10 vấn đề sức khỏe bạn cần kiểm tra
Theo các chuyên gia y tế, chị em phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe bản thân thông qua những cuộc thăm khám, hoặc thực hiện các nội dung kiểm tra sức khỏe dưới đây, nhằm phòng ngừa bệnh tật một cách hiệu quả.
1. Chụp X-quang tuyến vú
Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thấp chỉ nên chụp nhũ ảnh hai năm một lần từ tuổi 50 trở lên. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ và các tổ chức y tế lại không đồng ý với quan điểm này. Nếu nguy cơ ung thư vú của bạn tăng cao do tiền sử của gia đình thì bạn nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm kể từ tuổi 40 (hoặc sớm hơn).
2. Kiểm tra da
Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư da ngày càng gia tăng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng sớm là tự kiểm tra những nốt ruồi mới mọc hoặc có dấu hiệu bất thường mỗi tháng, đồng thời cần tiến hành việc khám da tổng quát ở những bệnh viện có chuyên khoa da liễu.
3. Khám mắt
Hầu hết phụ nữ đều gặp những rắc rối có liên quan đến thị lực với nhiều mức độ khác nhau, do họ luôn có nguy cơ bị khô mắt, và các bệnh tự miễn dịch cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.
4. Khám tai
Để kiểm tra khả năng nghe của tai, cần thực hiện việc đo đồ thị nghe mỗi năm một lần khi bước sang tuổi 50 – thời điểm thính giác bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên, nếu cảm thấy nghe không được rõ, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám sớm hơn.
5. Kiểm tra răng miệng
Mỗi năm một lần (hoặc sáu tháng một lần trong trường hợp bạn muốn lấy vôi và làm vệ sinh cho răng), bộ phận đảm nhiệm chức năng nhai của cơ thể cần được nha sĩ kiểm tra và chụp X-quang nhằm phát hiện kịp thời những bất thường. Tình trạng viêm nhiễm ở lợi hay sâu răng không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn góp phần gây ra bệnh tim và tiểu đường.
Video đang HOT
Tình trạng viêm nhiễm ở lợi hay sâu răng không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn góp phần gây ra bệnh tim và tiểu đường.
6. Kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp
Lạnh, mệt mỏi, táo bón hay tăng cân đều là những triệu chứng phổ biến của tình trạng suy giảm hoạt động tuyến giáp, một sự sụt giảm khả năng tiết hormone của tuyến giáp mà khoảng 10% phụ nữ gặp phải. Thông thường, việc xét nghiệm sẽ được thực hiện trong những lần khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, bạn cũng nên đi xét nghiệm máu sớm hơn nếu cảm thấy mình đang gặp phải những triệu chứng được mô tả ở trên.
7. Xét nghiệm máu
Từ tuổi 40 trở lên, phải kiểm tra mức cholesterol và đường huyết (nhằm phát hiện bệnh tiểu đường) mỗi năm, vì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đau tim sẽ tăng cao trong độ tuổi này.
8. Xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung)
Ngay từ độ tuổi 20, bất kể tiền sử về hoạt động tình dục như thế nào, mọi phụ nữ đều nên thực hiện xét nghiệm Pap (hay còn gọi là phết tế bào cổ tử cung – một xét nghiệm tế bào học để tìm ra những tế bào bất thường trong lớp mô của cổ tử cung) nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
9. Nội soi
Những người từ 50 tuổi trở lên sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này và lặp lại khoảng 10 năm một lần. Trong trường hợp phát hiện có khối u thì việc nội soi phải được tiến hành thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần được nội soi sớm nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư ruột, hoặc gặp phải tình trạng chảy máu cùng những thay đổi bất thường khác có liên quan đến vấn đề tiêu hóa.
10. Kiểm tra về chứng trầm cảm
Một số câu hỏi đơn giản từ chuyên gia tâm lý về những hoạt động thể chất hàng ngày sẽ xác định được tình trạng trầm cảm, vốn ảnh hưởng đến khoảng 1/4 phụ nữ nhưng thường không được chẩn đoán và điều trị. Nếu quan tâm đến “sự khỏe mạnh” của tinh thần, hãy yêu cầu bác sĩ thực hiện cuộc kiểm tra tâm lý này.
Theo Hồng Xuân (Phụ Nữ Online)
Những vấn đề sức khỏe phụ nữ cần kiểm tra
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe thông qua những cuộc thăm khám, hoặc thực hiện các nội dung kiểm tra sức khỏe dưới đây.
1. Kiểm tra da
Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư da ngày càng gia tăng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng sớm là tự kiểm tra những nốt ruồi mới mọc hoặc có dấu hiệu bất thường mỗi tháng, đồng thời cần tiến hành việc khám da tổng quát ở những bệnh viện có chuyên khoa da liễu.
2. Chụp X-quang tuyến vú
Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thấp chỉ nên chụp nhũ ảnh hai năm một lần từ tuổi 50 trở lên. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ và các tổ chức y tế lại không đồng ý với quan điểm này. Nếu nguy cơ ung thư vú của bạn tăng cao do tiền sử của gia đình thì bạn nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm kể từ tuổi 40 (hoặc sớm hơn).
Nếu nguy cơ ung thư vú của bạn tăng cao do tiền sử của gia đình thì bạn nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm kể từ tuổi 40
3. Khám mắt
Hầu hết phụ nữ đều gặp những rắc rối có liên quan đến thị lực với nhiều mức độ khác nhau, do họ luôn có nguy cơ bị khô mắt, và các bệnh tự miễn dịch cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.
4. Khám tai
Để kiểm tra khả năng nghe của tai, cần thực hiện việc đo đồ thị nghe mỗi năm một lần khi bước sang tuổi 50 - thời điểm thính giác bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên, nếu cảm thấy nghe không được rõ, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám sớm hơn.
5. Kiểm tra răng miệng
Mỗi năm một lần (hoặc sáu tháng một lần trong trường hợp bạn muốn lấy vôi và làm vệ sinh cho răng), bộ phận đảm nhiệm chức năng nhai của cơ thể cần được nha sĩ kiểm tra và chụp X-quang nhằm phát hiện kịp thời những bất thường. Tình trạng viêm nhiễm ở lợi hay sâu răng không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn góp phần gây ra bệnh tim và tiểu đường.
6. Kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp
Lạnh, mệt mỏi, táo bón hay tăng cân đều là những triệu chứng phổ biến của tình trạng suy giảm hoạt động tuyến giáp, một sự sụt giảm khả năng tiết hormone của tuyến giáp mà khoảng 10% phụ nữ gặp phải. Thông thường, việc xét nghiệm sẽ được thực hiện trong những lần khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, bạn cũng nên đi xét nghiệm máu sớm hơn nếu cảm thấy mình đang gặp phải những triệu chứng được mô tả ở trên.
7. Xét nghiệm máu
Từ tuổi 40 trở lên, phải kiểm tra mức cholesterol và đường huyết (nhằm phát hiện bệnh tiểu đường) mỗi năm, vì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đau tim sẽ tăng cao trong độ tuổi này.
8. Xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung)
Ngay từ độ tuổi 20, bất kể tiền sử về hoạt động tình dục như thế nào, mọi phụ nữ đều nên thực hiện xét nghiệm Pap (hay còn gọi là phết tế bào cổ tử cung - một xét nghiệm tế bào học để tìm ra những tế bào bất thường trong lớp mô của cổ tử cung) nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
9. Nội soi
Những người từ 50 tuổi trở lên sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này và lặp lại khoảng 10 năm một lần. Trong trường hợp phát hiện có khối u thì việc nội soi phải được tiến hành thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần được nội soi sớm nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư ruột, hoặc gặp phải tình trạng chảy máu cùng những thay đổi bất thường khác có liên quan đến vấn đề tiêu hóa.
10. Kiểm tra về chứng trầm cảm
Một số câu hỏi đơn giản từ chuyên gia tâm lý về những hoạt động thể chất hàng ngày sẽ xác định được tình trạng trầm cảm, vốn ảnh hưởng đến khoảng 1/4 phụ nữ nhưng thường không được chẩn đoán và điều trị. Nếu quan tâm đến "sự khỏe mạnh" của tinh thần, hãy yêu cầu bác sĩ thực hiện cuộc kiểm tra tâm lý này.
Theo Hồng Xuân (Phụ Nữ Online)
5 bí quyết giúp cơ thể luôn khỏe mạnh Có nhiều cách giúp cơ thể luôn khỏe mạnh như: uống nước đầy đủ, sống tích cực, bổ sung protein hợp lý... Bạn đã biết chăm sóc sức khỏe đúng cách chưa? Uống ngay một ly nước lọc Trạng thái mệt mỏi khiến bạn bị cạn năng lượng một cách nhanh chóng, bạn cảm thấy cần phải ngủ ngay bây giờ mặc dù...