8 bệnh thường gặp khi tắm ở bể bơi
Bơi lội là một cái thú trong mùa hè nắng gắt. Nhưng đằng sau những lần “hạ nhiệt” lại ẩn chứa nguy cơ về nhiều bệnh luôn tấn công sức khoẻ bất kỳ lúc nào…
Bệnh đau mắt đỏ
Bể bơi là nơi bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan nhất. Để phòng bệnh, khi đi bơi, nên đeo kính bảo vệ, sau khi bơi cần nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý Nacl 0,9 % (có bán ở các nhà thuốc).
Những người đang mắc bệnh không được xuống hồ bơi vì không những khiến bệnh lâu khỏi mà còn lây bệnh sang người khác. Nhiều bể bơi lạm dụng hoá chất còn làm cho người bơi dễ mắc chứng khác về mắt như: khô mắt, đỏ mắt.
Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan nhất khi tắm ở bể bơi. (Ảnh minh họa)
Khi bơi lội, thân thể dễ va chạm và bị xây xước nhẹ. Đây là điều kiện rất tốt để các virus nấm mốc, bệnh ngoài da,…xâm nhập và tấn công cơ thể.
Vì vậy, khi thấy có hiện tượng mẩn ngứa hoặc viêm da, phải đi khám ngay ở các bệnh viện chuyên môn.
Bệnh viêm mũi, tai
Do bị nước lọt vào gây các bệnh viêm tai, mũi. Khi thấy tai có hiện tượng đau, ngứa, chảy nước phải ngừng bơi và đến gặp bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để được khám và cho thuốc.
Bệnh phụ khoa
Các vi khuẩn nấm trong nước tràn vào bên trong cơ thể gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng gây ra những khó chịu, nếu không điều trị dứt điểm có thể biến chứng thành những bệnh khó chữa đặc biệt là với các bé gái và chị em phụ nữ.
Tắm ở bể bơi coi chừng bệnh phụ khoa đặc biệt với các bé gái và chị em phụ nữ.
Video đang HOT
Bệnh hen ở trẻ có thể xảy ra khi các em đi bơi nhiều. Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hoá học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.
Tóc bạn sẽ trở nên khô xơ và cứng bởi các chất hoá học lọc nước như: ôxít đồng, muối nhôm, clo…
Chính vì vậy, khi bơi bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này. Nếu tóc đã bị hỏng, bạn không nên dùng dầu gội đầu mà nên đun nước bồ kết để gội sau khi bơi.
Đi bơi cần có mũ bảo vệ tóc để tránh hỏng tóc
Bệnh tay chân miệng
Bệnh TCM lây qua dịch tiết mũi họng của trẻ bắn trực tiếp qua trẻ khác nếu tiếp xúc gần hoặc dính lên tay chân của trẻ khác, sau đó dùng tay đưa thức ăn vào miệng.
Hồ bơi là nơi các trẻ tập trung mật độ cao, nếu tiếp xúc trực tiếp thì nguy cơ lây nhiễm cao hơn, virus TCM có thể nhiễm vào nước rồi đi vào miệng trẻ khác nhưng khó khăn hơn vì nước hồ bơi luôn có chứa chất sát khuẩn.
Tuy nhiên, môi trường hồ bơi cũng dễ lây một số bệnh truyền nhiễm khác như bệnh nhiễm não mô cầu, bệnh mắt hột… do đó khi đưa trẻ đi bơi, khó tránh được các bệnh trên nếu mật độ người bơi quá nhiều…
Theo Bee.net
Da thay đổi bất thường là dấu hiệu bệnh nặng?
Một số thay đổi về màu da và hiện tượng da phát ban có thể hé lộ những vấn đề về sức khỏe của bạn.
Làn da bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, điều hòa thân nhiệt, tiếp nhận thông tin từ những kích thích bên ngoài... Do đó, khi sức khỏe của bạn có vấn đề, làn da sẽ có những thay đổi bất thường.
1. Da hơi vàng, lòng bàn tay, bàn chân màu da cam
Điều này có thể là kết quả của việc tuyến giáp không hoạt động hiệu quả - hay còn gọi là bệnh thiểu năng tuyến giáp, làm tăng mức beta-carotene trong máu. Beta-carotene là một chất chống oxy hóa có trong trái cây và rau quả, thường được tuyến giáp chuyển hóa. Khi tuyến giáp suy yếu thì không thể chuyển hóa vitamin nhanh chóng, do đó gây ra sự tích tụ beta-carotene.
Da vàng là dấu hiệu của thiếu chất dinh dưỡng
Tuy nhiên, bạn cũng có thể có làn da như thế này khi áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, chỉ ăn cà rốt, nước ép cà rốt, khoai lang và bí.
2. Da phát ban khi tiếp xúc với ánh Mặt Trời
Một vài người bị dị ứng với ánh nắng, nhưng những trường hợp như vậy không nhiều. Cách giải thích hợp lý hơn khi da phát ban, ngứa ngáy, nhìn như bị bệnh chàm là do bệnh nhân đã uống một số loại thuốc, khiến cơ thể mẫn cảm với ánh Mặt Trời.
Hiện tượng phát ban sẽ xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng
Hiện tượng phát ban sẽ xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng, bao gồm cả cẳng tay, cổ và khuôn mặt. Một trong những loại thuốc hay gây ra hiện tượng này là thuốc lợi tiểu thiazide (Hydrodiuril, Dyazide). Những loại thuốc này cũng được dùng để điều trị giai đoạn đầu cho bệnh nhân bị tăng huyết áp.
3. Những đường đen dài sẫm màu trong lòng bàn tay
Những đường đen dài sẫm màu trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân có thể là triệu chứng của suy thượng thận, rối loạn nội tiết. Bệnh này còn được gọi là bệnh Addison. Hai người nổi tiếng mắc căn bệnh này là Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và nhà văn Jane Austen. Khi mắc bệnh sẽ có hiện tượng tăng sắc tố da, hiện tượng này có thể thấy được ở quanh nếp gấp da, các vết sẹo, môi và các điểm chịu áp lực (như đầu gối hay khớp ngón tay)
4. Tĩnh mạch lớn màu xanh sẫm ở chân
Khi bạn thấy những tĩnh mạch lớn màu xanh sẫm nổi ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay dưới da chân, có thể bạn đang bị bệnh giãn tĩnh mạch. Bệnh giãn tĩnh mạch có thể gây đau, gây chuột rút và khiến người bệnh đi lại khó khăn.
Giãn tĩnh mạch khác tĩnh mạch hình mạng nhện. Tĩnh mạch hình mạng nhện là hiện tượng những đường tĩnh mạch nhỏ (màu đỏ hoặc xanh) xuất hiện với những đoạn ngắn, chằng chịt. Còn khi bị giãn tĩnh mạch, tĩnh mạch nổi lên thường lớn hơn, màu tối hơn và có dạng xoắn.
5. Đốm nâu trên cẳng chân
Những đốm nâu thường xuất hiện trên cẳng chân người bị bệnh tiểu đường
Phần trước cẳng chân thường hay bị va đập vào nhiều thứ. Với những người bị bệnh tiểu đường, sự tổn thương những mao mạch và mạch máu nhỏ sẽ khiến da xuất hiện những đốm màu nâu, được gọi là bệnh da tiểu đường. Những đốm nâu hình bầu dục hoặc hình tròn có thể sần sùi, phần lớn bị đóng vảy (dù đó không phải vết thương hở) nhưng không hề gây đau đớn.
6. Da liên tục nổi mề đay, nổi mụn gây ngứa ngáy
Viêm da dạng mụn rộp - xuất hiện nhiều vết phồng rộp nhỏ và ngứa dữ dội ở cẳng tay gần khuỷu, đầu gối, mông, lưng, mặt hoặc da đầu có thể là dấu hiệu của bệnh Celiac. Bệnh Celiac là một bệnh đường tiêu hóa do dị ứng gluten trong thức ăn. Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh Celiac phải tuân thủ chế độ ăn không có gluten.
7. Vết "bầm" màu tím
Thoạt trông nhìn như một vết bầm tím, nhưng những vết này lại tồn tại trong một thời gian dài. Đó là triệu chứng của ban xuất huyết hoặc bị rò mạch máu dưới da. Những căn bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh rối loạn chảy máu cho tới bệnh scurvy (bệnh do thiếu vitamin C).
Những người trên 65 tuổi thường mắc căn bệnh này hơn do người già có làn da mỏng manh, dễ bị tác động bởi ánh sáng Mặt Trời và mạch máu cũng dần yếu đi.
8. Không nổi ban nhưng ngứa dữ dội
Ngứa ngáy ở nhiều nơi có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu không có sự thay đổi nào khác trên da thì có thể bạn đang có triệu chứng của bệnh ung thư hạch bạch huyết.
Hai dạng chính của ung thư hạch bạch huyết là bệnh Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Do đó, bệnh này còn được gọi là "bệnh ngứa Hodgkin". Một triệu chứng phổ biến của bệnh Hodgkin và u lympho không Hodgkin là sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc ở háng. (Lưu ý rằng các hạch bạch huyết có thể sưng lên vì nhiễm trùng thông thường)
9. Da xanh xao, móng tay, móng chân màu xanh nhạt
Da và lòng bàn tay xanh xao hơn bình thường là biểu hiện của việc thiếu máu nặng. Thiếu máu có thể là kết quả của việc thiếu sắt hoặc mất máu mãn tính (do bệnh của ruột hoặc do viêm loét). Thiếu máu do thiếu sắt đôi lúc xảy ra ở những người trên 70 tuổi - những người không ăn đủ các bữa ăn giàu dinh dưỡng do mất hứng thú ăn uống vì trầm cảm và các vấn đề sức khỏe khác.
Không chỉ có một làn da nhợt nhạt, những bệnh nhân thiếu máu còn có móng tay, chân xanh nhạt. Các triệu chứng khác gồm có nhanh mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và hơi thở ngắn.
10. Da ngứa ngáy và nổi ban ở một bên mặt hay cơ thể
Đây có thể là triệu chứng của bệnh zona. Căn bệnh này do virus gây ra bệnh thủy đậu gây nên. Trong 8 trên 10 người mắc bệnh thủy đậu, loại virus này rút về dây thần kinh cảm giác và trú ở đó. Tuy nhiên, sự căng thẳng, nhiễm trùng, hệ miễn dịch bị lão hóa và một số loại thuốc (như thuốc sử dụng trong hóa trị liệu hoặc sau khi phẫu thuật cấy ghép) khiến cho loại virus này tái hoạt động, từ đó sinh ra bệnh zona.
Nguyễn Ngọc Khanh
Theo Bee
Chữa trị bệnh viêm mũi cấp tính Viêm mũi cấp tính (VMCT) là một bệnh rất thường gặp ở nước ta, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi, khi thời tiết thay đổi hay trở lạnh. Đây là bệnh viêm của niêm mạc hốc mũi, thường do virut. Mũi là phần đầu đường hô hấp, có chức...