Cách chăm sóc trẻ ho gà tại nhà
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho.
Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn.
Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, bệnh trở nên nặng hơn, gây ho nặng hơn, xuất hiện nhiều đờm dãi. Ho kéo dài dẫn tới việc trẻ nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt, nước mũi, kiệt sức. Cơn ho dai dẳng khiến cho trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người, vì vậy, có thể bị suy hô hấp, t.ử v.ong do nghẹt thở.
Tiêm vaccine phòng bệnh ho gà cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Ảnh minh họa
Trẻ mắc ho gà có biểu hiện gì?
Khi mắc ho gà, trẻ thường có các biểu hiện sau:
Ho rũ rượi từng cơn liên tục, kéo dài, sau cơn ho có lúc ngừng thở, tím tái.
Nôn sau cơn ho, thoạt đầu nôn thức ăn, rồi đến nước dãi trong suốt.
Thở rít vào sau mỗi cơn ho.
Sau mỗi cơn ho trẻ mệt bơ phờ, mình đẫm mồ hôi và thở gấp.
Xét nghiệm m.áu thấy bạch cầu tăng rất cao từ 15.000 – 50.000/mm, chủ yếu là tế bào Lympho.
Trẻ bị ho gà có kèm theo 1 trong các yếu tố: Trẻ dưới 6 tháng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng; Ăn uống kém, nôn nhiều; Cơn ngừng thở kéo dài; Co giật; Viêm phổi… thì cần chú ý đề phòng trẻ chuyển bệnh nặng.
Video đang HOT
Chăm sóc trẻ ho gà tại nhà
Với những trẻ mắc ho gà thể nhẹ (số cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn, trẻ vẫn ăn uống bình thường, trong cơn ho không tím mặt) thì có thể cho trẻ ở tại nhà. Chăm sóc trẻ ho gà tại nhà cần lưu ý:
Về chế độ ăn:
Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa do trong giai đoạn bệnh trẻ có biểu hiện biếng ăn và rất dễ rối loạn tiêu hóa.
Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Không được nấu quá loãng, vì như vậy trẻ sẽ không đủ năng lượng cho cơ thể.
Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, sắt như thịt bò, thịt gà, trứng và các loại rau xanh có màu xanh thẩm hoặc đỏ.
Nên tránh các loại thức ăn sau cho trẻ:
Các thực phẩm ngọt vì những loại thức ăn này sẽ khiến cơn ho ở trẻ nặng hơn.
Các thực phẩm qua chiên rán sẽ làm cho dạ dày trẻ có cảm giác nặng hơn.
Các thực phẩm nhiều chất béo làm cho dịch đờm tiết ra nhiều hơn mức bình thường.
Về chế độ nghỉ ngơi và môi trường:
Đảm bảo môi trường sống tránh chất kích thích như: khói t.huốc l.á, bụi, hóa chất.
Cho trẻ nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh kích thích.
Với trẻ bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ bình thường. Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn: cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, ăn ít một, chia làm nhiều bữa.
Vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ. Sau mỗi cơn ho vệ sinh sạch đờm ở miệng của trẻ, dùng khăn mềm lau sạch miệng bằng nước muối ấm. Có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9. Với trẻ lớn vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối
Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác để tránh lây lan bệnh
Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu có).
Dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ ho gà
Nếu trẻ mắc ho gà kèm theo một trong các dấu hiệu sau đây thì cần đưa trẻ đi khám ngay:
Trẻ có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài
Trẻ thở nhanh/ khó thở
Ăn kém, nôn chớ nhiều
Ngủ ít
Tóm lại: Ho gà là bệnh dễ lây lan qua đường không khí, vì vậy cách tốt nhất phòng bệnh ho gà cho trẻ là tránh xa những người có dấu hiệu bị ho gà hoặc nghi ngờ ho gà. Đồng thời tiêm vaccine phòng bệnh ho gà cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Bệnh ho gà liệu có quay trở lại?
Bệnh ho gà cơ bản đã được khống chế, chỉ rải rác ít trường hợp mắc do không tiêm phòng ở các vùng miền núi sâu, xa.
Song gần đây, số ca bệnh phải nhập viện tăng lên.
Từ đầu năm 2024 đến nay, chỉ riêng Hà Nội đã có 9 ca mắc ho gà. Qua khai thác bệnh sử, đa số trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc-xin phòng bệnh.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh ho gà có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, t.rẻ e.m, cả người lớn khi chưa có miễn dịch phòng bệnh. Bệnh thường gây ra tình trạng thiếu ôxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu ôxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí gây t.ử v.ong nếu không phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường chia làm 3 thể: Thể thông thường điển hình, thể thô sơ và thể nhẹ. Ở thể thông thường hay gặp ở trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng, thời gian ủ bệnh từ 3 - 12 ngày. Biểu hiện điển hình như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau rát họng, dần chuyển thành ho cơn. Với trẻ dưới 3 tháng t.uổi, giai đoạn này thường không có.
Ở thể thô sơ và thể nhẹ: Triệu chứng thường giống cảm thường, ho hắt hơi nhiều, không khạc đờm nhiều. Gặp ở trẻ đã được tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà nhưng kháng thể thấp và tồn tại ngắn. Thể này thường khó chẩn đoán.
Để phòng bệnh, giới chuyên gia khuyến cáo, việc tiêm phòng vắc-xin có thành phần ho gà là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Trẻ được tiêm mũi 1 khi 2 tháng t.uổi (có thể tiêm sớm lúc 6 tuần t.uổi); mũi 2 khi 3 tháng t.uổi; mũi 3 khi 4 tháng t.uổi; mũi 4 lúc 18 tháng t.uổi.
Người dân cần bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng. Gia đình cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi họng cho trẻ hằng ngày. Khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh như: Ho nhiều, ho có tím tái, ăn nôn trớ, ngủ ít, thở nhanh hoặc khó thở... cần đưa ngay đến cơ sở khám chữa bệnh.
Bệnh ho gà có người là vật chủ duy nhất mang mầm bệnh và lây truyền qua đường thở, vì thế những người sống trong cùng một nhà có nguy cơ cao (70 - 100%), đến nhà trẻ, mẫu giáo (25 - 50%) và lây lan mạnh nhất khoảng 2 tuần từ khi bắt đầu ho. Không khác nhiều bệnh truyền nhiễm khác, tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để khống chế bệnh. Miễn dịch thụ động từ mẹ truyền cho con rất yếu, nên trẻ bị lây nhiễm rất dễ mắc bệnh ngay trong những tuần lễ đầu sau sinh.
Miễn dịch chủ động không vĩnh viễn, giảm dần theo t.uổi nên việc tiêm chủng nhắc lại là bắt buộc. Bất kể giàu nghèo nếu không tiêm chủng là số người mắc ho gà tăng ngay. Không phải vô cớ mà ngoài các mũi tiêm cơ bản lúc 2, 3, 4 và 18 tháng, lịch tiêm chủng của WHO có mũi nhắc lại khi 5-13 t.uổi.
Cùng với bệnh ho gà, Hà Nội cũng đã xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học. Tính từ ngày 23/2 - 1/3/2024, trên địa bàn Tp.Hà Nội ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 19 trường hợp so với tuần trước đó; nâng tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố lên 125 trường hợp, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, trong tuần qua, trên địa bàn cũng ghi nhận 27 trường hợp mắc thủy đậu.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, thời tiết mùa Đông - Xuân như hiện nay là giai đoạn thường xảy ra nhiều bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu... đặc biệt tại các trạm y tế, trường mầm non, tiểu học; tổ chức hoạt động xử lý ổ dịch, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các trường học có nhiều bệnh nhân, ổ dịch; điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để các ổ dịch bùng phát rộng.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, để phòng bệnh, cha mẹ phải cho con tiêm vắc-xin đầy đủ theo lịch. Trẻ được tiêm mũi 1 khi 2 tháng t.uổi (có thể tiêm sớm lúc 6 tuần t.uổi); mũi 2 khi 3 tháng t.uổi; mũi 3 khi 4 tháng t.uổi; mũi 4 lúc 18 tháng t.uổi.
Ngành Y tế ưu tiên trong quý I/2024 tiêm chủng bù mũi, tiêm vét cho t.rẻ e.m đảm bảo an toàn tiêm chủng, đặc biệt tiêm một số vắc-xin phòng chống dịch trong mùa đông xuân như sởi, rubella, ho gà, và tăng cường giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng.
Đặc biệt cần duy trì công tác tiêm chủng mở rộng phòng bệnh nguy hiểm ở trẻ; bảo đảm tỉ lệ tiêm chủng của các bệnh và tích cực tư vấn người dân cho con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; tổ chức tốt các buổi tiêm chủng, bảo đảm an toàn...
Hà Nội có 9 ca mắc ho gà.
Tiêm chủng đúng lịch giúp trẻ phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib là 6 bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ. Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch trong những năm tháng đầu đời của trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non nớt rất dễ bị các mầm...