Về miền Tây thưởng thức đặc sản ’sóc khóm’
“Nhiều người ngại món “thịt ông Tí”, nên bà con nông dân mới nghĩ ra chuyện đặt tên nó là “ sóc khóm” để họ ăn cho mạnh miệng”, Sáu Sang cười khà khà, phân trần.
Đặc sản ’sóc khóm’ ướp muối ớt, bột ngọt nướng lửa than – Ảnh: Thanh Anh
Về vùng chuyên canh thưởng thức đặc sản “sóc khóm”
Bữa tiệc đang hồi rôm rả thì Sáu Sang đứng dậy, tuyên bố: “Nãy giờ nhậu thịt, cá ngán quá. Hồi tối đứa bạn ở xóm trong đặt bẫy bắt được mớ “sóc khóm”, để tui kêu nó đem lại làm món đãi mấy anh Hai Sài Gòn nhậu chơi cho biết mùi đặc sản”. Nói xong, Sáu Sang móc điện thoại, gọi oang oang: “Út hả ? Mớ “sóc khóm” có ai mua chưa vậy? Chưa hả, vậy để cho tui nhen. Nhớ làm sạch, bỏ da, đầu, chân cẳng, đồ lòng, rồi đem ra nhà tui giùm nghen, đang tiệc tùng khách khứa tùm lum, không có người làm”.
Nghe Sáu Sang nói vậy, Tư Phương và mấy người bạn dân Sài Gòn tròn xoe mắt, hỏi dồn: “Sóc khóm là… con gì anh Sáu, từ trước đến giờ tụi tui có nghe ai nói đến con này đâu?”. Chờ mọi người bớt xôn xao, Sáu Sang từ từ giải thích: “Sóc khóm chính là… con sóc sinh sống trong rẫy trồng cây khóm chớ con gì. Vùng quê Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) của tui lâu nay nổi tiếng là vùng đất trồng cây khóm nhiều và nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ, với hơn 16.000 héc-ta chuyên canh.
Mấy năm gần đây không biết đám sóc ở đâu kéo về đây sinh sôi trú ngụ đầy trong các rẫy khóm. Ban ngày, đám sóc ẩn núp ở đâu không biết, nhưng ban đêm thì kéo nhau ra ruộng ăn trái khóm chín cây. Tụi nó phá hại mùa màng dữ lắm nên nông dân bực bội, tìm mọi cách bắt chúng”.
Những rẫy khóm bạt ngàn là nơi trú ngụ của chuột đồng, chuột cống nhum, đặc sản “sóc khóm” vùng Tân Phước, Tiền Giang - Ảnh: Thanh Anh
Theo Sáu Sang, nhờ ăn trái khóm chín cây nên thịt con sóc khóm có hương vị thơm ngon đặc biệt, khác hẳn con sóc ở trong vườn dừa, vườn mít Thái, trở thành món đặc sản của địa phương. Mấy năm qua nhiều người nhờ nghề săn “sóc khóm” mà có đồng ra đồng vô lúc nông nhàn, bởi mỗi ký “sóc khóm” chưa làm thịt có giá 70.000 – 80.000 đồng/kg, làm sạch sẽ giá lên tới 100.000 đồng/kg.
Sáu Sang đang thao thao kể chuyện sóc khóm thì 1 thanh niên chạy chiếc xe gắn máy cà tàng tới, tay xách theo chiếc túi đựng chừng 5 ký sóc khóm đã làm sạch, bỏ hết chân cẳng, đầu, da, đồ lòng như lời dặn của Sáu Sang, cho biết phải trả 80.000 đồng/kg vì là chỗ quen biết. Ngay lập tức, Sáu Sang, bảo khách khứa cứ ngồi nhậu thoải mái, chờ ông ta tự tay tẩm ướp các loại gia vị, thực hiện các món sóc nướng muối ớt, sóc xào lăn, chiên nước mắm… để thết đãi mọi người. Sợ một mình Sáu Sang làm không kịp nên Tư Phương xung phong xắn tay áo xông vào phụ việc.
Trong lúc phụ Sáu Sang ướp gia vị mớ sóc khóm, Tư Phương không giấu được thắc mắc, hỏi: “Anh Sáu à, sao tui thấy con sóc khóm… chẳng khác gì con chuột đồng vậy anh?”. Nghe Tư Phương nói, Sáu Sang vội trấn an: “Con sóc khóm với con chuột đồng đều là loài gặm nhấm, thân hình cùng 1 cỡ với nhau, chặt hết đầu đuôi, chân cẳng thì… nhìn có khác gì nhau. Thôi, chút ăn thử rồi sẽ biết ngon hay dở. Nhưng tui nói thiệt, mấy ông hên lắm mới được thưởng thức thịt sóc khóm đó, bởi lũ sóc hình như đã “thành tinh”, rất khó bắt, nếu xế chiều mang bẫy đi đặt mà lỡ miệng nói “đặt bẫy sóc” thì đêm đó đừng hòng dính được con nào”.
Video đang HOT
Dở khóc dở cười vì quả lừa “sóc khóm”
Chừng 20 phút sau mớ “sóc khóm” ướp muối ớt bột ngọt nướng trên bếp lửa than tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, khiến đám khách Sài Gòn tắc lưỡi, hít hà liên tục. Lúc mấy con sóc khóm nướng được bày lên bàn tiệc, cả đám xúm vô nếm thử rồi ngợi khen rối rít, giành giật nhau ăn, nên chẳng bao lâu dĩa “sóc khóm” sạch trơn. Tiếp đó, món sóc khóm xào lăn, chiên nước mắm vừa bày lên mâm thì chẳng bao lâu cũng hết. Mấy anh Hai “Sài Gòn” vừa ăn vừa khen thịt con sóc khóm quả là “tuyệt cú mèo”, có hương vị rất đặc biệt, đúng hàng đặc sản thứ thiệt của vùng Tân Phước.
Cả ngày ăn nhậu no say, buổi chiều trước khi về Sài Gòn, Tư Phương và mấy ông bạn nài nỉ Sáu Sang: “Anh Sáu ơi! Làm ơn thì làm ơn cho trót, anh quen biết nhiều mối mang, tìm giúp vài ký sóc khóm để tụi này đem về Sài Gòn làm món đãi đám bạn nhậu cho tụi nó… lác mắt chơi”. Từ chối hoài không được, Sáu Sang đành gọi mấy cú điện thoại đến những người quen biết, cuối cùng cũng tìm được khoảng 3 ký sóc khóm còn sống nguyên, giá 110.000 đồng/kg. Tư Phương và mấy ông bạn Sài Gòn mừng húm, kêu đem tới ngay. Chừng 15 phút sau, 1 anh nông dân chạy xe gắn máy tới, chở theo 1 chiếc lồng kẽm, bên trong chen chúc…. những chú chuột rất to, lông đen sậm, luôn miệng kêu khè khè hung dữ.
Nhìn thấy đám chuột, Tư Phương và đám bạn trợn mắt, lớn tiếng: “Tụi tui mua “sóc khóm”, đâu có mua chuột. Hồi nãy anh Sáu đãi “sóc khóm” nướng muối ớt, xào lăn, chiên nước mắm, ngon tuyệt cú mèo, đâu phải chuột”. Chẳng ngờ, anh nông dân bán chuột tính thiệt giải thích: “Dạ, con này là chuột cống nhum, nó với con chuột đồng đều ở trong rẫy khóm, ăn trái khóm chín, nên lâu nay nông dân vùng Tân Phước kêu tụi nó là… con “sóc khóm” cho vui”.
Món thịt chuột nhìn khá hấp dẫn – Ảnh: Thanh Anh
Sáu Sang cười khà khà, tiếp lời: “Tui biết mấy ông có nhiều người ngại món “thịt ông Tí”, nên mới kêu làm thịt “sóc khóm” để mấy ông ăn nhậu cho mạnh miệng. Hồi nãy mấy ông ăn thịt con chuột đồng, còn bây giờ con “sóc cống nhum” còn quý gấp nhiều lần con “sóc khóm” khi nảy, vì lâu lâu mới bắt được vài con”.
Nghe tới đó, Tư Phương cùng đám bạn mặt mày tái xanh, nhiều ông vội vàng chạy ra bờ kênh trước nhà ráng hết sức móc họng để… ói ra cho hết món “sóc khóm đặc sản”. Nhìn cảnh đó, Sáu Sang bước đến gần, lên tiếng an ủi: “Hồi nãy ăn “sóc khóm” mấy ông ai cũng khen là món ngon lần đầu mới được thưởng thức mà. Thôi, đã ăn vô bụng rồi thì ráng móc họng ói ra làm chi cho nó khổ thân, uổng lắm bạn hiền”.
Một trong những món khoái khẩu của dân nhậu là món chuột nướng khìa nước dừa xiêm nấu. Riêng khâu chế biến món chuột khìa nước dừa thì khá là công đoạn. Trước tiên phải làm sạch chuột lấy 2 cục hạch ở 2 bẹn đùi, cắt hết lớp mở trắng nằm trên ổ bụng, chấy mở tỏi cho thơm vàng đổ vào thau ướp chuột.
Tiếp đó nêm gia vị gồm: ngũ vị hương, đường, tiêu, tỏi, ớt, nước mắm.. để cho chuột thấm khoảng 30 phút rồi đem khìa. Cầm con chuột vừa được khìa trên tay, mùi thơm tỏa ra khiến người ngồi kế bên không cầm lòng được… Rót 1 ly rượu gắp miếng thịt chuột dưới gốc tre già, hưởng cơn gió làng quê thì còn gì bằng.
Theo Motthegioi.vn
Top 5 những món ăn không thể bỏ qua khi đến Bắc Ninh
Thịt chuột Đình Bảng là một thứ đặc sản nếu không thử qua sẽ "phí cả một đời".
Người dân Đình bảng bắt chuột đồng để ăn quanh năm nhưng chủ yếu họ đi săn vào vụ gặt, bởi khi ấy là lúc chuột sinh sản nhiều và thịt béo nhất. Thịt chuột đồng màu trắng và thơm ngon không thua gì thịt gà ta, thường được sử dụng như một thứ nguyên liệu chính rồi được kết hợp với các phụ gia khác nhau để chế biến thành nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong các món được làm từ thịt chuột, món ăn đơn giản nhất, phổ biến nhất chắc hẳn làn "thịt chuột luộc ép lá chanh". Ngoài ra, còn vô số món được chế biến từ thịt chuột như chuột đồng nấy đông, chuột giả cầy, chuột rán,.... Không chỉ là món ăn ngon, thịt chuột đồng còn có tác dụng làm giảm đau, liền xương.
1. Thịt chuột Đình Bảng
2. Đặc sản trâu giật Từ Sơn
Đến với Từ Sơn-Bắc Ninh, có một món ăn nhất định phải thử qua ấy chính là "Trâu giật"- cái tên nghe rất lạ tai. "Trâu giật" chính xác là một hiện tượng chỉ xuất hiện khi thịt những con trâu khỏe mạnh theo phương pháp thủ công truyền thống. Trâu được thịt tại chỗ nên vô cùng tươi ngon, khi ấy các thớ thịt vẫn còn co giật trên bàn, trên mẹt một lúc lâu. Thịt trâu vừa mới mổ được mang đi chế biến ngay, để giữ được độ tươi ngon, chất dinh dưỡng trong từng thớ thịt. Các món ăn nổi tiếng nhất được chế biến từ "trâu giật" có thể nhắc tới là trâu nhúng, đuôi trâu hầm, lẩu nấm trâu tươi,....
Trên đất Từ Sơn có rất nhiều quán ăn về "trâu giật", nhưng có một nơi nổi tiếng bậc nhất, mỗi ngày đón tiếp đến 2000 thực khách và nếu có lỡ quên đặt bàn trước thì thực khách cũng phải ra về trong nuối tiếc, đó là "Trâu Ngon Quán". Món ăn ở đây ăn một lần là nhớ đến cả đời. "Trâu Ngon Quán" còn có một món ngon trứ danh về trâu mà chẳng đâu có chính là món "trâu nướng muối trứng kiến", một món ăn ngon và phải chế biến rất kỳ công.
3. Cháo cá Tích Nghi
Cháo cá Tích Nghi là món ăn quen thuộc không chỉ của người dân xứ Kinh bắc mà còn của thượng khách khắp nơi đến thăm Bắc Ninh. Cháo Tích Nghi chỉ nấu với cá trắm và cá chép, bởi thịt thơm, rắn chắc. Cá phải to và được mua từ các ao hồ ở chính Bắc Ninh. Cá không nấu chung với cháo mà chỉ được thả vào nồi cháo vừa chín tới khi đã tẩm ướp rồi xào và mang ra hàng bán. Điều lạ nhất là những thớ cá tuy đã rút hết xương nhưng vẫn còn nguyên miếng, không bị vỡ, bị nát chút nào. Có lẽ chỉ những người đã thưởng thức cháo cá Tích Nghi mới hiểu được sự tinh tế, khéo léo của đôi bàn tay người nấu.
4.Nem làng Bùi
Nem Bùi là đặc sản ở làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nghề làm nem ở đây đã có hàng trăm năm. Nguyên liệu làm món nem Bùi phải là giống lợn ỉ đen, lưng gẫy hình yên ngựa, mõm ngắn nuôi bằng cám gạo và bèo cái, hoặc rau chuối. Cả con lợn thịt ra cũng chỉ lấy được hai cái thăn và phần mỡ gáy để làm nem. Công đoạn làm rất công phu và cẩn thận để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Là một món ăn ít kén người nên bạn có thể ăn nem Bùi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Thực khách có thể tìm mua nem Bùi ở Bắc Ninh. Nổi bật là dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu bán nem Bùi.
5. Bánh khúc làng Diềm
Trong bánh, ngoài xôi, lớp gạo nếp óng dẻo bọc lấy lớp nhân đậu xanh bên trong, đó chính là bánh khúc - đặc sản làng Diềm, ven hữu ngạn sông Cầu, thuộc xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Bánh khúc làng Diềm có 2 loại: nhân hành và nhân đỗ. Bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, béo của thịt mỡ và thơm của hạt tiêu. Bánh khúc nhân hành có khác hơn đôi chút, hành được dùng làm nhân bánh khúc là hành khô, cộng thêm mộc nhĩ, hạt tiêu, răm, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn lẫn với nhau. Dù là bánh nhân đỗ hay nhân hành thì vỏ bánh và nhân cũng đều phải nêm một lượng gia vị vừa đủ, bánh mặn quá sẽ làm mất đi vị bùi, béo nhưng nếu nhạt bánh sẽ có mùi ngai ngái rất khó ăn. Bánh khúc thường được người dân làng Diềm nặn với 2 hình thức: tròn như bánh rán hoặc hình tai voi, nhưng dù với hình thức nào, vỏ bánh cũng phải dát mỏng mà không để lộ nhân.
Bắc Ninh với những món ăn đặc sản không nơi đâu có được đã làm siêu lòng du khách thập phương. Nếu có cơ hội đến với nơi đây thì đừng quên thưởng thức những món ngon "tuyệt đỉnh" của vùng đất này, kẻo lại phải hối tiếc
Theo Charmtrip
Người Canh Nậu rong ruổi khắp cánh đồng săn chuột Chẳng biết tự bao giờ, chuột đồng được coi là món đặc sản đồng quê và thường dành cho những thực khách sành ăn. Thế nhưng, để bắt được những chú chuột đồng thơm ngon ấy, đòi hỏi những thợ săn chuột phải có nhiều "món nghề" mà không phải ai cũng biết. Những câu chuyện săn bắt chuột được các thợ săn...