4 món ăn độc lạ ở Sài Gòn: Gà trùm mền, dê xối sả có khiến bạn tò mò?
Những cái tên nghe rất lạ tai nhưng lại có ma lực khiến thực khách tò mò, phải gọi ăn thử 1 lần cho biết.
Ẩm thực Sài Gòn quả nhiên không bao giờ làm chúng ta thất vọng. Không chỉ thường xuyên cập nhật những “hot trend” mà một số quán ăn còn có khả năng sáng tạo ra những cách marketing độc lạ để lôi kéo khách hàng. Vẫn là những món ăn quen thuộc, nhưng khi được khoác lên mình 1 chiếc áo mới, chúng vẫn đủ sức gây tò mò cho thực khách, buộc họ phải gọi thử một lần cho biết.
Ảnh minh họa
Món ăn có cái tên nghe đáng yêu hết sức này thực chất là món cơm gà chiên giòn. Điều khác biệt là sau khi bày lên dĩa, phần cơm và thịt gà được trùm lên một chiếc mềm được làm từ… trứng. Gà chiên giòn thơm, ăn với cơm, hành tây chiên, dưa chuột thái lát mỏng và nước chấm sẽ có hương vị, món ăn khiến thực khách no nê và ấm áp.
Ếch núp lùm
Ảnh minh họa
Lý do được gọi là ếch núp lùm vì mỗi miếng thịt ếch được phủ “lùm rơm” làm từ bột sả ướp với hương vị. Ngay từ cái tên đã cho thấy cái chất miền Tây dân dã, và khi thưởng thức thì hương vị miệt vườn càng làm thực khách hài lòng. Thịt ếch chắc, dai và ngọt, ăn kèm với vụn bánh mì sả rất hợp vị. Món này nên ăn kèm một số loại rau để chống ngán và và gia tăng độ ngon.
Video đang HOT
Dê xối sả
Ảnh minh họa
Nếu tình cờ đi trên đường bắt gặp biển quảng cáo “Tại đây bán dê xối sả”, bạn cũng đừng quá ngạc nhiên bởi đây thực chất chỉ là món dê xào sả ớt. Để tạo sự tò mò và thu hút từ cái tên, ai đó đã sáng tạo ra cách gọi này mà thôi. Nhưng không vì là món quen mà món này bớt hấp dẫn đâu nhé.
Thịt dê được thái thành từng miếng nhỏ ướp với gia vị, rau mùi, gừng, ớt, sau đó xào với sả tươi và ớt và rắc với sả chiên trên đĩa. Sự kết hợp của thịt dê nấu chín mềm, kết hợp với sả giòn, nóng mang đến hương vị độc đáo.
Chân gà quái thú
Ảnh minh họa
Tên gọi này bắt nguồn từ kiểu sơ chế, người ta phải cắt chân gà để lộ phần gân, xương bên trong mới tẩm ướp gia vị. Vì thế, thành phẩm làm ra sẽ là những chiếc chân có phần đáng sợ hơn mức bình thường.
Nhưng nhờ đó, món ăn sẽ thấm đẫm gia vị, lớp bột chiên giòn bên ngoài và lớp da gà dai giòn bên trong mang lại cảm giác vô cùng thú vị. Bạnsẽ quên đi cái tên đáng sợ mà cứ phải “gặm nhấm” sạch sẽ từ da đến xương.
Mang "gánh tàu hũ" trong miền ký ức về gian bếp thân thương
Sài Gòn đang căng mình chống dịch, tìm được chén tàu hũ thưởng thức không phải là chuyện dễ dàng. Thế nên, tôi lại bắt tay vào bếp làm tàu hũ, trước là thưởng thức, sau là tìm lại cho mình miền ký ức tuổi thơ.
Tôi sinh ra tại mảnh đất miền Trung cháy nắng, những ngày vào mùa gặt thường hay ăn giữa buổi là những bịch chè, ổ bánh mì, hay chén tàu hũ cũng mát lòng, mát dạ. Tôi yêu món quà vặt tàu hũ là bởi thích mùi thơm của đậu nành hòa quyện cùng hương ngọt ngào của nước đường và gừng.
Thời đó, một chén tàu hũ nóng hổi chỉ khoảng 500 đồng nhưng chứa đựng biết bao nhiêu tuổi thơ một thời trẻ nhỏ. Buổi chiều Sài Gòn những ngày chưa xảy ra dịch Covid-19, thỉnh thoảng tôi cũng bắt gặp gánh hàng rong tàu hũ của những cô cũng có tuổi, thế là tranh thủ vừa ăn vừa ôn lại kỷ niệm. Giờ thì dịch Covid-19 khá nghiêm trọng, thôi đành vào bếp nấu tàu hũ để thưởng thức và giữ sự an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh thay vì ra đường tìm kiếm món ăn. Sau đây là công thức làm tàu hũ của tôi xin chia sẻ đến bạn đọc Sài Gòn Tiếp Thị .
Nguyên liệu
100g đậu nành
1,3 lít nước lọc
100g đường thốt nốt
Gừng thái mỏng
Khoảng 1,7 hoặc 2 muỗng đường nho gạt ngang sát mép muỗng
Nếu nấu gelatin thì 6 lá gelatin ngâm với nước lạnh
1 muỗng sữa chua gạt ngang, dùng muỗng sữa chua để đong đếmÍt lá dứa lấy hương thơm (không có cũng không sao)
Nước cốt dừa
Nồi sứ, thố thủy tinh hoặc tô sành để chứa sữa (loại đựng phải giữ nhiệt tốt)
Cách làm
Bước 1: Đậu nành rửa sạch ngâm 6 giờ, sau đó lọc bỏ vỏ, rửa sạch để ráo. Lần 1 bỏ đậu vào máy xay sinh tố với 700ml nước xay nhuyễn lọc bằng túi vải để lấy nước cốt đậu. Lần 2 lấy bã đậu đổ tiếp 500ml còn lại xay và dùng túi lọc lấy nước cốt tiếp.
Bước 2: Lọc nước cốt đậu một lần nữa qua rây có lót vải, cho vào nồi, đun lửa vừa và khoáy liên tục cho khỏi bị khê dưới đáy nồi. Cho 1 muỗng muối sữa chua gạt ngang, khi sôi nấu tiếp 10 phút bỏ lá dứa vào cho thơm, khi lá dứa héo vớt bỏ lá dứa, đun tiếp sôi tầm 2 phút thì tắt bếp, nhấc nồi đậu ra khỏi bếp để nồi đậu hạ nhiệt từ từ còn khoảng 90C. Hớt bỏ bọt nổi lên lợn cợn.
Bước 3 (cách 1): Nấu bằng đường nho: Bắt đầu pha đường nho sau khi nhấc nồi đậu ra khỏi bếp. Bỏ đường nho vào nồi sứ hay tô sành mà chứa nước đậu, cho khoảng 5ml nước lọc, lắc nhẹ cho đường tan, đổ đậu qua rây (rây lót vải mỏng) vào nồi sứ chứa nước đậu. Dùng khăn mỏng phủ lên mặt nồi và đậy nắp lại để tránh hơi nước nhỏ xuống. Để 1 tiếng sẽ có nồi đậu hủ.
Bước 3 (cách 2): Nấu bằng gelatin: Ngâm 6 lá gelatin ban đầu, vớt lá gelatin ra bỏ vào nồi đậu đã tắt bếp. Dùng đũa khoáy đều cho tan gelatin, sau đó đổ vào vật chứa nước đậu nành, để nguội bỏ vào tủ lạnh qua đêm sáng mai sữa đông lại thành đậu hủ.
Bước 4: Nấu nước đường: Dùng 100g đường thốt nốt và 100ml nước lọc bắc lên bếp nấu cho sôi 15 phút, tắt bếp bỏ gừng thái mỏng vào. Nấu nước cốt dừa cũng vậy.
Lưu ý
Muỗng mình đong tính bằng muỗng sữa chua.Đường nho nấu vừa đủ tính, nếu nhiều sẽ bị chua, ít quá đậu không đông.Đường nho không hòa sớm, khi nào nồi đậu nhấc khỏi bếp mới pha đường nho, không lắc hay dùng muỗng trộn đều sẽ làm cho nồi sữa bị chua.Sau khi đổ sữa không được di chuyển nồi sữa.Không mở nắp nồi tò mò xem phải đợi hơn 1 giờ thì sữa mới đông lại. Sau 3 giờ sữa không đông là mọi người đã thất bại trong một khâu chế biến nào đó.
Chúc mọi người thành công như mong đợi và tìm thấy được một thời ký ức với gánh tàu hũ ngay tại chính gian bếp nhà mình.
Muôn cách thưởng thức xôi ở Hà Nội và Sài Gòn Người Hà Nội thường ăn xôi xéo với ruốc hay chả, xôi trắng với thịt kho, lạp xưởng... người Sài Gòn chọn ăn kèm xá xíu, gà quay, trứng cút... Buổi sáng những ngày bình thường, lái xe vòng quanh các con phố Hà Nội, người ta thấy không thiếu những gánh và quán xôi vỉa hè. Lại gần ngồi trên những chiếc...