4 kiểu lẩu được người TP.HCM yêu thích
Lẩu gà tiềm ớt hiểm, gà lá é, bò… khá phổ biến, được thực khách yêu thích. TP.HCM có nhiều địa chỉ phục vụ món ăn này cho bạn lựa chọn, mỗi nồi lẩu có giá 100.000-300.000 đồng.
Nhắc đến địa chỉ phục vụ món ăn nóng, rộng rãi để họp mặt gia đình, bạn bè, tín đồ ẩm thực không thể bỏ qua các quán lẩu nghi ngút khói hấp dẫn. Tại TP.HCM, bạn dễ dàng tìm những hương vị lẩu ngon, giá cả phải chăng.
1. Lẩu gà
Lẩu gà là một món ngon thường có trong menu của nhà hàng, quán ăn ở TP.HCM. Gà có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu từ lá é, ớt hiểm đến lá giang, nấm… Mỗi nồi lẩu lại mang một hương vị riêng khó cưỡng lại.
Những chiều mưa Sài thành, cùng nhóm bạn trò chuyện, xì xụp húp nước dùng nóng hổi là trải nghiệm thực khách khó lòng bỏ qua được. Bạn có thể tìm tới các địa chỉ như lẩu gà 109, Chicken Kitchen, lẩu gà lá é Tao Ngộ… để thưởng thức món ăn này.
Gà có thể kết hợp nhiều nguyên liệu tạo món lẩu ngon. Ảnh: Miusfoodmaps, foodholicvn, lanwiththi, momentoffood.
2. Lẩu bò
Lẩu bò, không chỉ mang hương vị ngon và còn giàu chất dinh dưỡng, là món được thực khách TP.HCM ưa chuộng. Lẩu bò thường bao gồm bắp bò, lá xách, gân… ăn kèm các loại nấm, tàu hủ ky, khoai môn, rau, mì, phở.
Một nồi lẩu ngon phải đảm bảo tỉ lệ thịt nạc và mỡ bò vừa phải. Nước dùng ninh từ xương ống, tạo nên vị ngọt tự nhiên. Nếu thích vị chua thanh, lẩu bò cải chua là lựa chọn hợp lý cho bạn. Các quán lẩu thường có không gian rộng, đủ chỗ cho thực khách đi theo nhóm.
Địa chỉ bạn có thể tham khảo là Hoàng Thu, Cô Thảo, Xuân Mai, Tí Chuột…
Thưởng thức lẩu bò nghi ngút khói là trải nghiệm thực khách không thể bỏ lỡ. Ảnh: Thảo Ly, nguyenfoodalic.
Video đang HOT
3. Lẩu mắm
Lẩu mắm là món ăn dân dã mang hương vị đặc trưng của miền Tây. Một phần lẩu gồm đa dạng cá, tôm, mực, heo quay… ăn kèm khoảng 16 loại rau xanh khác nhau. Đặc biệt, kỹ thuật pha nước chấm me là một yếu tố quan trọng tạo nên vị ngon món ăn.
Tuy có mùi đặc trưng khá nặng, lẩu mắm vẫn là lựa chọn của nhiều thực khách trong ngày mát trời. Các quán lẩu mắm trên đường Trần Bình Trọng (quận 5), Vĩnh Khánh (quận 4) là gợi ý cho bạn.
Lẩu mắm đặc trưng ẩm thực miền Tây. Ảnh: Natuan787_, honay_tuiangi_.
4. Lẩu Thái
Lẩu Thái, hay còn gọi Tom Yum, là một trong những đặc trưng của ẩm thực Thái Lan được lòng đồ TP.HCM. Nồi lẩu với hương vị chua, cay, mặn, ngọt không thể lẫn vào đâu được. Vị cay nồng của ớt, sa tế, mùi thơm của sả… kết hợp với hải sản tươi sống thơm ngon.
Đây là món lẩu khoái khẩu cho những ai ưa thích hương vị cay nóng. Bạn có thể thưởng thức tại Vận Hảo,Thai Express, Nguyên Ký…
Lẩu Thái chua cay chinh phục tín đồ TP.HCM. Ảnh: Saigon.foodstory, neyugn.0152.
Cách nấu lẩu gà lá giang cho ngày cuối tuần sum họp
Cuối tuần bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi nên hãy thiết đãi gia đình những món ngon ít khi được thưởng thức. Vậy bạn đã biết làm món gì vào cuối tuần này chưa?
Nguyên liệu làm lẩu gà lá giang
1-1,2kg thịt gà.
Lá giang: 1 bó.
Bún: 1kg. Các loại rau nhúng lẩu ăn kèm: Tùy từng sở thích bạn có thể chọn rau muống, hoa chuối, giá đỗ
Gừng 1 củ.
Hành khô, tỏi: Mỗi loại 1 củ.
Ớt sừng: 1 trái. Gia vị cần thiết: Nước mắm, bột nêm, đường, dầu ăn, hạt tiêu, muối.
Chuẩn bị nguyên liệu
Cách nấu lẩu gà lá giang
cách làm lẩu gà lá giang không quá khó. Bạn chỉ cần tỉ mỉ một chút là chỉ thời gian ngắn là đã có nồi lẩu gà thơm phức rồi. Hãy cùng bắt tay vào làm theo các bước sau đây.
Bước 1: Sơ chế và ướp thịt gà
Gà mua về làm sạch rồi chà xung quanh, bên ngoài gà bằng gừng và muối để loại bỏ mùi hôi. Sau đó rửa sạch và để ráo.
Chặt gà thành những miếng vừa ăn rồi thêm chút gia vị bao gồm: bột nêm, chút đường, hạt tiêu vào ướp. Thời gian ướp khoảng 20 phút để gà ngấm gia vị, khi làm lẩu gà lá giang sẽ đậm đà, thơm ngon hơn.
Ướp thịt gà
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu
Cạo vỏ gừng, rửa sạch rồi đập dập. Tỏi và hành khô lột vỏ, rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ. Rửa sạch ớt, bỏ cuống, thái lát. Đối với lá giang đem nhặt bỏ những cành lá già, giập úa. Tiếp đến ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch, vò sơ rồi để ráo.
Nhặt, rửa sạch lá giang
Đối với những loại rau ăn kèm đem nhặt, ngâm nước muối pha loãng chừng 15-20 phút cho sạch bụi bẩn. Sau đó rửa lại cho sạch rồi vớt ra để ráo.
Bước 3: Xào thịt gà
Đun nóng chảo dầu trên bếp thì trút phần phần tỏi vào phi thơm vàng lên thì cho ra đĩa.
Vẫn chiếc chảo đó thêm chút dầu vào đun nóng thì cho hành khô và chỗ tỏi băm nhỏ còn lại vào phi thơm. Tiếp đến trút thịt gà vào xào cho săn thì tắt bếp.
Bước 4: Làm lẩu gà lá giang
Bắc nồi nước lên bếp đun cho sôi thì cho thịt gà đã xào vào nấu chín. Cho ớt rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Khi thấy thịt gà đã chín thì cho chỗ lá giang vào đảo đều và tiếp tục đun sôi trở lại thì tắt bếp.
Cho lá giang vào nồi lẩu gà
Đổ nồi nước gà lá giang vào nồi lẩu. Lúc này bạn có thể thêm phần dầu tỏi phi thơm ở trên cùng chút nước mắm vào nêm nếm lại cho vừa ăn.
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
Xếp các loại rau ăn kèm và chỗ lá giang ra đĩa. Bún cắt thành những khúc vừa ăn rồi bày ra đĩa.
Đặt nồi lẩu ở giữa và bắt đầu thưởng thức cùng các loại rau, bún ăn kèm.
Hoàn thành và thưởng thức lẩu gà lá giang
Lưu ý: tùy từng sở thích ăn chua hay cay, các bạn có thể điều chỉnh các loại gia vị sao cho hợp lý.
Cách làm lẩu gà lá giang không quá khó phải không nào? Hi vọng bạn sẽ thành công với món lẩu gà này!
Món lẩu gà nổi tiếng Tây Tạng Khác với lẩu gà thông thường, món lẩu ở Tây Tạng (Trung Quốc) được phục vụ trong một chảo đá lớn, chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe thực khách.