10 dấu hiệu mẹ bầu chớ coi thường
Chảy máu thai kỳ, đau bụng, phù chân… có thể là dấu hiệu nguy mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay.
9 tháng mang bầu không phải lúc nào cũng xuôi dòng bén giọt như nhiều mẹ nghĩ. Trong thời gian này, có thể mẹ sẽ gặp những rủi ro nhưng nếu biết trước được những dấu hiệu của bệnh thì sẽ có thể ngăn ngừa những nguy cơ xấu.
Dưới đây là những dấu hiệu báo thai kỳ của mẹ đang báo động đỏ. Hãy đi thăm khám bác sĩ để được chấn đoán bệnh và ngăn ngừa tối đa nguy cơ xấu có thể xảy ra các mẹ nhé!
Chảy máu
Nếu bạn phát hiện vùng kín chảy máu, chỉ một chút thôi khi thai được 4-5 tuần hoặc sau khi quan hệ tình dục thì không thành vấn đề. Tuy nhiên, nếu máu ra nhiều thì cũng cần cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm như mẹ bị sảy thai, bong nhau non hoặc bị nhau tiền đạo. Hãy thông báo ngay với bác sĩ về triệu chứng bệnh của mình để được xử lý kịp thời các mẹ nhé.
Đau bụng
Một số triệu chứng đau nhức sẽ xuất hiện khi mang thai như đau bụng, đau lưng, đau mông… Nguyên nhân là do thai nhi lớn lên từng ngày nên các cơ bắp và dây chằng của mẹ cũng bị giãn ra khiến mẹ bị đau – đây là những vấn đề không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu những cơn đau trở lên nghiêm trọng, liên tục hoặc kèm theo các triệu chứng như chảy máu, sưng phù tay chân thì đó có thể là dấu hiệu mẹ bị sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc u nang.
Tay chân sưng phù
Khi cân nặng tăng lên thì chân tay của mẹ đương nhiên là cũng tăng kích cỡ. Tuy nhiên nếu những bộ phận như chân, tay, mặt sưng phù quá mức với cảm giác bị bọng nước thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén. Những căn bệnh nguy hiểm này nếu được phát hiện kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa rủi ro với mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, nếu phát hiện những dấu hiệu này, mẹ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sản ngay.
Nếu những bộ phận như chân, tay, mặt sưng phù quá mức với cảm giác bị bọng nước thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén. (ảnh minh họa)
Tăng cân quá nhanh
Tăng cân là điều đương nhiên trong thai kỳ. Thông thường trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu sẽ tăng từ 10-12kg. Tuy nhiên nếu mẹ tăng quá nhiều (trên 2kg/tuần) thì cần đặc biệt lưu tâm vì đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật.
Ngứa
Đây có thể coi là một triệu chứng rất bình thường trong thai kỳ vì nó không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và em bé. Làn da bị ngứa đơn giản có thể là do da khô, bị phát ban… Tuy nhiên nếu mẹ bị ngứa toàn cơ thể đến mức không thể chịu đựng được thì cần thông báo với bác sĩ để được làm các xét nghiệm kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu có bệnh ứ mật trong thai kỳ, rối loạn gan. Những chứng bệnh này có thể khiến mẹ bị sinh non hoặc thai chết lưu.
Đau lưng mãi không khỏi
Đau lưng cả ngày lẫn đêm, hết giờ này sang giờ khác là dấu hiệu không thể phớt lờ trong thai kỳ. Mẹ cần đi đến bệnh viện để kiểm tra xem chắc chắn mình có gặp vấn đề gì bất thường không. Đau lưng nhiều có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng thận hoặc bang quang, u nang, sẩy thai hoặc sinh non.
Tầm nhìn suy giảm
Đây có thể là do mẹ thức giấc quá nhanh hoặc mẹ đang bị đói, đi ra ngoài nắng vào… Chóng mặt cũng là dấu hiệu khá phổ biến trong 9 tháng mang thai tuy nhiên nếu mẹ bị chóng mặt kèm các triệu chứng khác nữa như sưng phù chân tay, đau bụng, đau nhức đầu, tăng cân quá nhanh thì đó có thể là dấu hiệu mẹ bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ – cả hai bệnh này đều vô cùng nguy hiểm.
Sốt
Khi mang thai, do sức đề kháng kém nên mẹ dễ mắc bệnh cúm và cảm lạnh – những căn bệnh này có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị sốt. Sốt nhẹ trong ngày thì không thành vấn đề nhưng nếu mẹ bị sốt từ 24-35 giờ liên tục thì cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa. Sốt cao và liên tục có thể là dấu hiệu mẹ bị sốt virut, và có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Video đang HOT
Bé ít di chuyển
Nếu thấy bé ít đạp hơn bình thường, mẹ có thể ngồi lại thư giãn và đếm nhịp chuyển động của bé. Nếu trong 2 giờ liền đếm được hơn 10 chuyển động trở lên thì không thành vấn đề nhưng nếu không nhận thấy những chuyển động của con, mẹ cần đi khám thai để xem có vấn đề gì bất thường với con không.
Rỉ ối
Bỗng nhiên mẹ nhận thấy quần lót của mình ướt nhèm hoặc nước ồ ạt chảy ra có nghĩa là mẹ đã bị rỉ ối hoặc vỡ ối. Triệu chứng rỉ ối rất dễ khiến mẹ bầu nhầm lẫn mình bị són tiểu vì trong quý 3 thai kỳ, khi thai nhi lớn chèn ép vào tử cung cũng dễ khiến mẹ bị són tiểu.
Nếu mẹ không chắc chắn đó là nước tiểu hay nước ối, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.
Theo Khampha
Mẹ ăn cá chép, con da trắng, môi đỏ
Cháo cá chép có công dụng an thai, giúp con sau này da trắng, môi đỏ nên các mẹ đừng bỏ qua nhé.
Trong cả hai lần mang thai, tôi đều không bỏ qua món cá chép các mẹ ạ. Nhiều người cho rằng ăn cá tanh, mang bầu lại bị ốm nghén thì sao ăn được. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng bà bầu ăn cá chép giúp an thai, lại sinh con da trắng, vậy có lý do gì để chối từ phải không?
Lần mang bầu đầu tiên, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên tôi cũng không biết ăn gì tốt cho con, ăn gì khỏe cho mẹ. Thật may mắn thời gian đó tôi được sống cùng bố mẹ đẻ, mẹ tôi lại là người rất chu đáo và có nhiều kinh nghiệm nên tất cả thực đơn trong ngày của tôi đều được bà nấu cho. 3 tháng đầu tôi cũng bị ốm nghén, không ăn uống được nhiều nên mẹ thường tự tay đi chợ, nấu các món cháo để tôi dễ nuốt. Những ngày đó, hầu như tuần nào mẹ cũng nấu cho tôi 1 bữa cháo cá chép. Dù tôi chẳng thích ăn món cháo cá lắm nhưng sợ mẹ phật ý nên tôi vẫn cố ăn. Bước sang tháng thứ 4, tôi đã thực sự chán ngấy món cháo cá nhưng mẹ vẫn tiếp tục nấu 1-2 tuần 1 lần. Tôi mạnh dạn thủ thỉ với mẹ về sự chán ngán của mình thì mẹ bảo ăn món này rất tốt cho em bé. Chỉ nghe đến đấy thôi, mắt tôi đã sáng lên bởi cứ thấy tốt cho con là tôi sung sướng lắm.
Theo mẹ tôi thì trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine - rất tốt cho thai phụ. Mẹ còn chích dẫn sách y học ghi lại rằng: "Cá chép chủ trị an thai nên khi thai động, hoặc bà bầu bị phù thì nênăn cá chép". Ngoài ra, cá chép còn rất có lợi cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, người cao tuổi suy nhược, đau lưng, nhức mỏi tay chân. Đối với riêng mẹ bầu và sản phụ, cá chép giúp an thai, thông sữa.
Còn theo dân gian, cá chép không chỉ giúp bồi bổ cho mẹ bầu, mà còn giúp sinh con da trắng , môi đỏ, thông minh. Nghe những lời mẹ nói, bỗng dưng tôi chẳng còn cảm thấy chán ngán món cháo cá chép nữa nhưng hình như biết được điều này, mẹ bảo: "Từ nay mẹ sẽ chế biến cá chép thành nhiều món để cô bớt ngán. Thấy cô cứ ăn cháo mẹ lại tưởng cô thích."
Thế là suốt thai kỳ lần đầu, hầu như tuần nào tôi cũng ăn một bữa cháo cá. Đến lần mang bầu thứ 2, vì phải chuyển ra ở riêng nên chẳng được ăn cháo mẹ nấu thế nhưng nhớ lời mẹ dặn, tôi thường mua cá chép về kho, nấu canh chua hoặc rán... Nhờ chăm chỉ ăn cá chép mà hai con tôi đều có nước da trắng bóc và môi đỏ xinh như công chúa vậy. Vì thế tôi khuyên chân thành các mẹ bầu hãy chăm chỉ ăn cá chép nhé, sẽ rất tốt cho thai kỳ và lại giúp chúng ta có những em bé đẹp như thiên thần nữa chứ.
Hướng dẫn cách nấu các món ngon với cá chép:
Cháo cá chép
Món cháo cá chép rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng.
Là món ăn phổ biến nhất với mẹ bầu. Kinh nghiệm dân gian cho rằng cá chép phải nấu nguyên con, thậm chí phải để nguyên cả mật thì mới tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các mẹ nên làm cá sạch sẽ trước khi chế biến nhé. Việc làm này sẽ không hề làm mất dưỡng chất trong thịt của cá chép.
Chuẩn bị: (Cho 3 - 4 phần ăn)
- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.
- 1 nắm gạo nếp
- Gia vị
- 2 củ hành khô
- Lá ngải cứu
- Rau mùi ta, thì là
Chế biến:
- Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch đặc biệt khu vực mang cá. Để cá bớt tanh, mẹ có thể rửa với rượu mạnh và nước gừng tươi.
- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40 phút cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá.
- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nhỏ. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.
Sau khi sơ chế, để có món cháo cá chép ngon, phù hợp với khẩu vị của mỗi người, có 2 cách như sau:
Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (nghén thì hay sợ mùi tanh): 2 củ hành khô bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
Cá chép nấu canh chua
Chuẩn bị:
- Cá chép: 400 g
- Cà chua: 4 quả
- Dưa chua: 1 bát con
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Hành lá, thì là, rau dăm
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, mì chính.
Thực hiện:
- Hành, dăm, thì là rửa sạch cắt khúc, gừng gọt vỏ thái chỉ, cà chua rửa sạch bổ múi cau.
- Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc. Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc.
- Phi thơm hành với dầu ăn cho cà chua vào xào sơ. Nêm thìa bột canh để cà chua mau nhừ. Sau đó cho phần nước lạnh vào đun sôi. Nêm gia vị vừa miệng.
- Khi nồi nước sôi thả cá chép đã rán sơ vào đun nhỏ lửa cho ngọt nước.
- Khi nồi riêu gần chín cho phần dưa chua vào. Với cách này dưa chua sẽ không bị chín nhừ. (Nếu thích đậm đà bạn có thể cho dưa vào xào cùng cà chua nhé).
- Đun thêm khoảng 4 phút. Thêm hành, thì là rau dăm cùng mì chính, tắt bếp cho canh riêu cá chép chua cay ra bát.
Cá chép xốt cà chua
Nếu mẹ nào không ăn được cháo cá chép hoặc không có thời gian để nấu cháo, các mẹ có thể chế biến món cá chép xốt cà chua rất đơn giản.
Chuẩn bị:
- Cá chép 1 con
- Cà chua
- Hành lá
- Tỏi băm, gừng băm
- Gia vị
- Dầu ăn
Thực hiện:
- Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút gia vị trong khoảng 20phút.
- Cho dầu ăn vào chảo sâu lòng. Đun dầu nóng già, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.
- Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa.
- Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ.
- Đổ nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi nóng là ngon nhất.
Theo Khampha
Mùa hè, mẹ bầu cần kiêng kỵ gì? Vào mùa hè oi bức, người ta rất dễ lâm vào tình trạng ngủ không đẫy giấc, ăn không ngon, còn đối với phụ nữ mang thai thì ăn ngon ngủ yên là điều cực kỳ quan trọng. Xét về góc độ y học, điều kiện hoàn cảnh tự nhiên thì thời gian mang thai tốt nhất của phụ nữ trong độ tuổi...