11 dấu hiệu trên mặt là tín hiệu ‘kêu cứu’ của tim mà bạn cần lưu ý để khám sớm
Bằng cách quan sát sắc mặt và các đặc điểm trên khuôn mặt, chúng ta có thể phát hiện ra những tín hiệu cảnh báo từ trái tim. Nếu quan sát thấy 11 dấu hiệu sau đây, bạn không cần quá hoảng sợ, nhưng cũng nên cẩn trọng, tốt nhất nên tìm đến bác sĩ tin cậy để chẩn đoán thêm.
1. Chức năng tim khỏe mạnh hay không biểu hiện qua sắc mặt, nước da
Những người có chức năng tim khỏe mạnh thường có nước da hồng hào, tươi tắn và tình trạng da tốt. Ngược lại, những người có chức năng tim yếu, sắc mặt thường tái nhợt như vừa mới trải qua cơn bạo bệnh, gương mặt hầu như không có huyết sắc, nhợt nhạt và u ám, làn da sần sùi, nếu là phụ nữ trang điểm thì mặt sẽ bị cộm phấn.
2. Mạch tắc nghẽn khiến mặt dễ nổi mụn, má chuyển màu đỏ sẫm
Người bị huyết ứ ở tim có thể có những nốt mụn ở má, hoặc hai má chuyển sang màu đỏ sẫm. Loại mặt đỏ này rất giống với những người sống ở vùng cao, vùng lạnh. Bệnh nhân bị bệnh thấp tim có nhiều khả năng gặp tình trạng như vậy trên mặt.
Chăm sóc sức khỏe tim mạch là việc bạn nên làm thường xuyên (Ảnh minh họa).
3. Mặt bên trái và bên phải có kích thước khác nhau
Video đang HOT
Mặc dù khuôn mặt bên trái và bên phải của mỗi người không hoàn toàn cân xứng, nhưng chúng ta cũng nên chú ý quan sát xem kích thước của hai bên mặt có quá chênh lệch hay không, để từ đó nhận biết các vấn đề về tim.
Sự vận hành của khí huyết trong tim sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng khuôn mặt bên to bên nhỏ, tức là kích thước khuôn mặt trái và phải khác nhau. Khi tim gặp vấn đề, các cơ ở má trái thường có dấu hiệu bất thường. Ví dụ, khi khí huyết bị ứ trệ, cơ má bên trái sẽ sưng to hơn bên phải, khi tim không đủ khí huyết thì cơ bên trái sẽ lõm hơn bên phải.
4. Mặt bị phù nề không rõ nguyên nhân
Cũng có thể dựa vào tình trạng phù nề của mặt để dự đoán sức khỏe của tim. Ví dụ, người bình thường khi uống thêm nước trước khi đi ngủ hoặc ăn quá mặn có thể sẽ bị phù mặt. Thông thường, tình trạng phù nề vào buổi sáng này sẽ được cải thiện hoặc biến mất vào buổi trưa hoặc buổi chiều. Đây là chứng phù nề có lý do, không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu không rõ nguyên nhân bị phù nề, sưng tấy thì cần chú ý, nhất là khi dùng ngón tay ấn vào thì có vết lõm, nhưng phần da bị ấn trong thời gian dài vẫn không thể đàn hồi, thì có thể tim đã có vấn đề.
5. Màu sắc của lưỡi
Chẩn đoán bằng lưỡi là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Hiện nay, Tây y cũng phát hiện ra rằng, lưỡi có tác dụng dự đoán bệnh tim rất hiệu quả.
Khi tim khỏe mạnh, lưỡi không có lớp màng phủ trên bề mặt, hồng hào, mềm mại và linh hoạt, việc nói năng lưu loát. Nhưng khi tim bị tổn thương, không khỏe mạnh, đầu lưỡi có màu đỏ tức là tâm hỏa vượng thịnh, màu lưỡi nhợt nhạt tức là tim bị thiếu máu, lưỡi có vết bầm tức là tim bị huyết ứ. Cần đặc biệt chú ý những tình trạng này vì hầu hết chúng đều xảy ra ở những người mắc bệnh tim mạch.
6. Nếp gấp ở dái tai
Thông qua dái tai, chúng ta có thể dự đoán được tình trạng thiếu oxy trong hệ tim mạch. Theo quan niệm dân gian, dái tai dày và mềm mại đại diện cho sự may mắn, nhưng ở góc độ sức khỏe, dái tai thông thường phải đầy đặn và không có rãnh.
Nếu có nếp gấp 15 độ hoặc 45 độ trên dái tai, thường được gọi là “vành tai”, thì phải cẩn thận, nếp gấp càng sâu thì càng phải chú ý vì tim hoặc mạch máu có thể không ở trong tình trạng tốt. Nếu đồng thời có các triệu chứng liên quan đến bệnh tim, bạn nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Khi có vấn đề nghi ngờ về tim mạch, bạn cần khẩn trương đi khám (Ảnh minh họa).
7. Ấn đường có nếp nhăn, tối màu
Ấn đường giữa hai lông mày cũng là nơi cần quan sát. Nếu ấn đường có lỗ chân lông to, phần cơ mềm và vô lực, vân nếp nhăn xuất hiện hoặc có màu sậm hơn thì cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề tim mạch.
Thông thường, các nếp nhăn ở ấn đường xuất hiện khi cau mày, nhưng nếu không cau mày mà vẫn có nếp nhăn thì hãy cẩn thận. Những người như vậy thường không vui vẻ, trong lồng ngực luôn buồn bực, khó chịu, người khác thường nghe thấy họ thở dốc, cảm giác như lúc nào họ cũng đang thở dài.
Nếu ấn đường có màu đỏ, thì nên chú ý huyết áp đang khá cao, cẩn thận bị đột quỵ. Nếu ấn đường có màu đen thì tình trạng tắc nghẽn động mạch đã xảy ra một thời gian.
8. Sống mũi thấp, có đường vân ngang, gân xanh nổi bật
Bình thường, chiều cao của sống mũi phải phù hợp với tỷ lệ khuôn mặt và mũi, sống mũi có độ nâng nhất định và da mũi trơn mịn. Mặc dù sống mũi của người phương đông tương đối thấp nhưng nếu xuất hiện vết lõm, đường vân ngang, gân xanh,… thì tức là khí huyết không lưu thông, cần đặc biệt chú ý đến tim mạch.
9. Đầu và cánh mũi sưng tấy
Khi tim và phổi có vấn đề sẽ xuất hiện tình trạng tắc, khó thở. Do đó, mũi có thể phản ánh chức năng của tim và phổi. Ví dụ, nếu đầu mũi và cánh mũi bị tấy đỏ, sưng cứng thì là vì vấn đề về tim gây nghẹt mũi, khi đó mũi cần tăng lượng thở, nên cố gắng mở rộng lỗ mũi và cánh mũi, lâu dần khiến chúng bị sưng lên, dùng tay chạm vào sẽ thấy sưng tấy như củ tỏi.
10. Môi chuyển sang màu tím
Nếu môi tím tái, hoặc xung quanh miệng chuyển màu xanh tím thì có thể khí huyết bị tắc nghẽn, kém lưu thông. Nhiều phụ nữ có thói quen tô son trong thời gian dài, khiến cho việc đánh giá môi thường không chính xác. Vì thế, trước khi thoa son mỗi ngày, phụ nữ nên dành thời gian để quan sát màu môi của mình để tránh nguy cơ mắc bệnh về tim.
11. Đau cằm
Đau cằm cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch. Đừng bỏ qua những cơn đau vô cớ, vì một số bệnh về tim sẽ biểu hiện qua cơn đau từ vùng sau xương ức lan sang cổ, vai, tay, cằm, không nên chủ quan.
Theo các bác sĩ, đây có thể là những dấu hiệu của bệnh tim hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác, vì vậy, khi có bất thường thì bạn nên theo dõi và kiểm tra, đi khám kịp thời.