10 quy tắc vàng cải thiện khả năng sinh sản
Thực hành một chế độ ăn uống hợp lý, duy trì hoạt động thể chất đều đặn và lựa chọn sản phẩm bổ sung phù hợp góp phần đáng kể vào việc cải thiện khả năng sinh sản, cũng như tăng cơ hội thụ thai.
Tại sao bạn không nên trì hoãn quá lâu việc mang thai và sinh con?
Hiện nay rất nhiều người tin rằng mình có thể có con cho đến khi mãn kinh. Tuy nhiên thực tế là khả năng sinh sản giảm dần trong suốt “tuổi sinh sản”. 10 năm trước khi mãn kinh (tức là từ 35 đến 45 tuổi), khả năng sinh sản đã giảm đáng kể. Phần lớn phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh trong khoảng từ 45 đến 55 tuổi.
Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nhân khẩu học quốc gia Pháp công bố hồi đầu năm nay cũng cho thấy, số lượng phụ nữ trên 34 tuổi đến tư vấn tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản đang tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên, ngay cả khi có sự hỗ trợ của y học, tỷ lệ thụ thai thành công ở độ tuổi ngoài 35 vẫn ở mức thấp. Ở tuổi 42, tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công là 5-10% và có rất nhiều ca sẩy thai trong những lần “thành công” này.
Làm thế nào để cải thiện và duy trì khả năng sinh sản
Những biện pháp nhằm cải thiện khả năng sinh sản có thể áp dụng cho cả nam và nữ, nhưng ở nam thường phổ biến hơn. Lý do đơn giản không phải do sự phân biệt giới tính hay bất bình đẳng, mà đơn giản là mẫu tinh dịch ở nam giới và việc phân tích nó dễ dàng hơn. Hơn nữa, khả năng sinh sản của phụ nữ không chỉ được đánh giá bằng chất lượng tế bào trứng, mà còn bằng tất cả những thông số khác liên quan đến thụ thai, làm tổ của phôi và duy trì thai kỳ.
Thực hành chế độ ăn uống cân bằng
Omega 3, vitamin C, D, E, beta-carotene, kẽm và selen, lycopene, astaxanthin, folate,… cải thiện các thông số của tinh trùng. Chế độ ăn hoàn hảo giúp bạn bổ sung hầu hết những loại vitamin và khoáng chất này chính là chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải, với nhiều trái cây, rau xanh, các loại hạt, đậu, hải sản và dầu thực vật. Đây cũng là chế độ ăn uống giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, có lợi cho khả năng sinh sản.
Bổ sung nếu cần thiết…
Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc bổ sung kẽm, coenzyme Q10, vitamin E, axit béo không bão hòa đa, omega 3 và số lần mang thai lâm sàng. Vitamin B (đặc biệt là folate), C và E hạn chế nguy cơ phân mảnh AND của tinh trùng. Coenzyme Q10 xuất hiện để bảo vệ nguồn dự trữ buồng trứng. Carnitine có tác động thuận lợi đến khả năng di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra, nó làm cho kích thích nội tiết tố hiệu quả hơn trong trường hợp vô kinh chức năng vùng dưới đồi và thúc đẩy các ty thể của tế bào trứng,…
… nhưng không dư thừa
Tuy nhiên, vấn đề không phải là sử dụng bừa bãi toàn bộ những chất bổ sung này. Các chuyên gia cảnh báo, đây là nghịch lý của chất chống oxy hóa: khi bạn dùng quá nhiều, nó sẽ gây tác dụng ngược. Dư thừa selen sẽ làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và làm tăng nguy cơ sẩy thai. Quá nhiều vitamin C, E và beta-carotene dẫn đến thất bại trong thụ tinh ống nghiệm. Điều bạn cần ghi nhớ là phải đúng liều lượng.
Video đang HOT
Cẩn thận với các loại gia vị
Ớt gây ra rối loạn vận chuyển cũng như căng thẳng của cơ quan sinh dục …
Hãy thử thử myo-inositol
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), myo-inositol (dẫn xuất glucose này trước đây được gọi là vitamin B7) giúp cải thiện nhiều thông số: kháng insulin, thừa cân, chất lượng tế bào trứng và phôi thai, số lượng thai sống …
Hãy ngủ sớm
Các nghiên cứu về những người làm việc theo ca đã chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của tinh dịch. Ở phụ nữ, làm việc ban đêm làm gián đoạn quá trình tiết hormone (nó cũng là một yếu tố nguy cơ gây ung thư vú).
Đảm bảo uống đủ nước
Để có một sức khỏe tiết niệu sinh dục tốt, bạn phải đảm bảo uống đủ nước. Nếu hydrat hóa không đủ, nó sẽ làm thay đổi độ pH của tinh dịch.
Lựa chọn quần áo thoải mái
Tinh hoàn không thích nhiệt. Khi bị ép vào quần jean quá chật, chúng sẽ làm chậm quá trình sản xuất tinh trùng…Vì thế, hãy lựa chọn một chiếc quần lót làm mát để cải thiện quá trình sản xuất tinh trùng.
Luyện tập thể thao ngoài trời
Thể dục thể thao đúng liều lượng sẽ tăng cường khả năng sinh sản khi giúp kiểm soát căng thẳng, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện sự cân bằng nội tiết tố. Lý tưởng nhất là tập luyện ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời để tăng mức độ tổng hợp vitamin D của cơ thể.
Thử bài tập yoga về khả năng sinh sản
Phương pháp là xen kẽ các tư thế kích hoạt vùng sinh dục và các tư thế làm dịu theo các giai đoạn khác nhau của chu kỳ. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 với sự hợp tác của Đại học Harvard cho thấy tỷ lệ mang thai tăng 32% nhờ bài tập yoga này./.
Không có nổi 10 phút tập thể dục/tuần đặt bạn vào nguy cơ gấp đôi nhiễm COVID-19 nặng và tử vong
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mỗi người dân nên tập thể dục 150 phút mỗi tuần.
Hàng thập kỷ nghiên cứu khoa học đã đưa chúng ta đến một kết luận chắc chắn: Tập thể dục tốt cho sức khỏe. Các hoạt động thể chất đã được chứng minh giúp cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình diễn tiến của nhiều loại bệnh tật, từ tim mạch, tiểu đường, cho đến ung thư và chứng sa sút trí tuệ.
Thể dục cũng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Cho nên, không còn gì phải nghi ngờ hoạt động thể chất chính là liều thuốc miễn phí mà mọi người đều có thể tự nhận được.
Bây giờ, trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, một nghiên cứu mới vừa được đăng trên Tạp chí Y học Thể thao Anh Quốc còn cho thấy: Tập thể dục giúp bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ nhiễm COVID-19 với các triệu chứng nặng.
Ngay cả 11 phút tập luyện mỗi tuần cũng giúp bạn làm được điều đó. Nhưng để có được khả năng bảo vệ tối ưu nhất, mọi người nên có ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần, đúng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Những người lười tập thể dục (không có nổi 10 phút tập luyện mỗi tuần) có gấp đôi nguy cơ mắc COVID-19 với triệu chứng nặng và tử vong so với người tập thể dục đủ 150 phút/tuần.
Nghiên cứu mới được thực hiện bởi các bác sĩ đến từ Trung tâm Y tế Kaiser Permanente, một hệ thống chăm sóc sức khỏe lớn ở California, Hoa Kỳ. Trong đó, họ đã thu thập dữ liệu ẩn danh của hơn 48.000 bệnh nhân COVID-19 bao gồm mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng họ mắc phải.
Bởi các bệnh nhân này đều là bệnh nhân thường xuyên trước đó của Kaiser Permanente, cho nên các bác sĩ nắm rất rõ hồ sơ thói quen tập thể dục của họ. Trước đại dịch, những bệnh nhân này vẫn đến Kaiser Permanente khám và các bác sĩ luôn yêu cầu họ điền vào một bảng câu hỏi đánh giá hoạt động thể chất.
Bảng hỏi có 2 câu:
1. Trung bình, bạn tập thể dục ở mức độ trung bình đến gắng sức (như đi bộ nhanh) bao nhiêu ngày mỗi tuần? Các lựa chọn câu trả lời là từ 0 đến 7 ngày.
2. Trung bình, bạn tập thể dục bao nhiêu phút ở cấp độ này? Các lựa chọn câu trả lời là từ 0, 10, 20, 30, 40, 50, 60, 90, 120, đến 150 phút hoặc nhiều hơn.
Nhờ dữ liệu từ bảng hỏi này, các bác sĩ ở Kaiser Permanente có thể chia các bệnh nhân COVID-19 của mình ra làm 3 nhóm: những người lười tập thể dục (có dưới 10 phút tập luyện/tuần), những người bình thường (có 11-149 phút tập luyện/tuần) và những người chăm tập thể dục (có từ 150 phút tập luyện trở lên /tuần).
Kết quả cho thấy, nhóm lười tập thể dục có nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng và phải nhập viện gấp 2,26 lần so với nhóm chăm tập thể dục. Họ cũng có tỷ lệ phải vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) cao gấp 1,73 lần và nguy cơ tử vong cao gấp gần 2,5 lần.
Những người có trên 10 phút tập luyện mỗi tuần cũng có thể đã hưởng lợi từ hoạt động thể chất của mình, khi tỷ lệ nhập viện, vào phòng ICU và tử vong của họ cũng thấp hơn nhóm không luyện tập.
Điều đáng nói là các con số đã được đưa ra sau khi các bác sĩ loại bỏ tất cả các yếu tố gây nhiễu đến dữ liệu của họ như tuổi tác, giới tính, tiền sử hút thuốc lá hay bệnh khí phế thũng, tình trạng béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch hoặc bệnh thận, suy giảm miễn dịch.
Nó cho thấy bất cứ đối tượng nào cũng có thể được hưởng lợi từ việc tập thể dục, và riêng việc tập thể dục đã có tác động đáng kể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 với triệu chứng nặng.
"Việc tuân thủ các hướng dẫn hoạt động thể chất một cách nhất quán có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng ở người trưởng thành. Chúng tôi khuyến nghị các nỗ lực thúc đẩy hoạt động thể chất nên được các cơ quan y tế công cộng ưu tiên và đưa vào hoạt động chăm sóc y tế định kỳ ", các tác giả viết.
Nghiên cứu trước đây cho thấy việc đo lường mức độ hoạt động thể chất cũng có thể dự đoán khá tốt một số vấn đề y tế, chẳng hạn như huyết áp cao và lượng đường trong máu.
Nhiều vấn đề sức khỏe liên quan chặt chẽ đến việc thiếu hoạt động thể chất - chẳng hạn như thừa cân, béo phì, tiểu đường và bệnh tim - cũng có liên quan đến nguy cơ mắc các triệu chứng nặng và tử vong do COVID-19.
Bây giờ, nghiên cứu mới này là một lý do nữa để khuyến khích tất cả mọi người tập thể dục ngay cả khi phải cách ly tại nhà. Hoạt động thể chất liên tục sẽ giúp bảo vệ bạn nếu bạn bị nhiễm COVID-19. Nhưng tất nhiên, việc chủng ngừa vắc-xin sẽ mang lại sự bảo vệ tốt hơn nhiều.
Do đó, bạn có thể làm cả hai điều này để nhận được lợi ích tối đa trong việc bảo vệ bản thân và cả những người xung quanh mình.
Nắng nóng, chỉ số nhiệt cao, người dân cần đề phòng 2 tình trạng nguy hiểm sức khỏe thường gặp này Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người dân khi ra đường vào thời điểm chỉ số UV đạt đỉnh trong ngày là từ 10 giờ - 14 giờ cần thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ cơ thể, chống nắng, giữ nhiệt... Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/6, chỉ số nóng...