Uống quá nhiều caffeine, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như lo lắng, mất ngủ, các vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch và rối loạn lượng đường trong má.u.
Caffeine, một chất kích thích phổ biến có trong cà phê, trà và nước tăng lực, được tiêu thụ rộng rãi vì tác dụng tăng cường sinh lực của nó. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều caffeine có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là 8 tác dụng phụ đáng chú ý của việc sử dụng quá nhiều caffeine:
Tăng mức độ lo âu và căng thẳng
Liều lượng caffeine cao có thể làm tăng mức độ lo âu và gây ra sự căng thẳng. Điều này là do tác dụng kích thích của caffeine lên hệ thần kinh trung ương, có thể làm tăng phản ứng căng thẳng và làm trầm trọng thêm các rối loạn lo âu.
Trong khi caffeine có thể mang lại những tác dụng có lợi ở mức độ vừa phải, thì việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe. Ảnh: Shutterstock
Mất ngủ
Caffeine được biết đến với khả năng giúp mọi người tỉnh táo bằng cách ngăn chặn chất hóa học gây ngủ adenosine. Tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến khó ngủ, gián đoạn giấc ngủ và mất ngủ, góp phần gây mệt mỏi và giảm năng suất trong ngày.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm chứng ợ nóng và hội chứng ruột kích thích (IBS). Nó kích thích sản xuất axit dạ dày, có thể gây trào ngược axit, ợ nóng và làm trầm trọng thêm các tình trạng như viêm dạ dày và loét.
Video đang HOT
Các vấn đề về tim mạch
Theo Tiến sĩ Manish Mittal, Bác sĩ tư vấn, Bệnh viện đa khoa Bhailal Amin, Vadodara, Ấn Độ: “Caffeine có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống tim mạch, dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp và nhịp tim không đều. Những người có bệnh tim hoặc tăng huyết áp từ trước nên thận trọng khi sử dụng caffeine vì nó có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề này và thậm chí gây đau ngực”.
Bệnh tiểu đường ngày càng trầm trọng
Caffeine có thể tác động đến mức đường huyết, gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nó có thể làm tăng đột biến đường huyết và insulin trong thời gian ngắn, khiến việc kiểm soát bệnh trở nên phức tạp hơn. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên cẩn thận theo dõi lượng caffeine tiêu thụ.
Làm trầm trọng thêm các rối loạn thần kinh
Những người mắc các bệnh về thần kinh như động kinh hoặc bệnh Parkinson có thể thấy rằng caffeine khiến các triệu chứng của họ trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù caffeine không gây ra những tình trạng này nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm các cơn co giật ở bệnh động kinh và run ở bệnh Parkinson, khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn.
Bệnh tăng nhãn áp và sức khỏe của mắt
Caffeine có thể làm tăng áp lực nội nhãn, có khả năng làm bệnh tăng nhãn áp trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân mắc bệnh về mắt này nên thận trọng khi tiêu thụ caffeine để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng và có nguy cơ gây tổn thương mắt.
Vấn đề kiểm soát bàng quang
Caffeine hoạt động như một chất lợi tiểu, làm tăng sản xuất nước tiểu và có khả năng dẫn đến các vấn đề kiểm soát bàng quang, đặc biệt là ở người lớn tuổ.i. Điều này có thể dẫn đến tăng tần suất và nhu cầu đi tiểu gấp, gây khó chịu và bất tiện.
Nhìn chung, trong khi caffeine có thể mang lại những tác dụng có lợi ở mức độ vừa phải, thì việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe. Điều quan trọng là phải chú ý đến lượng caffeine bạn nạp vào cơ thể để tránh những tác dụng phụ bất lợi này và duy trì sức khỏe tổng thể, theo The Times of India.
4 nguồn caffeine âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều người vẫn dùng hàng ngày
Caffeine là chất kích thích quen thuộc giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là 4 nguồn caffeine 'ẩn mình' trong thực phẩm và đồ uống hàng ngày mà bạn có thể không ngờ tới.
Uống trà xanh ảnh hưởng đến sức khỏe
Một tách trà xanh (237ml) chứa khoảng 20-45mg caffeine, trong khi một tách cà phê cùng kích thước có thể chứa từ 95-200mg caffeine. Mặc dù hàm lượng caffeine trong trà xanh không quá cao nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Caffeine trong trà xanh có thể gây khó ngủ, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, đặc biệt nếu uống vào buổi tối. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên hạn chế uống quá 4 chén trà xanh mỗi ngày (khoảng 800ml). Lượng trà xanh này cung cấp đủ chất chống oxy hóa và các dưỡng chất có lợi cho cơ thể mà không gây ra tác dụng phụ.
Trà xanh là nguồn caffeine mà nhiều người có thể không ngờ tới. Ảnh: Adobe Stock
Matcha
Matcha, thức uống được làm từ lá trà xanh nguyên chất, ngày càng được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc uống quá nhiều Matcha cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Matcha chứa lượng caffeine cao hơn so với trà xanh thông thường, khoảng 70mg cho mỗi ly (khoảng 240ml). Việc uống quá nhiều có thể dẫn đến quá liều caffeine, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Bạn chỉ nên uống không quá 3 ly matcha mỗi ngày (khoảng 720ml).
Kombucha ảnh hưởng tới sức khỏe
Cũng giống như trà xanh, hàm lượng caffeine trong Kombucha thấp hơn so với cà phê hay trà đen, nhưng việc uống quá nhiều vẫn có thể dẫn đến các triệu chứng như mất ngủ, lo âu, bồn chồn, nhức đầu, tăng nhịp tim, huyết áp cao.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn không nên uống quá 1 lít Kombucha mỗi ngày (khoảng 4 ly). Bắt đầu với lượng nhỏ Kombucha và tăng dần theo thời gian để cơ thể thích nghi. Nếu cảm thấy khó chịu sau khi uống Kombucha, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không nên uống quá 1 lít Kombucha mỗi ngày. Ảnh: Only My Health
Nước tăng lực
Nước tăng lực với hương vị hấp dẫn, sảng khoái cùng khả năng cung cấp năng lượng nhanh chóng được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù vậy, các loại nước tăng lực chứa hàm lượng caffeine tương đối cao, dao động từ 50-300mg/lon, cao hơn nhiều so với cà phê có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Ngoài các triệu chứng thông thường như mất ngủ và nhức đầu, uống nhiều nước tăng lực có thể dẫn đến tim đậ.p nhanh, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nguy cơ mất nước, mất cân bằng điện giải, nguy cơ ngộ độc caffeine, đặc biệt ở tr.ẻ e.m và người nhạy cảm.
Lượng caffeine khuyến nghị hàng ngày cho người lớn khỏe mạnh là 400mg, tương đương với khoảng 4 tách cà phê. Tuy nhiên, lượng caffeine phù hợp với mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổ.i, tình trạng sức khỏe và mức độ nhạy cảm với caffeine.
Phụ nữ mang thai và cho con bú, tr.ẻ e.m và thanh thiếu niên nên hạn chế hoặc tránh caffeine. Nếu bạn lo lắng về lượng caffeine nạp vào cơ thể, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
Cà phê đen và cà phê sữa, uống loại nào tốt hơn cho sức khỏe? Cà phê từ lâu đã được biết đến là loại thức uống có lợi cho cơ thể con người. Giữa cà phê đen và cà phê sữa, uống loại nào tốt hơn vẫn luôn là điều khiến nhiều người thắc mắc. Cà phê từ lâu đã được biết đến là loại thức uống có lợi cho cơ thể con người. Giữa cà phê...