Uống nước chanh giúp hết bệnh dạ dày, quan niệm sai lầm, đừng làm theo kẻo chuốc hậu quả này
Nước chanh rất tốt cho sức khỏe đặc biệt khi uống vào mùa hè. Tuy nhiên với những người bị các bệnh liên quan đến dạ dày như bị viêm niêm mạc dạ dày hay tăng axit dạ dày thì nên tránh.
Theo Đông y, quả chanh có vị chua ngọt, tính bình dùng trong các trường hợp thử nhiệt phiền khát ( cảm nắng, mất nước, khát nước, vật vã kích động); ăn kém, nhiễm độc thai nghén nôn ói, tăng huyết áp.
Mặt khác nước chanh cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali và chất xơ đặc biệt tốt trong mùa hè. Nhưng nếu nghĩ nước chanh hoàn toàn tốt cho cơ thể mà uống như thế nào cũng được thì hoàn toàn sai lầm.
Mới đây, theo chia sẻ một bà mẹ trên mạng xã hội, người này có cậu con trai 17 tuổi đang bi viêm niêm mac da day va tăng axit dạ day. Để hỗ trợ điều trị bệnh này, một số người mách cho uông nươc chanh âm rất tốt trong những trường hợp bị viêm niêm mạc dạ dày và tăng axit dạ dày.
Lý giải điều này, Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết: “Những người bị viêm niêm mạc dạ dày và tăng axit dạ dày mà uống nước chanh ấm hay nước chanh lạnh điều trị bệnh hoàn toàn sai lầm không có cơ sở khoa học, ngược lại làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi nước chanh có nhiều axit, khi uống vào làm tăng axit dịch vị sẽ làm tình trạng viêm niêm mạc dạ dày nặng hơn”.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Phương Huệ phân tích, tình trang viêm niêm mạc dạ dày có rất nhiều yếu tố, từ yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài, dẫn đến những tổn thương và gây ra các triệu chứng như đau vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu.
Bệnh viêm niêm mạc dạ dày gồm 2 nhóm chính là: viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Tuy nhiên, viêm niêm mạc dạ dày nếu được điều trị sớm sẽ chữa khỏi nhanh chóng và không gây nguy hiểm.
Video đang HOT
Thế nhưng, nếu để bệnh kéo dài và tiến triển sang hệ mãn tính thì có thể khiến niêm mạc dạ dày biến đổi từ viêm phì đại sang viêm teo, từ viêm niêm mạc dạ dày chuyển sang loét dạ dày gây mất máu, thiếu máu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó, viêm niêm mạc dạ dày còn có thể phát triển phức tạp dẫn đến viêm quanh dạ dày tá tràng, viêm túi mật, viêm tụy hoặc ung thư dạ dày.
Nước chanh không phải giải pháp tốt cho những người liên quan đến bệnh dạ dày
Nước chanh dùng không đúng cách rất nguy hiểm
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Phương Huệ, axit dạ dày là chất xúc tác quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Tuy nhiên không phải lúc nào loại axit này cũng có lợi, nếu lượng axit tiết ra đủ mức cho phép thì không có vấn đề gì, nhưng cũng có lúc dạ dày tiết ra quá nhiều loại dịch vị này dẫn đến tình trạng dư axít dạ dày. Nếu tình trạng dư axít dạ dày kéo dài, người bệnh rất dễ mắc phải các chứng bệnh như trào ngược thực quản dạ dày, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Bởi vậy, khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh viêm niêm mạc dạ dày hay dấu hiệu tăng axit dạ dày thì người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức.
Mặc dù, nước chanh rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên nếu dùng không đúng cách lại vô cùng nguy hiểm. Với những người không bị đau dạ dày, khi uống nước chanh mà không ăn, dùng khi bụng đói thì sẽ làm cơ thể mất chất, dinh dưỡng thiếu hụt khiến người mệt mỏi, mất cân bằng. Và hàm lượng vitamin C và axit citric khi vào dạ dày sẽ làm tăng axit dịch vị gây phá hủy niêm mạc dạ dày và gây viêm loét dạ dày, thủng dạ dày. Nếu dùng lạm dụng có thể gây thừa vitamin C, hình thành nên sỏi thận, sỏi bàng quang từ đó sẽ hình thành nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Với những người bị viêm niêm mạc dạ dày hay bị tăng axit dạ dày không nên uống nước chanh, kiêng đồ chua, chất kích thích chè, cafe, thuốc lá, nho, chuối, tăng cường vận động thể dục thể thao, điều tiết chế độ sinh hoạt phù hợp.
Theo Emdep
Đợt nắng nóng 38 độ đang sầm sập về, đây là mẹo tránh chuột rút cần biết trước khi ra khỏi nhà
Không muốn bị chuột rút trong mùa hè bạn hãy "bỏ túi" ngay những lời khuyên dưới đây.
Uống nhiều nước
Mồ hôi khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải như natri, kali và magiê, làm tăng nguy cơ chuột rút. Để tránh điều này, bạn hãy uống nhiều nước. Bình thường bạn uống 6-8 ly nước nhưng khi trời nóng hãy uống nhiều nước hơn.
Ngoài ra, bạn nên tránh uống quá nhiều cà phê, trà hoặc đồ uống có nhiều đường.
Bạn sẽ bị mất nước nếu bạn cảm thấy khát, hoặc nước tiểu trở nên sậm màu hơn. Mặc dù, sự thay đổi màu sắc này cũng có thể là do ăn một số thực phẩm nhất định, chẳng hạn như củ cải đường.
Tập luyện
Chèn ép các dây thần kinh hoặc tủy sống vùng thắt lưng và vùng cổ là những nguyên nhân gây chuột rút. Các cơn đau có thể tồi tệ hơn nếu bạn cố tiếp tục đi bộ. Muốn ngừa chuột rút, bạn nên thực hiện các bài tập giãn cơ trước và sau khi tập luyện. Hãy dùng thuốc viên quinine "nếu tình trạng chuột rút tồi tệ và tập thể dục không giúp ích gì được".
Nếu bạn hay bị chuột rút vào ban đêm, hãy tập luyện bài tập này trước khi đi ngủ. Tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi xe đạp cố định trong vài phút trước khi đi ngủ cũng có thể ngăn ngừa chuột rút trong khi bạn đang ngủ.
Theo Emdep
Ghi sẵn sổ tay 3 món canh cho những ngày nóng này, bổ dưỡng mà cơ thể mát tận ruột gan Cac mon canh dươi đây dân da nhưng vân rât bô dương va giup ban giai nhiêt. Canh cua rau đay, rau mung tơi, rau muông Mua 3 - 5 lạng cua đồng, rửa sạch, xé bỏ mai yếm, giã nhuyễn lọc lấy nước (khoảng 2 - 3 lít); ngoáy lấy gạch cua để riêng ra một bát con. Rau đay, (rau mồng...