Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu sống bệnh nhân bị rắn lục cắn
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa cứu sống bệnh nhân 59 tuổi (Yên Đức – Đông Triều) bị rắn lục cắn bằng tiêm huyết thanh kháng nọc rắn.
Đây là phương pháp điều trị đặc hiệu, mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị và giảm tỉ lệ tử vong.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa cho biết, đơn vị mới tiếp nhận một bệnh nhân 59 tuổi ở Đông Triều bị nhiễm nọc độc bởi rắn lục cắn.
Nhập viện trong tình trạng đau nhức, sưng nề cẳng chân phải, người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm đông máu tại giường và xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Kết quả cho thấy người bệnh có rối loạn đông máu nặng, tiểu cầu giảm. Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm và khám lâm sàng, các bác sĩ đã hội chẩn toàn viện.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã truyền huyết thanh kháng nọc cứu bệnh nhân bị rắn cắn.
Sau hội chẩn, các bác sĩ thống nhất sử dụng huyết thanh kháng nọc đặc hiệu cho người bệnh.
Hiện, tình trạng người bệnh ổn định, điều trị đáp ứng tốt, hết sưng nề tại vị trí vết cắn, xét nghiệm đông máu và tiểu cầu bình thường.
Video đang HOT
Trước đây những người bệnh bị rắn hổ mang và rắn lục cắn thường phải chuyển về Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai vì không có huyết thanh kháng nọc rắn. Hiện, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã triển khai điều trị huyết thanh kháng nọc ở một số loại rắn thường gặp như: rắn lục, rắn hổ mang…
Các bác sĩ BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khuyến cáo người dân khi bị rắn cắn cần nhanh chóng sơ cứu rửa vết rắn cắn dưới vòi nước chảy, bất động vị trí bị cắn, đặt thấp hơn so với tim và khẩn trương đến bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm và có hướng điều trị kịp thời.
Việc phối hợp cùng các bệnh viện tuyến trên trong việc triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao không chỉ nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị của Bệnh viện, góp phần giảm tải cho tuyến trên mà tạo điều kiện cho người dân có môi trường điều trị tốt nhất ngay tại y tế địa phương.
Người phụ nữ phải đi cấp cứu vì bị rắn độc cắn trong vườn nhà
Người phụ nữ 38 tuổi bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân tại vườn nhà. Sau khi vào viện, bệnh nhân đã được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn.
Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục nhưng có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Ảnh: Flickr.
Bệnh nhân N.T.T.H. (38 tuổi, địa chỉ tại Thanh Sơn, Phú Thọ) sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân đã được đưa đến trung tâm y tế huyện cấp cứu. Sau đó, người bệnh tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị.
Truyền 10 lọ huyết thanh
Thời điểm nhập khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bà H. khó vận động, vết cắn ở ngón chân phải chảy máu, quanh vết thương tím. Ngón chân và mu bàn chân cũng bị sưng nề, tấy đỏ, đau nhức nhiều, xuất huyết dưới da. Kết quả xét nghiệm có dấu hiệu của tình trạng rối loạn đông máu.
Cùng với hình ảnh con rắn đã cắn người bệnh do gia đình cung cấp, các bác sĩ đã chẩn đoán bà H. bị rắn lục đuôi đỏ cắn giờ thứ 3. Ngay lập tức, các thầy thuốc đưa ra phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng độc.
10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đã được sử dụng cho bệnh nhân, kết hợp kháng viêm, giảm đau, kháng sinh dự phòng nhiễm trùng, truyền dịch, truyền chế phẩm máu...
Sức khỏe của người bệnh ổn định sau khi được truyền huyết thanh kháng nọc rắn và 7 ngày điều trị. Ảnh: BVCC.
Sau 24 giờ tích cực điều trị theo phác đồ đặc hiệu, tình trạng toàn thân và rối loạn đông máu của người phụ nữ này đã được cải thiện rõ rệt, vùng chân phải bớt sưng nề.
Sau 7 ngày điều trị, sức khỏe của người bệnh ổn định, kết quả xét nghiệm máu đã trở về bình thường và được xuất viện.
Trước đó, cuối tháng 5, một bé gái 4 tuổi (quê Tây Ninh) đi bộ qua bãi cỏ cùng người thân cũng bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Ngay sau đó, bé gái được gia đình đưa đi bệnh viện cấp cứu, mang theo con rắn đã bị đập chết.
Tại khoa Cấp Cứu, các bác sĩ tiếp nhận bé gái trong tình trạng lo sợ, quấy khóc do đau nhức, sưng phù, bầm da và chảy máu tại vết cắn vùng cổ chân trái. May mắn, sau khi truyền 6 lọ huyết thanh, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.
Thời điểm sinh sôi của nhiều loài rắn độc
Bác sĩ Khổng Thị Bích Phương, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết hàng năm, mùa mưa cũng là thời điểm sinh sôi của nhiều loài rắn độc. Thời điểm này, số lượng người phải nhập viện do rắn cắn gia tăng.
Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục nhưng có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Khi bị rắn cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng nề rất nhanh. Người bị rắn cắn thường có rối loạn đông máu. Ngoài ra, trong nọc rắn còn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt cơ hô hấp...
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, chỉ vài phút sau, người bệnh sẽ có biểu hiện sưng nề lan nhanh và có thể chảy máu không cầm nơi bị cắn. Sau khoảng 6 giờ, phần sưng nề có thể lan rộng đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, tím tái, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ.
"Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến độc tố di chuyển vào máu nhanh hơn, gây ra các rối loạn nguy hiểm như liệt thần kinh, liệt cơ hô hấp, rối loạn đông máu nặng, sốc tim... ", bác sĩ Phương nhấn mạnh.
Khi bị rắn cắn, người dân cần sơ cứu ban đầu tốt và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế an toàn, tuyệt đối không đắp lá vào vết cắn để tránh nhiễm khuẩn.
Bị hoại tử nặng vì trốn viện về nhà tự đắp thuốc nam chữa rắn cắn Bệnh nhân sau khi bị rắn cắn đã đến bệnh viện địa phương để điều trị, tuy nhiên sau đó đã tự ý trốn viện về nhà đắp thuốc nam, khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Thông tin từ Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây số ca nhập viện do rắn cắn...