmut, vùng Donetsk. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Việc duy trì lực lượng gìn giữ hòa bình có thể tạo thêm gánh nặng đè lên vai quân đội châu Âu, vốn đã cạn kiệt kho vũ khí do cung cấp hỗ trợ Ukraine. Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cho cam kết quân sự mở rộng này cũng đem đến bài toán hóc búa đối với một số quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn về ngân sách.
Quan điểm của các quốc gia châu Âu
Pháp là nước nhiệt tình nhất, ủng hộ triển khai lực lượng tới Ukraine. Các nhà lãnh đạo chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại thủ đô Paris của Pháp ngày 17/2, để cùng thảo luận về những nội dung liên quan đến thỏa thuận mà Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đạt được với Nga cũng như kêu gọi các nước thành viên tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine trong năm nay.
Tổng thống Emmanuel Macron đã tiếp đón Thủ tướng Anh Keir Starmer, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte tại Điện Elysee.
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết London sẵn sàng điều lực lượng đến Ukraine để tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình sau khi xung đột kết thúc. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức ngày 17/2 cho biết nước này “sẽ không ngần ngại” đóng góp binh sĩ đến Ukraine nếu có khung pháp lý cho động thái như vậy.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói rằng “hoàn toàn có khả năng” nước này gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đén Ukraine, nếu có nhiệm vụ rõ ràng. Chính phủ Hà Lan vào cuối tuần cũng bắn tín hiệu rằng họ có thể đóng góp, với điều kiện có nhiệm vụ rõ ràng và Mỹ cam kết hỗ trợ trong trường hợp leo thang căng thẳng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nước láng giềng của Ukraine là Ba Lan, quốc gia có quân đội lớn thứ ba trong NATO, cho biết họ sẽ không cử binh sĩ. Trong khi đó, Tây Ban Nha nhận định vẫn còn quá sớm cho đề nghị như vậy.
Tiềm năng của lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine
Binh sĩ Đức tham gia tập trận tại Altengrabow ở miền Đông nước này. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Matthew Savill, tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), lập luận rằng có một số cấp độ tiềm năng cho lực lượng gìn giữ hòa bình triển khai ở Ukraine sau lệnh ngừng bắn. Đầu tiên là một lực lượng răn đe trên bộ lớn, về lý thuyết có thể chiến đấu, với 100.000 đến 150.000 quân như Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mong muốn.
Nhưng với việc Mỹ loại trừ khả năng tham gia, chưa rõ liệu riêng mình châu Âu có thể đáp ứng đủ quân số như vậy hay không. Do đó, ông Savill tin rằng giải pháp thay thế đáng tin cậy hơn sẽ là lực lượng gồm hàng chục nghìn binh sĩ ở một số khu vực tiền tuyến. Mô hình khiêm tốn hơn nữa sẽ là lực lượng lớn chuyên về huấn luyện.
Chuyên gia quân sự Ben Barry tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) bổ sung rằng lực lượng trên không và trên biển cũng cần thiết cho bất kỳ hỗ trợ nào trong tương lai cho Ukraine.
Tờ Guardian (Anh) đánh giá binh sĩ châu Âu được triển khai tới Ukraine sẽ khó có khả năng được xếp vào nhóm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Liên hợp quốc (LHQ) thường đảm nhận bố trí các nhiệm vụ như vậy, và sẽ tham gia theo cách công bằng.
Nhiều khả năng lực lượng quân đội châu Âu ở Ukraine sẽ nằm dưới chỉ huy của chính châu Âu, bất kể quy mô nào. Ngày 12/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết NATO sẽ không đảm bảo an ninh cho lực lượng như vậy.
Theo Guardian (Anh), có khả năng Nga sẽ phản đối sự hiện diện của quân đội châu Âu bên trong lãnh thổ Ukraine.
Châu Âu bí mật lên kế hoạch đưa lực lượng hòa bình đến Ukraine?
Một số nước châu Âu đang âm thầm xây dựng kế hoạch gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine do lo ngại về việc thay đổi các ưu tiên của Mỹ đối với an ninh trên lục địa này, nguồn thạo tin cho hay.
(Ảnh minh họa: Getty).
Kyiv Independent ngày 15/2 dẫn nguồn thạo tin cho biết, Pháp và Anh đang dẫn đầu sáng kiến đưa lực lượng đến Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevklur tiết lộ, các đồng minh châu Âu đang "ở giai đoạn đầu" phát triển kế hoạch triển khai quân gìn giữ hòa bình tới Ukraine.
Theo Bộ trưởng Pevklur, nếu quân đội Nga và Ukraine giảm lực lượng xuống còn vài nghìn quân mỗi bên, thì việc châu Âu hiện diện quân sự ở đó sẽ không thành vấn đề, nhưng việc thực hiện kế hoạch sẽ khó khăn nếu xung đột ở giai đoạn căng thẳng.
Trang tin Avia Pro cho biết, việc xây dựng kế hoạch này đã bắt đầu từ một năm trước nhưng các bước thực hiện cụ thể vẫn chưa được xác định. Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào việc xung đột kết thúc như thế nào.
Quyết định cuối cùng về hình thức và quy mô của sứ mệnh quân sự sẽ dựa trên tình hình chính trị và quân sự tại thời điểm ký kết một thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Nga và Ukraine.
Anh và Pháp đang xem xét khả năng huy động không chỉ các lực lượng vũ trang chính quy mà còn cả các đơn vị chuyên môn như kỹ sư và đặc công, những người sẽ tham gia khôi phục cơ sở hạ tầng.
Khả năng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình từ các nước châu Âu khác, bao gồm Italy và Tây Ban Nha, cũng đang được thảo luận.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 18/1 cho biết Đức có thể xem xét đóng góp lực lượng cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Ukraine.
Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 16/1 cũng xác nhận đã thảo luận vấn đề này với Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Tuy nhiên, ý tưởng về sự hiện diện của quân đội châu Âu trên lãnh thổ Ukraine đang vấp phải ý kiến trái chiều và đặt ra câu hỏi về tính hợp pháp của sự can thiệp đó.
Các chuyên gia an ninh quốc tế cho rằng những hành động như vậy sẽ cần có sự chấp thuận của Liên hợp quốc hoặc ít nhất là sự phối hợp với các bên quốc tế quan trọng.
Nhà khoa học chính trị Thomas Ridley lưu ý: "Nếu các nước châu Âu gửi quân tới, đó có thể là yếu tố quan trọng tạo nên sự ổn định, nhưng cũng có thể dẫn đến leo thang. Nga có thể coi đó là hành động khiêu khích và can thiệp".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 23/1 cảnh báo việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO tới Ukraine có thể dẫn đến "leo thang không kiểm soát".
Giới chức Nga trước đó cũng nhiều lần cảnh báo sự hiện diện của quân đội NATO gần biên giới Nga là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và lực lượng này có thể trở thành mục tiêu tấn công hợp pháp của Moscow.
Đồng minh NATO sửng sốt trước cuộc đàm phán của Donald Trump về Ukraine Một số đồng minh NATO nhấn mạnh Ukraine và châu Âu phải là trọng tâm trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào với Nga, sau những tín hiệu từ Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng ông có ý định thảo luận thêm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey phát biểu với giới truyền thông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điện Kremlin thông tin về cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và đặc phái viên Mỹ

Gã khổng lồ quốc phòng Đức Rheinmetall vượt qua Volkswagen

EU đề xuất kế hoạch đầu tư 'quy mô lớn' vào quốc phòng nhằm đối phó với Nga

Quyền Tổng thống Hàn Quốc phủ quyết điều tra ông Yoon Suk Yeol can thiệp bầu cử

Điện Kremlin: Tổng thống Putin gửi 'tín hiệu bổ sung' tới Tổng thống Trump về đề xuất ngừng bắn

Iran cân nhắc phản hồi thư của Tổng thống Trump gửi lãnh đạo tối cao Khamenei

Trung Quốc, Nga và Iran ra tuyên bố chung về vấn đề hạt nhân

Bỉ điều tra vụ hối lộ tại EP liên quan tập đoàn Huawei

Panama khẳng định kiên quyết bảo vệ chủ quyền

Azerbaijan và Armenia nhất trí về dự thảo hiệp ước hòa bình

Canada sẽ 'thiết lập lại' mối quan hệ với Mỹ

Nga, Saudi Arabia thảo luận về xung đột ở Ukraine và hợp tác trong OPEC+
Có thể bạn quan tâm

Video ghi lại cảnh tượng bãi biển bỗng chuyển màu "đỏ máu" gây sốc, bí ẩn phía sau rất bất ngờ
Lạ vui
09:16:44 15/03/2025
Thấy gánh rau bị ế ẩm của mẹ, chồng nổi khùng trách vợ lươn lẹo dối trá mà đâu biết nguồn cơn phía sau
Góc tâm tình
09:16:14 15/03/2025
Clip xe 3 bánh lao trong ngõ nhỏ, đâm tử vong một học sinh lớp 5 ở Hà Nội
Netizen
09:11:31 15/03/2025
Được đà tiến tới, Tencent tiếp tục hé lộ thêm một dự án FPS siêu phẩm sắp ra mắt?
Mọt game
09:01:11 15/03/2025
Yoo Yeon Seok đệ đơn phản đối cáo buộc trốn thuế 7 tỷ won
Sao châu á
08:26:55 15/03/2025
Cuộc sống của con và cháu gái sau 2 năm 'ông hoàng cải lương' Vũ Linh qua đời
Sao việt
08:22:38 15/03/2025
Đã có câu trả lời cho mối quan hệ của SOOBIN và Hoa hậu Thanh Thuỷ!
Nhạc việt
08:20:02 15/03/2025
Vụ cháy 56 người chết ở phố Khương Hạ: Hậu quả của việc buông lỏng quản lý
Pháp luật
08:18:04 15/03/2025
Chế độ dinh dưỡng cho người hạ huyết áp tư thế đứng
Sức khỏe
07:40:25 15/03/2025
Không thời gian - Tập cuối: Giây phút đoàn tụ xúc động và lời hứa trọn vẹn
Phim việt
07:35:28 15/03/2025