Viêm tai giữa tiết dịch – bệnh hay gặp ở trẻ
Viêm tai giữa tiết dịch nếu kéo dài sẽ gây giảm thính lực, giảm khả năng hình thành ngôn ngữ, giao tiếp và học tập.
Viêm tai giữa
Một số triệu chứng của bệnh
Video đang HOT
Bệnh thường xuất hiện sau viêm nhiễm đường hô hấp trên, hay bị bỏ qua vì không có biểu hiện rõ, nhất là ở trẻ chưa biết nói. Viêm tai giữa tiết dịch nếu kéo dài sẽ gây giảm thính lực, giảm khả năng hình thành ngôn ngữ, giao tiếp và học tập.
Về mặt thời gian, có thể xếp thành 3 thể: thể cấp tính xảy ra trong thời gian 3 tuần trở lại thể mạn tính khi bệnh kéo dài trên 3 tháng. Bệnh kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 tuần đến 3 tháng được xếp vào thể bán cấp.
Cuộc khảo sát trên 3.300 trẻ từ 6 tháng đến 15 tuổi ở hai quận nội và ngoại thành TP HCM cho thấy tần suất viêm tai giữa tiết dịch là 7%, trong đó đỉnh cao nhất là 2 tuổi, chiếm 22%. Bệnh thường xảy ra trong những tháng mùa đông và liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên. Một số tác giả cho rằng bệnh thường xảy ra sau một đợt viêm tai giữa cấp.
Một nghiên cứu khác ở trẻ em 2-5 tuổi cho thấy, 53% trẻ trong năm đầu tiên và 61% trẻ trong năm thứ hai bị viêm tai giữa tiết dịch ở ít nhất một tai. Trong hai năm đầu tiên, bệnh thường xảy ra ở cả hai tai, có khuynh hướng xảy ra ở một tai ở trẻ lớn. Đa số các trường hợp tự khỏi trong vòng vài tháng không cần điều trị.
Nhiều bệnh nhi không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Cha mẹ hoặc thầy cô giáo có thể nghi ngờ trẻ bị giảm thính lực khi thấy trẻ mất tập trung hay chậm nói. Có thể phát hiện nghe kém bằng khám sàng lọc định kỳ cho trẻ tại trường học, nhưng cũng có trường hợp không phát hiện ra, nhất là khi trẻ chỉ nghe kém một tai. Một số trẻ có những đợt đau tai thường vào ban đêm, loạng choạng, ù tai, sốt và bứt rứt.
Ngoài việc giảm thính lực và khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, viêm tai giữa tiết dịch không điều trị còn gây một số di chứng như: để lại một lỗ thủng vĩnh viễn trên màng nhĩ, viêm tai giữa nung mủ mãn, xơ nhĩ, viêm tai giữa dính, hoại tử chuỗi xương con, các túi lõm trên màng nhĩ… Vì vậy, cha mẹ cần sớm phát hiện những bất thường ở tai trẻ để điều trị sớm.
Theo SKDS
Mẹ tự mua thuốc nhỏ, con hỏng mũi
Cha mẹ không tùy tiện sử dụng thuốc nhỏ mũi cho con
Cháu Lê Văn H. (6 tuổi ở Móng Cái, Quảng Ninh) được đi khám vì mất chức năng mũi, tai không nghe được. Nguyên nhân là do mẹ cháu nghe theo lời người quen đã mua thuốc nhỏ mũi co mạch về nhỏ cho cháu. Lúc đầu cháu thở rất tốt nhưng sau đó, nếu không có thuốc là mũi cháu không thở được, phải lệ thuộc vào thuốc. Khi đi khám, không chỉ mũi của cháu bị hỏng mà cháu đã bị biến chứng viêm xoang, viêm tai...
Lời bàn: Đã có nhiều trẻ bị ngộ độc, gặp biến chứng, thậm chí tử vong do dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài, thường là các loại thuốc co mạch như Ephedrin, Phinol, Naphazolin, Oxymetazolin...
Những thuốc này có tác dụng co mạch, khi nhỏ hoặc xịt vào mũi, thuốc có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở nên rất nhiều người đã tự ý tìm đến loại thuốc này.
Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên, kéo dài không chỉ dẫn tới tình trạng lệ thuộc vào thuốc mà còn khiến cuốn mũi giãn nở to liên tục, không còn co lại được, gây ra hiện tượng viêm mũi, viêm họng và viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi.
Đặc biệt, việc sử dụng kéo dài còn dẫn tới béo phì, ảnh hưởng tới tim mạch đặc biệt bệnh cao huyết áp, viêm xoang, viêm tai giữa, đau đầu và làm ảnh hưởng tới trí tuệ...
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh
Theo Bee
5 nguyên nhân gây chóng mặt không thể xem thường Những cơn chóng mặt dù nhẹ hay nặng đều là dấu hiệu của cơ thể cho thấy bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Chứng viêm tai có thể gây ra cơn chóng mặt kéo dài ít nhất là vài ngày. Thêm vào đó, người bệnh sẽ thấy mất thăng bằng, có nguy cơ té ngã, có cảm giác buồn nôn liên...