3 điều bạn không nên bỏ qua nếu bị tiền tiểu đường
Hoạt động thể chất, ăn nhiều rau củ hay chọn carbohydrate có GI thấp là những điều bạn không nên bỏ qua nếu bị tiền tiểu đường.
Việc phát hiện ra mình mắc bệnh tiền tiểu đường có thể thực sự giúp bạn ý thức hơn trong lối sống. Thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống để giúp bạn không mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Nếu bạn bị tiền tiểu đường nên ăn đa dạng loại rau và nên ăn ít nhất 5 loại mỗi ngày. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Tiền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu thường cao nhưng chưa đến mức bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu tăng lên trong cơ thể chủ yếu là do tình trạng kháng insulin. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể ngừng sản xuất insulin hoặc ngừng phản ứng với nó. Ở bệnh nhân tiền tiểu đường, tình hình tốt hơn một chút. Dưới đây là ba điều bạn không nên bỏ qua nếu bị tiền tiểu đường
Đừng bỏ qua rau
Theo chuyên gia dinh dưỡng, rau củ là một phần quan trọng trong bữa ăn của người tiền tiểu đường. Bạn nên ăn ít nhất 5 phần rau trong bữa ăn hàng ngày. Thậm chí, hãy bắt đầu bữa ăn của bạn với một phần rau.
Chọn carbohydrate có GI thấp
Chỉ số đường huyết (GI) là một cách xác định thứ hạng của thực phẩm có chứa carbohydrate dựa trên mức độ chúng được tiêu hóa nhanh hay chậm trong cơ thể và mức độ tăng đường huyết của chúng ta.
Video đang HOT
Chúng ta không thể loại bỏ carbohydrate khỏi chế độ ăn uống mà hãy chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp để không làm tăng quá nhiều lượng đường trong máu.
Hoạt động thể chất
Các trường hợp tiền tiểu đường gần đây đang được phát hiện ở thế hệ trẻ. Điều này là do họ có lối sống ít vận động. Theo nhà dinh dưỡng nếu không sử dụng và sản xuất ra những gì chúng ta đang ăn thì nó sẽ được lưu trữ trong cơ thể bạn dưới dạng chất béo hoặc sẽ gây ra lượng đường tăng đột biến.
Một số triệu chứng của tiền tiểu đường
Cần đi tiểu liên tục, đặc biệt là vào ban đêm.
Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
Giảm cân bất ngờ.
Nhìn mờ.
Các vết thương lâu lành hơn bình thường.
Cảm thấy cực kỳ khát nước.
Những thực phẩm nên đưa vào chế độ ăn uống để tránh bệnh tiểu đường
Bánh mì nguyên cám: Chọn bánh mì nguyên hạt thay vì bánh mì trắng để ổn định lượng đường trong máu. Hàm lượng chất xơ cao trong những loại bánh mì này giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose.
Rau: Bạn nên ăn nhiều loại rau để cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết. Đặc biệt, các loại rau không chứa tinh bột có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Thịt nạc và thịt gà: Lựa chọn thịt nạc và thịt gà không da để cắt giảm lượng chất béo bão hòa. Những protein này giúp kiểm soát cân nặng và hỗ trợ sức khỏe cơ bắp mà không làm tăng lượng đường trong máu.
Yến mạch dạng cắt nhỏ: Bắt đầu buổi sáng với yến mạch cắt nhỏ để có nguồn năng lượng giải phóng chậm. Chúng có chỉ số đường huyết thấp và giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định suốt buổi sáng.
Các loại đậu: Kết hợp các loại đậu như đậu lăng, đậu phụ và đậu xanh vào bữa ăn của bạn. Chúng chứa nhiều chất xơ và protein, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Giảm 59% nguy cơ mắc tiểu đường nhờ thói quen buổi sáng
Ai cũng có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu, thậm chí giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhờ thói quen ăn sáng.
Một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế cho thấy, thời điểm của bữa ăn quan trọng nhất trong ngày có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe. Đặc biệt, mối liên hệ giữa việc ăn sáng sớm và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 59%.
Những phát hiện này giúp mọi người hiểu về những ảnh hưởng của thói quen hàng ngày đến kết quả sức khỏe. Đó không chỉ là những gì chúng ta ăn mà cả thời điểm ăn.
Ảnh minh họa
Quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã quan sát 963 trường hợp mới mắc bệnh tiểu đường loại 2 và xác định rằng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể ở những người tham gia thường xuyên ăn sáng sau 9 giờ sáng so với những người ăn sáng trước 8 giờ sáng. Những phát hiện này thách thức quan niệm thông thường về thói quen ăn sáng và các xu hướng ăn kiêng khác như nhịn ăn gián đoạn.
Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ăn bữa tối muộn sau 10 giờ tối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trong khi ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn trong ngày có liên quan đến nguy cơ thấp hơn. Hơn nữa, thời gian nhịn ăn kéo dài chỉ có lợi nếu được thực hiện bằng bữa sáng và bữa tối sớm.
Ảnh minh họa
Nếu ăn sau 9 giờ sáng, bạn có thể cân nhắc việc chuyển bữa ăn của mình sớm hơn và ăn bữa tối sớm hơn.
Ăn sáng trước 8 giờ sáng có thể giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn tối trước 7 giờ tối cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cần chú ý đến thời điểm ăn chứ không chỉ đơn giản là thực đơn.
Đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate (glucid), protein (protid) và lipid, đặc trưng bởi tăng glucose trong máu do giảm tương đối hoặc tuyệt đối tiết insulin, hiệu quả hoạt động insulin hoặc cả hai. Khi tăng đường huyết vượt quá ngưỡng thận sẽ xuất hiện đường niệu (glucose trong nước tiểu). Phân loại...