Uống sữa không đường thay cơm có tốt cho bệnh nhân tiểu đường?
Thưa bác sĩ, tôi đi khám và được chẩn đoán là tiểu đường tuýp 2. Dù bác sĩ tư vấn vẫn có thể ăn cơm, nhưng tôi rất lo lắng bởi nghe nói cơm chứa lượng đường cao, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy tôi có nên uống sữa không đường thay thế cho cơm được không thưa bác sĩ? Trần Thọ (Hà Đông, Hà Nội).
Ths. BS Tạ Xuân Trường, Phó trưởng khoa Nội tổng hợp (BV Đa khoa Nông nghiệp) trả lời:
Câu hỏi của bác là quan tâm của rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Không ít bệnh nhân tiểu đường sợ cơm đến mức không dám ăn cơm vì sợ tăng đường huyết. Họ thay thế cơm bằng cách ăn rất nhiều các loại thịt nên giúp đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể, nhưng năng lượng này là mất cân đối cho bệnh nhân do thiếu đi gluxit (chất bột đường).
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường vẫn phải đảm bảo 4 nhóm, chất bột đường, đạm, chất béo và chất xơ nhưng theo nguyên tắc hạn chế gluxit (chất bột đường) chứ không phải cấm hoàn toàn.
Việc hạn chế gluxit để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hoá. Mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn để có chế độ ăn phù hợp nhất.
Trong đó, gluxit (chất bột đường) do bệnh nhân tiểu đường thường có chiều hướng tăng vọt đường huyết sau nhưng lại không chuyển hóa được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit. Bệnh nhân nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Cơm trắng là loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao, tuy nhiên bạn vẫn có thể đưa vào bữa ăn với một lượng thích hợp, khoảng một chén cơm mỗi bữa ăn.
Video đang HOT
Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt…). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.
Loại có hàm lượng gluxit 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín… (sử dụng không hạn chế).
Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…)
Loại có hàm lượng gluxit từ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…).
Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
Một sai lầm nghiêm trọng nữa người tiểu đường hay mắc phải, đó là uống sữa không được vô tội vạ thay nước, thay cơm.
Trong khi đó, sữa không đường, tức là nhà sản xuất không cho thêm đường vào sữa. Nhưng bản chất trong sữa là có đường và khi uống vào sẽ chuyển hóa làm tăng lượng đường máu. Vì thế, dù là sữa không đường cũng chỉ nên uống lượng vừa đủ, không uống quá nhiều.
Hồng Hải (ghi)
Theo Dân trí
Thiết bị đeo tay thông minh cho người bệnh tiểu đường
Vòng đeo tay có tác dụng giám sát lượng đường trong máu và tự động chích thuốc khi chỉ số tăng lên quá cao.
Hiện nay, hầu hết bệnh nhân tiểu đường theo dõi lượng đường glucose trong máu bằng cách dùng kim chích lấy máu từ ngón tay để đo kết quả. Đối với những người phải theo dõi thường xuyên, điều này sẽ rất đau đớn.
Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã tạo ra một loại thiết bị thông minh đeo tay sử dụng chất liệu graphene (mảnh vật chất mỏng và bền nhất thế giới) dành cho bệnh nhân tiểu đường. Thiết bị này liên tục đo lượng đường glucose trong máu và điều trị tức thời thông qua phân tích mồ hôi, độ pH của bệnh nhân tiết ra.
Thông tin lượng đường trong máu được truyền không dây đến một thiết bị di động để người bệnh đọc và theo dõi. Bên cạnh đó, vòng đeo tay sẽ không xâm phạm đến cơ thể người đeo và tự động chích thuốc cho họ khi lượng đường trong máu tăng lên quá cao.
Thiết bị đeo tay được làm bằng chất liệu uốn dẻo tương thích với màu da có khả năng đo lượng đường trong máu và chữa trị bằng những ống kim cực nhỏ. Ảnh: NS
Giáo sư Kim Dae-Hyeong tại Trung tâm nghiên cứu hạt nano cho biết loại thiết bị đưa thuốc vào dưới da bằng những ống kim nhiệt cực nhỏ. Thiết bị luôn giữ được độ nhạy cảm như ban đầu nên có thể sử dụng lâu dài cho mỗi bệnh nhân.
Các cuộc trắc nghiệm đã cho thấy tính chính xác của thiết bị thông qua bộ dữ liệu glucose và pH. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều thử nghiệm trên chuột để biết chắc rằng chức năng đưa metformin, một tiền chất điều tiết insulin vào dưới da bằng những kim nhỏ luôn hoạt động tốt.
"Toàn bộ thiết bị đeo tay uốn dẻo này khá tương thích với màu da và ôm lỏng trên cổ tay để bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động. Điều này giúp khả năng cảm biến ổn định và đưa thuốc vào một cách hiệu quả nhất", giáo sư Kim nói.
Theo tạp chí Nature Nanotechnology, đây có thể là một giải pháp hữu ích để theo dõi và điều trị các bệnh mãn tính, bởi chất liệu này có khả năng cảm biến sinh học cao. Các nhà nghiên cứu đã phủ lên đó một lưới sợi vàng rất mảnh để gia tăng hoạt động điện hóa nơi bề mặt tiếp xúc với da. Từ đó phát ra những tín hiệu để thiết bị tự động thực hiện các chức năng đã được lập trình.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, việc điều trị cho người bệnh tiểu đường khá đau đớn, bất tiện và tốn kém. Bệnh nhân phải thường xuyên thăm khám bác sĩ và trang bị hộp dụng cụ tại nhà để tự đo lượng đường đề phòng chỉ số tăng cao. Mặt khác, việc tiêm chích insulin nhằm điều chỉnh lượng đường trong máu cho bệnh nhân cũng khá phức tạp. Do đó, sử dụng thiết bị đeo tay đa chức năng nhằm tránh cho bệnh nhân khỏi bị áp lực và đau đớn.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Thuốc tễ, lá sen khô từng khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường nhập viện nguy kịch Ths.BS Tạ Xuân Trường, Phó trưởng khoa Nội tổng hợp (BV Đa khoa Nông nghiệp) cho biết, người bệnh tiểu đường thường xuyên nghe "mách" về những phương pháp đồn thổi vô căn cứ. Nhiều bệnh nhân từng bỏ thuốc điều trị, uống thuốc tễ xanh đỏ, uống nước lá sen khô... và phải nhập viện trong tình trạng đường huyết cao vọt,...