Ung thư phổi làm sao để phát hiện sớm?
Bệnh nhân P. N. Q, nam 57 tuổi, quê Thái Bình được các bác sĩ Bệnh viện bạch Mai điều trị ung thư phổi do hút thuốc lá lâu năm.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân vào viện vì đau ngực trái và khó thở. Vài tháng trước, bệnh nhân ở nhà ho kéo dài và thỉnh thoảng có máu theo đờm, trước khi vào viện 2 ngày bệnh nhân xuất hiện khó thở đột ngột và kèm theo đau ngực tăng lên. Bệnh nhân đi khám tại bệnh viện tỉnh và được chụp phim X- quang phổi thẳng, kết quả nghi ngờ có u phổi bên trái. Sau đó bệnh nhân xin chuyển đến bệnh viện Bạch Mai.
Tiền sử ông Q cho biết bản thân hút thuốc lá 20 năm. Các bác sĩ cho biết khi vào viện, bệnh nhân tỉnh, đau ngực, khó thở tăng lên khi nằm.
Bệnh nhân được tiến hành siêu âm tim cấp đánh giá dịch màng tim thấy số lượng dịch rất nhiều và có dấu hiệu chèn ép vào thất trái, nên bệnh nhân được chọc hút và dẫn lưu dịch màng ngoài tim giải chèn ép ngay. Bệnh phẩm dịch màng tim được gửi tới Trung tâm giải phẫu bệnh để xét nghiệm khối tế bào (Cell block), kết quả là: ung thư biểu mô tuyến di căn màng tim. Sau đó bệnh phẩm được xét nghiệm thêm bước nữa bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch để đi đến kết quả cuối cùng là: ung thư biểu mô tuyến di căn có nguồn gốc từ phổi.
Cùng thời điểm, mẫu bệnh phẩm được gửi đơn vị Gen trị liệu bệnh viện Bạch Mai để xét nghiệm đột biến gen EGFR giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị, kết quả cho thấy không có đột biến EGFR.
Các bác sĩ cho biết ông Q. bị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4, loại biểu mô tuyến, không có đột biến EGFR được điều trị bằng phác đồ hóa trị bộ đôi bước 1 có muối Platin phối hợp với các phương pháp điều trị phối hợp khác cho kết quả khả quan: bệnh đáp ứng một phần, u nhỏ kích thước, hết tràn dịch đa màng, các tổn thương di căn (não, xương, hạch) tan hết. Tiếp theo bệnh nhân sẽ chuyển sang phác đồ hóa chất điều trị duy trì.
Theo GS Mai Trọng Khoa- Giám đốc trung tâm ung bướu, Bệnh viện Bạch mai ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên toàn thế giới. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm tới hơn 80% và thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn khi không còn khả năng phẫu thuật triệt căn. Hóa trị từng là phác đồ truyền thống điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn này.
Vài năm trở lại đây, nhóm thuốc ức chế tyrosin – kinase thế hệ I (như erlotinib, gefitinib…) và thế hệ II (afatinib) đã được áp dụng điều trị và mang lại hiệu quả cao cho những bệnh nhân mang đột biến nhạy cảm EGFR. Đây là phương pháp điều trị đích – dùng thuốc tác động vào các phân tử đặc hiệu cần thiết cho quá trình phát triển của tế bào ung thư từ đó giúp tiêu diệt u. Tuy nhiên, sau khoảng 10 – 14 tháng điều trị đích các bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia ung thư, các dấu hiệu lâm sàng của ung thư phổi thường nghèo nàn và không đặc trưng, nên đa số bệnh nhân được phát hiện tình cờ. Vì vậy, điều cần thiết là phải phát hiện lâm sàng sớm khi chưa có triệu chứng. Do đó, người dân cần đi khám sàng lọc định kỳ 2 lần/năm, những người trẻ có thể duy trì 1 lần/năm.
Khi đi khám quan trọng đầu tiên nhất là phải chụp X-quang ngực.
Đừng đợi khi có triệu chứng nhiều rồi như ho nhiều, ho ra máu, đau ngực nhiều, khó thở, sụt cân, đau nhức xương (di căn xương), nhức đầu kèm ói (di căn não) mới đi khám thì thường đã ở giai đoạn quá trễ.
Thực tế, một tình huống hay gặp là điều trị nơi này không khỏi rồi đi nơi khác tiếp tục điều trị, kéo dài nhiều tháng mà không chụp X-quang ngực dù chỉ một lần, dẫn đến phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ.
Theo infonet.vn
Những biện pháp phòng tránh ung thư phổi tốt nhất
Ung thư nói chung, ung thư phổi nói riêng, đến giai đoạn muộn thì việc chữa trị vô cùng khó khăn và tốn kém. Vậy để phòng tránh ung thư phổi, chúng ta cần làm gì?.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trong chúng ta ai cũng biết nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi là do hút thuốc lá nhiều, không những người hút mà người hít phải khói thuốc lá thường xuyên cũng bị.
Trong khói thuốc rất nhiều chất gây ra ung thư, không những gây ra ung thư phổi mà còn gây nhiều loại ung thư khác nữa như ung thư hốc miệng, họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, bọng đái, cổ tử cung...và nhiều bệnh lý không phải ung thư.
Hít phải một số chất nơi làm việc như bụi abestos chất này sử dụng trong xây dựng để chống nhiệt chống cháy; một số chất khác như chromium, beryllium, nickel, bồ hóng (nhọ nồi), nhựa đường.
Bệnh sử gia đình có người ung thư phổi, tiếp xúc bức xạ, sống nơi ô nhiễm không khí.
Sử dụng thực phẩm sổ sung Beta caroten, một dạng vitamin A, cho người hút thuốc lá nhiều cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Lớn tuổi cũng là một nguy cơ.
Có thể có nhiều yếu tố kết hợp gây ra ung thư phổi.
Ngoài ra, sức đề kháng suy yếu do làm việc quá sức, không rèn luyện thể chất, dinh dưỡng không đạt yêu cầu về chất và năng lượng cũng là yếu tố góp phần gây nên ung thư nói chung.
Với các nguyên nhân trên, cách phòng ngừa tốt nhất là tránh các yếu tố nguy cơ thay đổi được nêu ở trên, ngoại trừ tuổi tác, đồng thời với tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cũng như bao loại ung thư khác, phòng ngừa và tầm soát là hai biện pháp hữu hiệu nhất.
Khi nào cần tầm soát ung thư phổi?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng ho khan, ho kéo dài, khó lý giải nguyên nhân hoặc ho có đờm trắng/nhiều đờm, có khi có bội nhiễm.
Tiến sĩ Đinh Văn Lượng, Phó giám đốc Trung tâm Ung thư Phổi Quốc gia, cho biết, khi bệnh nhân có các triệu chứng như ho, khó thở, ho ra máu, ho đờm... thường không còn ở giai đoạn sớm.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khó thở khi gắng sức hoặc vận động liên tục. Ngoài ra, 40-60% người bệnh bị đau ngực.
Thạc sĩ, bác sĩ Thân Văn Thịnh, Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cũng cho hay, nhiều bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện đau đầu do bệnh đã di căn não, hoặc đau xương sống, sườn do di căn xương. Khi phát hiện các bệnh lý trên, đi khám, người bệnh mới phát hiện ung thư.
Ngoài các dấu hiệu trên, ung thư phổi cũng có các triệu chứng chung như mệt mỏi hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
Các chuyên gia lưu ý, khi có tất cả dấu hiệu này chưa chắc người bệnh đã mắc ung thư nhưng cần lưu ý đến những dấu hiệu lạ và tiến hành kiểm tra ngay để loại trừ căn bệnh, từ đó sớm được điều trị.
Các phương pháp giúp tầm soát, phát hiện sớm ung thư phổi
Xét nghiệm dấu ấn ung thư: Bác sĩ có thể kết hợp xét nghiệm CA 19-9, CEA hoặc Cyfra 21-1 để phát hiện ung thư phổi. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý không phải ung thư, những dấu ấn ung thư này cũng tăng. Do vậy, xét nghiệm máu thôi chưa đủ để xác định ung thư, mà cần làm thêm các chẩn đoán khác.
Chụp X-quang phổi: Là phương pháp chụp các cơ quan và xương bên trong ngực. X quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và cho hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Phương pháp này có thể giúp phát hiện các bất thường hoặc khối u ở phổi, tuy nhiên có thể bỏ qua những khối u quá nhỏ, do vậy cần kết hợp với chụp CT lồng ngực.
Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: Là phương pháp có sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của ngực và bụng trên, giúp phát hiện các bệnh lý xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, tim, mạch máu, trung thất.... Đặc biệt, phương pháp này có thể phát hiện ra những tổn thương nhỏ dưới 1mm.
Sinh thiết: Nếu phát hiện khu vực bất thường, hoặc khối u ở phổi, bác sĩ có thể sinh thiết để xác định xem có tế bào ung thư hay không. Nếu kết quả là ung thư, người bệnh có thể cần làm các chẩn đoán chuyên sâu khác để xác định giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng....
Theo Giáo dục Thời đại
Người phụ nữ này bị ung thư phổi ở tuổi 31, nguyên nhân do chính thứ "ẩn nấp" trong nhà mà không ai nhìn thấy Rachael không thuộc một trong 2 nhóm hút thuốc hay tiếp xúc hóa chất, nhưng cô lại không nhận ra là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi của cô lại ở chính trong căn nhà cô đang ở. 31 tuổi đã bị ung thư phổi dù không hút thuốc và chăm tập thể dục Năm 2016, khi đang tận hưởng kì nghỉ...