Uống nước gừng mùa đông rất tốt, nhưng 6 người này tuyệt đối không được dùng
Việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách gừng có thể gây hại khôn lường cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến những bệnh nan y như ung thư.
Mùa đông đã lạnh hơn và đây cũng là lúc chúng ta cần gia tăng các biện pháp giữ ấm cơ thể nhiều hơn. Trong những phương pháp giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật mùa đông như cảm cúm, cảm lạnh, uống nước gừng mỗi ngày luôn được giới chuyên gia khuyên dùng.
Từ hơn 2000 năm trước tại Trung Quốc, loại thảo dược này đã được sử dụng để trị buồn nôn, các vấn đề tiêu hóa, dạ dày.
Tuy nhiên, giống như nhiều vị thuốc khác, việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách gừng có thể gây hại khôn lường cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến những bệnh nan y như ung thư.
Theo đó, những người không được sử dụng gừng:
Người bị say nắng, sốt cao : Gừng có tính nóng sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí là xuất huyết.
Người huyết áp cao : Uống nước gừng khi bị hạ huyết áp rất tốt, nhưng nếu dùng khi huyết áp tăng lại rất nguy hiểm. Bởi vì lúc này, gừng sẽ giống như chất kích thích, khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
Người đang sử dụng thuốc : Gừng có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy khi uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất không nên kết hợp gừng với một số loại thuốc để hạ huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Người bị đau dạ dày: Trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng ăn gừng thường xuyên sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Người bị bệnh trĩ, xuất huyết: Gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, những người có tiền sử rối loạn xuất huyết như ra máu cam, ra máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng.
Phụ nữ có thai: Tuy gừng rất tốt để giảm các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và nôn, tuy nhiên trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên hạn chế ăn gừng vì loại thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Đảm bảo an toàn, tránh rét cho trẻ khi đi tiêm chủng
Hiện nay, thời tiết khu vực miền Bắc đang trong giai đoạn mùa đông giá rét, đặc biệt tại các tỉnh miền núi, để đảm bảo giữ ấm cho trẻ cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi tiêm chủng, các cán bộ y tế cần lưu ý thực hiện:
Bố trí điểm tiêm chủng đủ ấm, phòng khám sàng lọc, phòng tiêm, phòng theo dõi sau tiêm được kín gió, có thể bố trí thêm thiết bị sưởi ấm như đèn sưởi... bố trí vị trí chờ trước tiêm trong nhà khi thời tiết lạnh. Lưu ý đối với các điểm tiêm chủng ngoài trạm cũng cần được đảm bảo đủ ấm cho trẻ.
Giữ ấm cho trẻ khi đi tiêm chủng. Ảnh: TM
Trong trường hợp thời tiết quá lạnh (dưới 10C), tùy tình hình thực tế các địa phương có thể cân nhắc điều chỉnh/ hoãn buổi tiêm chủng sang thời gian thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho các cháu khi đi tiêm chủng. Thông báo cho các bà mẹ nếu điều chỉnh lịch tiêm chủng.
Hướng dẫn các bà mẹ luôn giữ ấm cho trẻ khi đi tiêm chủng, mặc đủ quần áo ấm, che gió cho trẻ trên đường đi, không đưa trẻ đi tiêm chủng quá sớm vào đầu buổi sáng, theo dõi thời tiết nếu trời mưa, rét nhiệt độ (dưới 10C) cần liên hệ trước với trạm y tế để cập nhật lịch tiêm chủng của trạm y tế.
Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn thức ăn ấm để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông, chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng để kịp thời phát hiện phản ứng sau tiêm chủng nếu có.
Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010, lịch tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng áp dụng như sau:
Sơ sinh:
- Tiêm vắc-xin viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh.
- Tiêm vắc-xin BCG Phòng bệnh lao
02 tháng:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 mũi 1(vắc- xin 5 trong 1).
- Uống vắc-xin bại liệt lần 1
03 tháng:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 mũi 2.
- Uống vắc-xin bại liệt lần 2
04 tháng:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3
- Uống vắc-xin bại liệt lần 3
09 tháng:
- Tiêm vắc-xin sởi mũi 1
18 tháng:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4
- Tiêm vắc-xin sởi - Rubella (MR)
Từ 12 tháng tuổi:
- Vắc-xin Viêm não Nhật Bản mũi 1
- Vắc-xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (2 tuần sau mũi 1).
- Vắc-xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (1 năm sau mũi 2).
Từ 2 đến 5 tuổi:
- Vắc-xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao), lần 2 sau lần 1 là 2 tuần.
Từ 3 đến 10 tuổi:
- Vắc-xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao).
Những nguyên tắc ăn uống mùa đông nên phải nhớ nếu không muốn hệ miễn dịch suy giảm Lười vận động, tiệc tùng, ăn đồ cay nóng quá nhiều,.. là những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của cơ thể dễ dàng suy yếu hơn khi trời lạnh. Dưới đây là các nguyên tắc ăn uống mùa đông cần nhớ để bảo vệ sức khỏe Muốn có một sức khỏe tốt, bảo vệ được hệ miễn dịch toàn diện thì việc...