Việt Nam đã có “mồi thử” xét nghiệm nhanh nCoV
Việt Nam đã có “mồi thử” xét nghiệm nhanh nCoV, trong thời gian chỉ từ 3 đến 4h là có kết quả, nhanh hơn so với phương pháp giải trình tự gen.
Với việc ghi nhận ca bệnh lây lan ra cộng đồng, nước ta đã công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
Ngoài việc ghi nhận 8 trường hợp dương tính với nCoV, hiện cả nước còn có hàng trăm trường hợp nghi nhiễm bệnh. Đây là những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân, hoặc đi từ vùng có dịch bệnh trở về, cần được xét nghiệm khẳng định. Do đó, thực tế đòi hỏi ngành y tế cần có dụng cụ xét nghiệm nhanh, thay cho phương pháp giải trình tự gene phải từ 3 đến 5 ngày mới cho kết qủa xét nghiệm.
Virus corona.
Phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về vấn đề này:
PV: Thưa ông, thời gian qua, việc xét nghiệm phát hiện chủng mới của virus corona hoàn toàn dựa vào phương pháp giải trình tự gene. Vậy đến nay, ngành y tế đã có “mồi thử” phục vụ xét nghiệm nhanh cho kết quả trong 24 giờ chưa?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu: Theo tôi được biết, hiện nay các Viện Vệ sinh dịch tễ và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có “mồi thử” của Đại học Nagasaki (Nhật Bản) và một số tổ chức quốc tế khác cung cấp để tiến hành xét nghiệm với thời gian nhanh, chỉ từ 3 đến 4h là có kết quả, nhanh hơn so với phương pháp giải trình tự gene.
Video đang HOT
PV: Hiện nay, tại nước ta có nhiều trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh, dù chưa có biểu hiện sốt nhưng cần phải tự cách ly, theo dõi sức khỏe. Vậy người tự cách ly thì cần phải làm gì, thưa ông?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu: Tự cách ly là tự cách ly tại nhà. Tức là ở nhà trong vòng 14 ngày, hạn chế tiếp xúc với những người khác. Thứ 2 là cần phải đeo khẩu trang để không lây lan cho người khác. Theo tôi việc nghỉ làm là cần thiết, sau 14 ngày nếu không có sốt thì đi làm trở lại. Thứ 3 là trong thời gian 14 ngày tự cách ly mà có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến cơ sở y tế ngay. Với những vật dụng, dụng cụ trong gia đình cần được khử khuẩn bằng chất thông thường.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu. Ảnh: Người lao động
PV: Thời gian tới, thông qua việc xét nghiệm, có thể còn ghi nhận những trường hợp dương tính với chủng mới của virus Corona tại nước ta.Ông đánh giá như thế nào về tình hình lây lan dịch bệnh tại Việt Nam?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu: Tôi đánh giá là phức tạp, không loại trừ dịch bệnh không lây lan rộng ở Việt Nam vì nước ta có đường biên giới, giao thương đi lại rất lớn. Hiện nay, bệnh quá mới, nên còn nhiều điều chưa rõ ràng, có người lành mang trùng (tức là người mang virus nhưng không khởi phát bệnh) hay không, có lây lan dịch bệnh trong thời gian ủ bệnh 14 ngày hay không thì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có tuyến bố chính thức. Thứ 2 là bệnh lây qua đường hô hấp nên dễ lây lan, triệu chứng ban đầu phổ biến là sốt. Chính vì vậy tại các cửa khẩu quốc tế sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa để phát hiện người nghi nhiễm bệnh
Xin cảm ơn ông!./.
Theo Văn Hải/VOV1
Các bệnh viện "gác Tết" lo chống dịch
Trước tình hình dịch do vi rút Corona (nCov), nhiều bệnh viện đã lên phương án phòng chống dịch cũng như sẵn sàng các khâu thu dung và điều trị nếu có bệnh nhân nghi ngờ mắc nCov.
Khu điều trị cách ly của Bệnh viện Nhiệt đới trung ương đã chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với dịch.
GS.TS Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc Phụ trách Quản lý, Điều hành Bệnh viện Bạch Mai cho biết hiện nay bệnh viện đã chủ động sẵn sàng các phương án phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - 2 đơn vị đầu mối để triển khai quy trình sàng lọc, cách ly, xác định chẩn đoán và điều trị cho người bệnh (nếu có) theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế vừa ban hành.
Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đơn vị cũng xây dựng kế hoạch, yêu cầu tất cả các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời các ca bệnh viêm phổi nặng có các yếu tố dịch tễ nghi ngờ.
Khoa Hồi sức tích cực - nơi tiếp nhận điều trị các bệnh nhân viêm phổi nặng, thở máy cũng đã chuẩn bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị, phòng ốc và đặc biệt là nguồn lực con người để ứng phó kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.
Các khoa phòng của Bệnh viện Bạch Mai đã xây phương án thường trực, dự trữ đủ cơ số thuốc, dịch truyền, vật tư, hóa chất, giường bệnh, phương tiện cấp cứu để sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, cấp cứu điều trị người bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ.
Tại tỉnh Lạng Sơn, trong buổi chiều 23/1/2020, ngành y tế Lạng Sơn đã báo cáo với đoàn làm việc của Bộ Y tế hiện tại ngành y đã xây dựng mạng lưới phòng chống và thu dung dịch bệnh. Khi phát hiện hành khách có biểu hiện sốt, nghi ngờ mắc bệnh, tổ chức khám, cách ly và xử lý y tế theo quy định, chuyển bệnh nhân về khu cách ly tại Phòng khám đa khoa khu vực Đồng Đăng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã thành lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh để sẵn sàng hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới trong việc xử lý ổ dịch, cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu. Thiết lập đường dây điện thoại nóng tiếp nhận thông tin và sẵn sàng tiếp nhận ứng cứu; chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, phương tiện lấy mẫu bệnh để gửi xét nghiệm chẩn đoán xác định chủng vi rút corona mới.
Trung tâm rà soát tình hình thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân (hiện có gần 200kg Cloramin B, 200 bộ quần áo bảo hộ, 450 trang phục phòng chống dịch bệnh, 400 khâu trang giấy; 20 bộ kit để lấy mẫu bệnh phẩm; 1 máy phun trên xe ôtô và 5 máy phun MD 150 LX; 4 ô tô sẵn sàng huy động).
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng đã chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly với 10 bác sĩ, 15 điều dưỡng khoa truyền nhiễm, đồng thời có sự phối hợp các bác sĩ, điều dưỡng khoa hồi sức và khoa cấp cứu khi có yêu cầu; đã bố trí 2 máy thở, 2 máy mornitor và bình oxy các loại. Bệnh viện chuẩn bị cơ số thuốc cần thiết cho công tác cấp cứu (Hóa chất, thuốc, dịch truyền) sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu và điều trị bệnh nhân khi có tình huống dịch xâm nhập...
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương chia sẻ những ngày cuối năm, anh tất bật vì dịch dã, vợ anh đi trực Tết chỉ còn hai con ở nhà với nhau trong những ngày Tết.
Với các bác sĩ ngày Tết được quây quần bên gia đình vốn đã khó khi có dịch xảy ra họ càng không có ngày Tết. Nhất là từ khi có ghi nhận hai ca dương tính với nCov thì nhiều bác sĩ cho biết họ đã sẵn sàng "chiến đấu" với con vi rút Corona.
Sáng 24/1 tức 30 Tết, Ban chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới Corona gây ra sẽ tiếp tục họp bàn các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt nhất.
Trong những ngày vừa qua, trước tình hình dịch bệnh nCoV diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với WHO cập nhật tình hình dịch bệnh, triển khai Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do nCoV theo các tình huống dịch, đẩy mạnh việc truyền thông về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống trên hệ thống thông tin đại chúng, kích hoạt toàn bộ hệ thống giám sát, điều trị để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào nước ta.
Bộ Y tế đã rà soát cập nhật, ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona và hiện nay các địa phương đang triển khai áp dụng các hướng dẫn tới tất cả các cơ sở y tế.
Theo infonet
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu 2 câu hỏi người dân đang quan tâm về dịch viêm phổi cấp do virus Chủng virus gây bệnh viêm phổi cấp ở Trung Quốc hiện đã lây từ người sang người và chưa có thuốc đặc trị nên Việt Nam phải sẵn sàng ứng phó ở tình huống xấu nhất. Cuối giờ sáng ngày 23-1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Y tế đã kiểm tra Bệnh viện...