4 dấu hiệu thầm lặng ‘tố cáo’ bạn có thể bị trầm cảm
Cảm giác buồn bã, thất vọng, căng thẳng hoặc sợ hãi thường trực là những dấu hiệu thường thấy của trầm cảm. Trên thực tế, căn bệnh tâm lý phổ biến này còn có nhiều triệu chứng khác mà chúng ta thường không nhận ra.
Shutterstock
Thức dậy rất sớm
Trầm cảm có thể khiến người bệnh ngủ ít đi, thường giật mình vào ban đêm và hoặc sáng sớm. Nếu bạn thường xuyên thức giấc vào khoảng 4 đến 5 giờ sáng và không thể ngủ lại thì đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm, Health24 dẫn lời bác sĩ tâm lý Susanne Cooperman tại Trung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ).
Sở thích không còn mang lại niềm vui
Những người trầm cảm có thể cảm thấy những sở thích bình thường của họ nay đã không còn mang lại niềm vui và hứng thú nữa.
Ví dụ nếu trước đây bạn thường cảm thấy vui và thoải mái khi nấu ăn nhưng giờ bạn không còn thấy được cảm giác đó nữa.
Đây có thể là trải nghiệm khó khăn vì thực hiện sở thích bản thân thường là cách giúp những người cảm thấy bất ổn về tâm lý tìm thấy niềm vui và lấy lại cảm giác thăng bằng, các chuyên gia cho biết.
Video đang HOT
Đau lưng dưới dữ dội
Một số bằng chứng khoa học cho thấy trầm cảm sẽ làm tăng nguy cơ bị đau ở thắt lưng. Trầm cảm càng nặng thì cơn đau càng dữ dội. Các nhà khoa học tin rằng trầm cảm sẽ khiến các dây thần kinh ở lưng trở nên nhạy cảm hơn bình thường, theo Health24.
Mặt khác, những cơn đau lưng nếu nghiêm trọng đến mức làm cản trở hoạt động thường ngày thì nó sẽ khiến cơn trầm cảm thêm nặng, các chuyên gia cảnh báo.
Thiếu dứt khoát trong các quyết định
Trầm cảm có thể khiến một người cảm thấy lưỡng lự, gặp khó khăn khi đưa ra một quyết định nào đó.
Ngoài ra, cảm giác tuyệt vọng, bi quan và hay nghĩ về những kết cục xấu cũng khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng.
Một vấn đề khác các chuyên gia lưu ý là người trầm cảm thường đưa ra các quyết định tồi như bỏ bê công việc, gia đình và chọn rươi bia, thuốc lá, theo Health24.
Theo Thanhnien.vn
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn phổ biến, đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm, bạn cần lưu ý:
Tâm trạng buồn bã, lo âu, mệt mỏi
Nét mặt trầm buồn, chán nản, không muốn chia sẻ khiến nhiều người xung quanh ngại tiếp xúc với bạn. Do đó, đôi khi chính những xung quanh lại vô tình càng khiến bạn càng trở nên cô độc, lẻ loi hơn.
Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức
Nhiều người mắc bệnh trầm cảm cho biết, họ thường có triệu chứng bệnh như đau cơ, đau khớp, cảm giác như có vật gì đó đâm vào ngực.
Ăn ít hoặc nhiều hơn bình thường
Do tâm lý không ổn định nên nhiều lúc những người trầm cảm ăn rất ít, nhưng đôi khi lại "ăn như chưa bao giờ được ăn".
Cùng với đó, thói quen ăn uống nghèo nàn - chỉ món mình thích khiến người mắc chứng bệnh trầm cảm ngày một nặng thêm.
Bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh đang làm phiền mình
Vì luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi, lạc lõng nên người mắc bệnh trầm cảm thấy khó chịu về mọi thứ xung quanh. Theo các chuyên gia tâm lý, khó chịu cũng được coi là một triệu chứng của bệnh trầm cảm khi không nhận được đủ sự chú ý của mọi người xung quanh.
Gắt gỏng, cáu gắt là một biểu hiện về sự khó chịu ở những người mắc chứng bệnh trầm cảm này.
Cảm giác mình thật sự vô dụng
Những người mắc chứng bệnh trầm cảm luôn thấy mình gặp khó khăn khi làm bất cứ điều gì. Và chính vì hoàn thành công việc không tốt nên họ càng trở nên thất vọng với chính bản thân.
Mất ngủ triền miên hoặc ngủ nhiều quá mức
Do tâm thần không được ổn định nên ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học giấc ngủ của bạn. Theo đó, có những lúc bạn không thể ngủ khi đã rất mệt nhưng khi có việc, bạn lại dễ dàng quên và chìm đắm trong giấc ngủ nửa ngày.
Luôn nghĩ đến cái chết
Luôn ở trong trạng thái tội lỗi với người thân và gia đình, thua kém mọi người xung quanh, tự ti vì mình vô dụng, không đáng để sống và luôn mong muốn được chết để giải thoát là những suy nghĩ thường gặp ở người mắc chứng bệnh trầm cảm này.
Ảnh sưu tầm
Theo phununews
"Cứu cánh tâm hồn" cho cô gái trẻ 25 năm sống chung với bệnh động kinh Các bác sỹ đã quyết định phẫu thuật cắt tổn thương. Hiện tại, sau phẫu thuật, chị T. không còn cơn giật, không còn biến chứng của bệnh động kinh, không còn trầm cảm và tự tin hòa nhập với cuộc sống. "Một cô gái xinh đẹp, sống ở Sài Gòn, 29 tuổi, nhưng phải chịu đựng 25 năm động kinh, có những...