10 loại rau có ít calo nhưng giá trị dinh dưỡng rất cao
Đây là một số loại rau có lượng calo thấp đến ngạc nhiên bạn có thể thưởng thức mà không phải lo lắng về mục tiêu giảm cân của mình!
Cải xoong: Một bát cải xoong chỉ chứa 4 calo, ngoài lượng calo thấp, thức ăn này cũng không chứa chất béo. Các chất dinh dưỡng có rất nhiều trong cải xoong bao gồm protein; folate; đồng; vitamin A, B6, C, E và K; thiamin; riboflavin; canxi; magiê; phốt pho; kali và mangan. Bạn cũng có thể dùng cải xoong làm salas, làm súp, nước ép,…
Xà lách rocket (arugula): Một phần arugula chứa chỉ 6 calo. Đây là một loại thực phẩm có calo thấp, ít chất béo mà mọi người nên ăn. Ngoài ra, nó có rất nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ; vitamin A, B5, B6, C và K; folate; canxi; kẽm; magiê; phốt pho; kali và mangan. Loại rau này thường được thêm vào salad, súp và bánh pizza.
Rau chân vịt: Một chén rau chân vịt chỉ chứa 7 calo. Rau có ít calo cũng như carbohydrate nhưng lại có rất nhiều vitamin, khoáng chất. Đây là một sự bổ sung hoàn hảo cho chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài lượng chất chống oxy hoá dồi dào, bạn cũng có thể tìm thấy các chất dinh dưỡng khác như sắt, axit folic, vitamin K, kali, kẽm, phốt pho, canxi, selen, magiê, mangan, đồng và chất xơ. Rau chân vịt có thể được thêm vào salad, nước rau quả hay cũng có thể được chế biến như một món ăn phụ.
Video đang HOT
Cải cầu vồng: Một chén cải cầu vồng chỉ chứa 7 calo và rất ít carbohydrate. Nó cũng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E và K; kali; magiê; mangan; canxi; đồng; choline và nhiều chất khoáng khác. Bạn có thể ăn cả lá và thân, chúng thường được dùng làm salad hoặc súp.
Xà lách Romaine: Một phần rau xà lách romaine nhỏ chỉ chứa 8 calo và có hàm lượng nước cao. Khi nói đến các chất dinh dưỡng, xà lách romaine chứa nhiều vitamin A, B, C và K; axít folic; sắt; mangan; chất xơ; kali; kẽm và đồng. Để có một món salad ngon và bổ dưỡng, hãy thêm các loại rau khác như cà chua, dưa chuột, củ cải, cà rốt, ớt chuông. Đơn giản chỉ cần một chút muối, hạt tiêu, dầu ô liu và nước chanh, bạn sẽ có một món ăn ngon, bổ dưỡng.
Cần tây: Một cốc cần tây cắt nhỏ chỉ chứa 16 calo và có tới 95% là nước. Ngoài ra, cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, K cũng như canxi, magiê, phốt pho, folate, kali và chất xơ. Bạn có thể sử dụng loại rau này để làm súp, hầm, salad hoặc xào.
Dưa chuột: Một cốc dưa chuột chỉ chứa 16 calo. Loại rau này có lượng calo và chất béo thấp nhưng giá trị dinh dưỡng của nó rất ấn tượng. Một số chất dinh dưỡng quan trọng trong dưa chuột bao gồm vitamin K, C và các vitamin B khác nhau. Chúng cũng là nguồn axit amin, chất xơ hòa tan, kali, mangan, phốt pho, magiê, biotin và silic. Bạn có thể ăn dưa chuột như một bữa ăn nhẹ lành mạnh, hoặc thêm chúng vào trong bánh mì sandwiches, nước trái cây,…
Củ cải đường: Loại rau này có ít calo cũng như chất béo và carbohydrate. Củ cải cũng chứa chất xơ, vitamin B6 và C, kali, folate, mangan, đồng, magiê và canxi. Chúng thường được ăn sống, ép lấy nước. Để tối đa hoá giá trị dinh dưỡng của củ cải, bạn nên kết hợp chúng với những thực phẩm ít chất béo.
Bí ngòi: Một phần bí ngòi chỉ chứa 21 calo. Nó cũng giàu chất dinh dưỡng như kali, folate, vitamin A và C, mangan, đồng và phốt pho. Ngoài ra bí ngòi có hàm lượng axit béo omega-3, kẽm, niacin, protein và chất xơ hoà tan lớn. Hãy thử chế biến bí ngòi như một món salad salad hoặc nấu chúng với các thực phẩm khác.
Bắp cải: Một bát bắp cải thái nhỏ chứa 22 calo. Bạn có thể ăn bắp cải tươi thêm nó vào salad hoặc súp của bạn. Bắp cải xào cũng có vị rất ngon. Một lựa chọn khác là dùng bắp cải để làm kimchi – một món ăn lên men có giá trị dinh dưỡng lớn.
Hải Yến
5 loại rau củ nếu không nấu chín kỹ sẽ mất sạch dinh dưỡng, trở thành "độc dược" rước bệnh cho cả nhà
Rau củ vô vùng quan trọng, chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Nhưng 5 loại sau, nếu không nấu chín kỹ sẽ mất sạch dinh dưỡng, trở thành "độc dược" rước bệnh cho cả nhà.
1. Đậu cove: Trong đậu cove chứa một độc tố gọi là saponin. Theo khoa học, trong quá trình chế biến, nếu đậu không được nấu chín, saponin gây kích ứng hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, kết hợp cùng nitrite và trypsin sẽ trở thành "độc dược", mất sạch dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tiêu hóa nghiêm trọng.
2. Sắn: Trong sắn sống chứa một hàm lượng lớn glucosides cyanogenic, kích thích sản sinh các chất hydrogen cyanide cực độc. Theo khoa học, nếu một người hấp thụ từ 150 đến 300 gram sắn sống, rất dễ dẫn đến ngộ độc. Vậy nên, chị em nội trợ nên nạo sạch vỏ sẵn, rồi ngâm vào nước. Khi luộc mở nắp nhiều lần để bớt độc, nếu ăn thấy đắng hãy nhanh chóng bỏ đi. Tốt nhấn, nên luộc sắn với đường, mật để trung hòa axit trong sắn.
3. Mộc nhĩ: Theo khoa học, trong mộc nhĩ tươi có chưa porphyrin - cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, và lập tức tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ bị các tia cực tím nhanh chóng xâm hại, không có giá trị dinh dưỡng, mà còn gây ra các bệnh viêm da, ngứa, phù nề nghiêm trọng.
4. Rau chân vịt: Trong rau chân vịt chứa một hàm lượng lớn axit oxalic. Nếu rau chưa chín và được tiêu thụ trong cơ thể, khi ở trong ruột axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra oxalat canxi, khiến can xi bị thiếu thụt, không đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
5. Măng: Theo nhiều nghiên cứu, trong măng chứa một hàm lượng lớn glucid, khi hết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc. Tuy nhiên, khi nấu sôi, chất độc này rất dễ bay hơi. Vậy nên trước khi chế biến măng, chỉ em hãy xắt lát mỏng và luộc qua trong vòng 10 phút. Khi luộc chú ý không đậy nắp.
Theo Phunutoday
Miến xào theo cách này đảm bảo không khô dính, lại béo ngậy thơm ngon, giàu dinh dưỡng vô cùng Miến xào là một món ăn vô cùng quen thuộc nhưng thường bị khô dính khi chế biến. Tuy nhiên vấn đề này sẽ được giải quyết bằng nguyên liệu đơn giản sau. Đảm bảo sẽ béo ngậy thơm ngon, giàu dinh dưỡng vô cùng. 1. Cắt miến Chị em chia miến thành từng nắm nhỏ, dùng tay gỡ nhẹ cho miến tơi...